Phim tài liệu "Ranh giới": Nếu ai chưa biết sợ COVID-19, hãy xem bộ phim này!

Xem xong phim tài liệu "Ranh giới", đưa tay lên ngực, thấy mình còn thở đều, là cả niềm hạnh phúc! Ranh giới là sự đối lập giữa nơi những sinh linh chào đời và là nơi cuộc chiến giữa y bác sĩ và "thần chết" ngày đêm diễn ra...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy"...

"Ranh giới" là gì?

"Ranh giới" là bộ phim tài liệu thứ 6 của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư phát sóng trên khung giờ VTV Đặc biệt. Đây là sản phẩm của anh cùng đồng nghiệp trong chuyến công tác vào TP Hồ Chí Minh trong những ngày cuối tháng 7/2021 - khi ấy nơi này đang làm tâm dịch của cả nước. Hành trang ngày trở về của đạo diễn này là 2 bộ phim "Ranh giới" và "Ngày con chào đời".

"Ranh giới" là bộ phim tài liệu thứ nhất lên sóng vào tối ngày 8/9. Bối cảnh thực hiện bộ phim là khu K1 thuộc bệnh viện sản phụ Hùng Vương (trong TP Hồ Chí Minh). Đây là khu điều trị lớn nhất, được hoán cảnh từ một nhà của của bệnh viện để dành cho việc điều trị các thai phụ bị mắc COVID-19.

Ranh Giới - Bộ phim như lời tri ân gửi tới đội ngũ cán bộ nhân viên ngành Y đang tham gia chống dịch

Bộ phim tài liệu "Rạn giới" kéo dài 45 phút không có lời bình luận. Khán giả được chứng kiến, được nghe, được cảm nhận những gì đang ngày đêm diễn ra ở sâu bên trong các căn phòng điều trị của bệnh viện. Đó là ranh giới để các y bác sĩ giành giật lại sự sống cho các thai phụ - những con người đang mang hai sinh mệnh, phải chịu đựng những gì khắc nghiệt, khốc liệt nhất của căn bệnh này.

Bộ phim đã cho thấy sự dũng cảm, tinh thần hy sinh quê mình và những nỗ lực đến giây phút cuối cùng của đội ngũ y bác sĩ nhằm cứu sống bệnh nhân. Họ cũng đứng trước lằn ranh của sự lây nhiễm, của ý chí và hy vọng, của sự đoàn tụ và chia ly và của lựa chọn cứu mẹ hay cứu con...

Ranh giới là gì? Trong phạm vi bộ phim, đó là lằn ranh giữa sự sống và cái chết, ngay tại khoa điều trị sản phụ - nơi mà lẽ ra ở bất cứ đâu trên thế giới, sẵn sàng chào đón những sinh linh bé bỏng ra đời nhưng rồi lại trở thành nơi mà những y bác sĩ phải đưa ra quyết định đầy khó khăn, nơi không ai nghĩ tới sẽ là điểm trút hơi thở cuối cùng của bà mẹ và cả đứa trẻ sơ sinh - tất cả là vì COVID-19.

Chia sẻ của đạo diễn phim tài liệu không lời bình "Ranh giới"

Cuối tháng 7/2021, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cùng 4 đồng nghiệp khác của Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam được cử đi công tác vào thành phố Hồ Chí Minh. Trong chuyến đi công tác đó, ngoài chuẩn bị trang phục, đồ bảo hộ, thiết bị máy móc ghi hình, đạo diễn Tư còn được tiếp thêm tinh thần, lời động viên cổ vũ của gia đình, đồng nghiệp, lãnh đạo cơ quan. Điều duy nhất lúc đó anh chưa có và cũng khiến anh đau đáu nhất, đó chính là việc sẽ phải làm đề tài gì, nói về ai, chọn lựa nhân vật, câu chuyện nào giữa muôn vàn những điều đang diễn ra lúc đó tại thành phố tâm dịch.

Và cho đến khi gần sát ngày phát sóng "Ranh giới", vị đạo diễn này mới có thời gian để trải lòng về chuyến công tác vừa qua với 21 ngày sống và làm việc nơi tâm dịch. Trong cuộc trò chuyện, anh nói về đội ngũ y bác sĩ với sự cảm phục, biết ơn, sự yêu thương, tin tưởng, sau đó là cú sốc lớn về COVID-19 và cả sự xót xa khi tận mắt chứng kiến những bệnh nhân mang trong mình hai sinh mệnh vật vã và chiến đấu với căn bệnh quái ác này.

Theo VTV, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư hy vọng rằng, "Ranh giới" và "Ngày con chào đời" sẽ có sự tác động mạnh mẽ đến người xem và tác phẩm của anh sẽ khiến suy nghĩ của nhiều người thay đổi, cũng giống như chính chuyến công tác lần này, thực hiện phim lần này đã khiến bản thân anh thay đổi rất nhiều.

neu-ai-chua-so-covid-19-hay-xem-phim-tai-lieu-ranh-gioi

Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư chia sẻ, khi vào TP Hồ Chí Minh, anh không có phương án nào cụ thể cả. "Trong rất nhiều đề tài miên man suy nghĩ trong đầu, tôi quyết định làm về các thai phụ bị nhiễm COVID-19. Lý do tôi chọn đề tài này vì nghĩ cuộc sống giống như một vòng tròn luân hồi, dịch bệnh đã cướp đi rất nhiều sinh mạng nhưng bên cạnh đấy vẫn có những em bé được chào đời.

Người bình thường mắc COVID-19 đã rất khổ sở rồi thì không hiểu các thai phụ mắc COVID-19 sẽ vật vã như thế nào. Chính sự tò mò này đã khiến tôi quyết tâm theo đuổi. Nơi chúng tôi chọn tác nghiệp là khu K1 - Bệnh viện Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh, nơi điều trị cho rất nhiều sản phụ đã bị nhiễm COVID-19. Sau khi anh Nguyễn Tôn Nam - tổ chức sản xuất liên hệ được với bệnh viện và được BGĐ bệnh viện đồng ý thì tôi và đồng nghiệp quay phim bàn bạc, chuẩn bị thiết bị. Chúng tôi cũng gặp đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Hùng Vương để nghe hướng dẫn về việc mặc và thay đồ bảo hộ đúng cách, làm sao tránh được sự lây nhiễm một cách tốt nhất. 

Vào được ngày thứ 2 thì tôi nhớ một buổi tối, tôi được chứng kiến đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Hùng Vương thuyết phục bệnh nhân để cố gắng giữ được cho họ thở dù họ đôi khi không chấp nhận, phản đối nhưng các bác sĩ vẫn rất nhẫn nại. Nếu không nghe theo bác sĩ thì chỉ số SPO2 của bệnh nhân sẽ tụt rất nhanh. Ranh giới sống chết lúc này bộc lộ rõ nhất, chỉ trong khoảnh khắc là thai phụ có thể bị ngất xỉu, mê man. 

Khi ấy, tôi thấy ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh quá. Chính vì vậy, tôi quyết định đặt tên phim là Ranh giới và dự định nói về ranh giới sự sống, cái chết, rồi sự ra đời của các em bé ở trong này".

Nói về việc tách phim làm 2 phần riêng biệt, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư chia sẻ: "Lúc đầu tôi chỉ nghĩ làm phim tài liệu và đặt tên là Ranh giới. Nhưng trong bệnh viện khoảng 1 tuần, chứng kiến cảnh đội ngũ y bác sĩ họ cứu chữa cho các bệnh nhân F0 thì tôi thấy họ hi sinh nhiều quá, cống hiến khủng khiếp quá, gấp không biết bao nhiêu % so với bình thường. Lúc đó, tôi thay đổi suy nghĩ và quyết định chọn đề tài về đội ngũ y tế bác sĩ đã vượt qua khó khăn để giành giật sự sống cho bệnh nhân cho bộ phim đầu tiên. 

Ý tưởng cho "Ngày con chào đời" ban đầu cũng có trong phim Ranh giới, sau đó tôi tách ra thành một phim nữa,  làm riêng về các em bé cất tiếng khóc chào đời nơi tâm dịch. Ra đời trong hoàn cảnh mẹ bị nhiễm COVID-19, các em bé chịu đủ mọi sự thiệt thòi. Những tưởng khi sinh ra sẽ được bình an, nhưng những tuần tiếp theo, các em buộc phải xa mẹ, sống trong những khu cách ly, cũng bị nhiễm COVID-19 rồi cũng trải qua nhiều lần xét nghiệm, kiểm tra. Khoảnh khắc mẹ con không được gặp nhau rất xót xa. 

Cái đau và khắc nghiệt hơn nữa là những giọt sữa mẹ quý giá nhất dành cho con trong những ngày đầu chào đời thì người mẹ lại phải vắt đổ đi và những người con lại được chăm bằng nguồn sữa bột. Những điều đó thể hiện sự khắc nghiệt, ngặt nghèo trong mùa dịch nhưng ở sâu đâu đó vẫn là tình yêu thương của mọi người trong gia đình và nỗi niềm của người mẹ người cha đang phải đi cách ly vẫn hướng về con mình, vẫn đau đáu một nỗi niềm, ước mơ, khát vọng được nhìn thấy con".

neu-ai-chua-so-covid-19-hay-xem-phim-tai-lieu-ranh-gioi-9

Chia sẻ về việc đặt tên phim là "Ranh giới", đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cho biết: "Đó là một từ có hàm ý rất đa nghĩa đa chiều. Nghĩa đầu tiên có thể ai xem phim cũng sẽ thấy, đó là K1 là khu biệt lập hoàn toàn, ngăn cách với bên ngoài qua 2,3 lớp cửa. Những người vào trong khu K1 phải mặc đồ bảo hộ cực kỳ cẩn thận và mọi thứ đều rất nghiêm ngặt. Toàn bộ khu K1 liên lạc với bên ngoài thì chỉ gọi qua điện thoại.

Ranh giới còn là khoảng cách giữa một người bác sĩ với một người bệnh nhân. Xem phim, khán giả sẽ hiểu bệnh nhân thì phải dùng oxy để thở, đối với bệnh nhân thai phụ đang mắc COVID-19 thì họ thở cho cả con nữa. Oxy không thể thiếu và là huyết mạch để nuôi sống bệnh nhân. Nhưng huyết mạch đấy có truyền đến cứu sống được bệnh nhân hay không thì phải trông chờ vào những "bình Oxy sống", chính là đội ngũ y bác sĩ. Bác sỹ phải giúp bệnh nhân thở, trông họ trong lúc thở, vận hành mọi thứ để có Oxy, lúc hết Oxy thì bóp bóng bằng tay cả đêm cho bệnh nhân.

Và một ranh giới nữa là khi phải đối mặt với sự sống và cái chết của bệnh nhân thì bác sỹ không màng đến sự lây nhiễm. Khi nhấn tim thì khả năng lây nhiễm là cao nhất nhưng các bác sỹ đã liên tục thay nhau nhấn tim để cứu thai phụ. Khoảnh khắc đấy là ranh giới không có rào cản về tình người, về sự quyết tâm giành giật sự sống cho các bệnh nhân.

Chính vì ý nghĩa này mà lần đầu tiên chúng tôi làm kỹ một bộ phim về đội ngũ bác sỹ của bệnh viện Hùng Vương nói riêng và thông qua bộ phim này thì muốn người xem nhìn nhận rộng hơn tất cả các y bác sĩ, đội ngũ y tế của cả nước mình đang gồng mình, hi sinh, cống hiến để cố gắng hết sức, giành giật sự sống cho tất cả bệnh nhân nhiễm COVID-19 khác".

Nghệ sĩ xúc động, ám ảnh khi xem "Ranh giới"

Có rất nhiều người nổi tiếng đã có những chia sẻ sau khi xem "Ranh giới". Ca sĩ Minh Quân liên tục viết những dòng chia sẻ kêu gọi đồng nghiệp và người hâm mộ hãy xem ngay bộ phim khi nó vừa được chiếu ít phút. Anh cũng đề nghị VTV cho chiếu đi, chiếu lại bộ phim Ranh giới để mọi người thấy Covid hành hạ bệnh nhân như thế nào, sự sống mong manh, cái chết bất ngờ làm sao mà phòng tránh, chấp hành nghiêm quy định của Chính phủ và Bộ Y tế. 

“Ranh giới chân thực nhất ở chính giữa lằn ranh sự sống và cái chết. Đó là nơi những bác sĩ phải tiếp thêm nghị lực sống cho những bệnh nhân chấp chới nơi cửa tử, là những hoạt động cấp cứu diễn ra hàng giờ, là nụ cười hạnh phúc khi người bệnh từ cõi chết trở về.

neu-ai-chua-so-covid-19-hay-xem-phim-tai-lieu-ranh-gioi-5

Trong phim, các y bác sĩ không chỉ đứng trước nhiều ranh giới, mà họ còn phải đứng trước nhiều sự lựa chọn, trong đó có cả giọt nước mắt khi những y sĩ thất bại trong nhiệm vụ của mình hay những khoảnh khắc họ còn phải đối mặt với người thân bệnh nhân, đó là khi phải gọi điện thoại thông báo việc để cứu mẹ thì buộc phải mổ lấy con ra, trở thành người giao nhận những món đồ của bệnh nhân đã mất. Cảm ơn VTV đã sản xuất bộ phim giá trị vô cùng!", Minh Quân chia sẻ với Vietnamnet.

Còn MC Diễm Quỳnh thì viết: "Ranh giới” - phim tài liệu về cuộc vật lộn của con người và Covid-19. Đau đớn, ám ảnh nhưng chân thật và thức tỉnh! Biết ơn các y bác sĩ quên mình cứu người bệnh! Khâm phục các đồng nghiệp VTV bám trụ tuyến đầu!''.

MC Hoàng Trang của VTV chia sẻ rằng, chị đã xem hết mấy chục phút phim và vẫn có câu hỏi: Các bác sĩ làm thế nào để bước qua những ranh giới ấy? Họ không phải con người bình thường… Họ thực sự phi thường…. Người bình thường sẽ không thể hết lần này đến lần khác bước qua hàng loạt ranh giới như thế. Nhiều đến nỗi ngày nào cũng phải bước qua….

Ca sĩ Phương Thanh (dân gian) cũng chia sẻ sau khi xem xong Ranh giới: ''Một phóng sự mà mình dường như khóc nghẹn từ đầu đến cuối. Xúc động, chân thực, thương cảm vô cùng. Thật sự rất đáng xem. Cảm ơn VTV đã sản xuất một phóng sự chạm đến tận cùng của cảm xúc đến vậy! Mọi người hãy xem để phòng tránh dịch bệnh khi còn có thể, xem để thật sự biết ơn những bác sĩ ngày đêm dành giật sự sống cho người bệnh…''.

Nếu ai chưa biết sợ COVID-19, hãy xem bộ phim này!

Quả thực vậy, Ranh giới lột tả bức tranh trần trụi nhất ở chính giữa lằn ranh sự sống và cái chết - Đó là nơi những bác sĩ phải tiếp thêm nghị lực sống cho những bệnh nhân chấp chới nơi cửa tử, là những hoạt động cấp cứu diễn ra hàng giờ, là nụ cười hạnh phúc khi người bệnh từ cõi chết trở về, là giọt nước mắt khi những y sĩ thất bại trong nhiệm vụ của mình, là sự giằng xé tâm can vì những cuộc điện thoại thông báo cho người thân bệnh nhân… Trong không gian mà chẳng ai muốn tán chuyện ấy, thứ duy nhất mà khán giả cũng như tất cả nhân vật trong bộ phim mong muốn nghe được, có những chỉ là tiếng máy thở, tiếng điện tâm đồ thật đều, thật đều…

Có lẽ, chưa bao giờ, chúng ta đứng gần đến như thế để chứng kiến cuộc chiến chống COVID-19 thực sự diễn ra ra sao. Và cảm xúc để lại sau khi xem Ranh giới là nỗi ám ảnh khôn nguôi.

neu-ai-chua-so-covid-19-hay-xem-phim-tai-lieu-ranh-gioi

Xem xong bộ phim, đứa trẻ 4 tuổi, vốn đang "thất học" quay ra hỏi ba mình: Ba ơi, Ranh giới là gì hả ba? - Câu hỏi khiến tôi lặng người…

- "Con gái à, Ranh giới là nơi có những bậc cha mẹ không bao giờ được đưa con mình trở lại trường học. Và là nơi có những đứa trẻ, không bao giờ được đi học, vì COVID-19 đấy"

- "Con sợ…"

Ranh giới trong bộ phim này là lằn ranh giữa sự sống và cái chết ngay trong khoa điều trị sản phụ. Đó là nơi các sinh linh bé bỏng chào đời nhưng đó cũng là nơi các y bác sĩ phải đưa ra lựa chọn khó khăn, là nơi không ai nghĩ tới sẽ là điểm trút hơi thở cuối cùng của những bà mẹ và cả đứa con – tất cả là vì COVID-19.

Đưa tay lên ngực, thấy mình còn thở đều, ôm con gái vào lòng, chăn ấm đệm êm, thật đã là một niềm hạnh phúc…

... Cùng lúc đó, chẳng cần biết ngày hay đêm, có những người vẫn đang chiến đấu ở ranh giới...

(Tổng hợp VTV, Vietnamnet)

Xem thêm: Một gia đình 10 F0: Các thành viên bình tĩnh cùng dìu nhau tự điều trị và chiến thắng COVID-19

Đọc thêm

Giọng ca có tiếng thập kỷ 80 - Đình Hùng vừa qua đời tại bệnh viện dã chiến số 16 sau hơn nửa tháng điều trị COVID-19.

Ca sĩ Đình Hùng qua đời vì COVID-19, vợ con không kịp gặp mặt lần cuối
0 Bình luận

Ở tuổi 72, má Bảy (Dương Thị Tuyết hay Bảy Tuyết) vẫn hăng say làm từ thiện. Khi dịch bệnh bùng phát, má không ngại ngần xông pha đi chống dịch như thanh niên.

Chuyện má Bảy hết lòng vì việc thiện, 72 tuổi vẫn 'ra trận' chống 'giặc' COVID-19
0 Bình luận

Phía ca sĩ Phi Nhung cho biết, chị vẫn đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, không có chuyện thuê chuyên cơ đưa sang Mỹ điều trị.

Phía Phi Nhung bác tin thuê chuyên cơ đưa về Mỹ điều trị COVID-19
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất