Bài toán kinh doanh kinh điển từ xa xưa: Nên làm vua nước nhỏ hay làm tướng nước lớn?
Nên làm vua nước nhỏ hay làm tướng nước lớn? cũng giống như việc bạn chọn 1% của 1000 tỷ hay của 1 tỷ?
Vì sao Gia Cát Lượng, Quan Vũ không làm Founder?
Tôi đã từng nghe đâu đó câu nói “Người bạn dạy dỗ ngày hôm nay sẽ là đối thủ của bạn trong tương lai”, đó quả là một thực tế của số rất đông người Việt chúng ta.
– Cổ đông bé, tách ra thành lập công ty không khác công ty cũ
– Cấp dưới, tách ra thành lập công ty “như trên”
– Thân cận, thách ra thành lập công ty “như trên”
– Thậm chí anh em trong gia đình tách ra cũng “như trên”
=> và đó là một trong những nguyên nhân tương đối vì sao Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (nó chuẩn bị lớn thì lại bị phân tách).
Điểm chết của những người thích làm vua nước bé là gì?
– (Quyền sở hữu) Bài toán kinh doanh: Thích chi phối hay sở hữu toàn phần: 1% của 1000 tỷ và 100% của 1 tỷ cái nào lớn hơn?
– (Quyền định đoạt) Muốn tự quyết tất cả vấn đề: đừng nghĩ là chủ sẽ không bị phụ thuộc người khác, thực tế là càng làm chủ thì càng phụ thuộc vào nhiều người: đối tác, khách hàng, chính quyền, ngân hàng,… Tự quyết tương đương với phải chịu trách nhiệm và tổn thất. Trên đời bất kì ai đều có sự ràng buộc với một ai đó. Nên cân nhắc đánh đổi giữa quyền lực & gánh nặng.
– (Quyền thể hiện) Muốn làm vua: vậy câu hỏi mà nhiều anh em phải trả lời đầu tiên là: Làm vua để làm gì?
+ Để kiếm thật nhiều tiền
+ Để có nhiều người biết
+ Để có quyền lực…
Nhưng anh em phải nghĩ lại, vị trí chỉ là phương tiện mà mục tiêu mới là quan trọng.
Làm tướng của công ty lớn kiếm nhiều tiền hơn làm chủ, thì làm chủ để làm gì?
+ Dưới 1 vài người trên vạn người há chẳng hơn đứng đầu vài chục người
+ Tôi không hề biết tổng thống Butan là ai? Nhưng tôi biết rất rõ Bộ trưởng quốc phòng của Mỹ.
– Làm chủ để sướng hơn:
Cái này thì rất nhiều người nhầm lớn, là một người làm Founder tôi hiểu rõ sự hi sinh, tâm huyết, thời gian, sức khỏe, và rất nhiều sự đánh đổi khác. Chỉ có 1 ông chủ tồi và yếu năng lực thì mới sướng hơn nhân viên thôi.
Một trong những lý do họ làm chủ của anh em là vì họ chịu khổ tốt hơn anh em, họ siêng năng hơn anh em. Một số anh em sau này tách ra tự làm chủ rồi sẽ hiểu. Sai vị trí, sai chân mệnh của mình là phản tác dụng có khi còn hại thân. Không phải ai sinh ra cũng đều có khả năng làm Founder.
– Làm chủ để đi xa hơn hoặc đi nhanh hơn:
Điều này sẽ đúng nếu anh em đang đi chung con thuyền với một người lãnh đạo yếu, tầm nhìn ngắn hạn. Nhưng thực tế thì đa phần Founder luôn là người giỏi toàn diện nhất trong một doanh nghiệp.
Tôi đã thấy quá nhiều tấm gương làm Leader cho các tập đoàn lớn thì rất ổn, khi ra tự làm chủ thì ì ạch. Đi xa thì có thể thấy rõ làm tướng trong Big Company đi xa hơn rồi, nhưng nhiều khi một mình chưa chắc đã nhanh hơn đâu nhé.
– Làm chủ vì nghĩ mình đã học được hết rồi, mình đủ khỏe
Đó là lý do mà dù bạn có tách ra khỏi công ty cũ, doanh nghiệp của bạn cũng khó vượt qua công ty cũ. Bời vì sao, bạn vẫn chưa học hết mà cứ tưởng cái gì mình cũng biết rồi, đại ca dẫn đầu chưa kịp dạy dã nghĩ mình ngang hàng hoặc giỏi hơn. Có rất nhiều anh em nghĩ rằng mình giỏi hơn Founder, nhưng sự thật thì chỉ giỏi hơn trong một khía cạnh nào đó thôi.
Với tôi nếu may mắn gặp được người kiệt suất thì học cả đời cũng ổn.
– Làm chủ để thoát kiếp làm thuê:
Trong lúc khó khăn thì ông chủ mới là người làm thuê cho nhân viên. Tạo ra các hợp đồng để nuôi quân, cắm nhà để trả lương, cắm xe để thưởng tết. Còn nếu doanh nghiệp làm ăn khấm khá thì ai làm thuê cũng không quan trọng nữa, ai cũng có quyền lợi cao hơn, tốt hơn. Công ty phát triển, sự nghiệp của bạn sẽ phát triển theo. Sếp đang làm thuê cho sự nghiệp của anh em đó…
Bài toán kinh doanh không nằm ở việc khiến bạn nghĩ rằng làm chủ công ty nhỏ là không có triển vọng. Nó chỉ đơn giản muốn nhắc nhở bạn rằng mọi thứ luôn có thể vượt xa khỏi tầm kiểm soát khi bạn ngồi ở cương vị người lãnh đạo.
Đâu là lúc để chúng ta bắt đầu học cách “làm chủ”?
Khi nào mới nên tách lập công ty riêng
– Boss quá tệ chỉ coi bạn là công cụ, không phải anh em
– Thực sự bạn phải xuất chúng hơn cả sếp (hiếm nhưng vẫn có)
– Bạn không có tương lai mặc dù bạn rất xứng đáng
– Bạn có hướng riêng cho mình, khác với hướng của công ty cũ
– Bạn không muốn quá áp lực, muốn cuộc sống dơn giản.
Lời khuyên cho một số anh em
– Đã đẳng cấp làm vua nước lớn luôn, còn không hãy làm đại tướng của Big company. Đừng làm vua nước nhỏ.
– Nếu khi anh em tách ra, vài năm sau thân cận của bạn cũng y như bạn thì hãy quay lại câu hỏi với chính bản thân mình điều gì là quan trọng? Điểm cuối của bạn sẽ ở đâu, dó mới là điều quan trọng…
– Hãy đề xuất Founder cho bạn cơ hội: thêm cổ phần, đại diện và chiếm nhiều cổ phần công ty con, ăn chia sự vụ với các dự án do bạn leader.
– Làm việc với ai đó đến già dó là điều tuyệt với nhất trong sự nghiệp, và cũng chỉ có những người cả đời làm việc với nhau mới tạo ra sự nghiệp vĩ đại.
– Nếu bạn có tài và được trọng dụng tại sao không dựa vào nền tảng mạnh mẽ của công ty lớn để phát triển cho cá nhân mình. Tại sao cứ phải ra ngoài phới sương phơi gió cho khổ thân.
– Nếu bạn ra đi và lôi kéo khách hàng đối tác của công ty cũ dù sao đó cũng là một điều không chính nghĩa.
P/s: Chốt lại 3 câu tâm đắc nhất trong đó có 2 câu của tôi
– Biết đủ là sẽ hạnh phúc
– Cuộc đời bạn sẽ tỏa sáng nếu bạn đứng đúng vị trí của mình
– Chỉ có làm việc cùng nhau đến già, mới tạo nên sự nghiệp vĩ đại.
Làm lãnh đạo hay nhân viên? – Làm vua nước nhỏ hay tướng nước to?
Đặc sản của Việt Nam chắc hẳn là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Cổ đông tách ra lập công ty y chang công ty cũ, chưa kể tới cấp dưới, người nhà, thậm chí là người thân cận. Chỉ cần có chút vốn, thấy mô hình “ngon” là đâm đầu làm. Nhưng thực tế, nên làm lãnh đạo hay nhân viên? Làm vua nước nhỏ hay tướng nước to?
“Điểm chết” của những người có tham vọng làm chủ
Mong muốn làm chủ, gỡ bỏ cái mác làm thuê là ước mơ của hàng ngàn người đang khởi nghiệp. Tuy nhiên, điều này dễ khiến họ trở nên mù quáng, nhìn nhận vấn đề không thông suốt. Những điểm chết có thể kể đến như:
- Quá khao khát quyền sở hữu. Thích chi phối hay sở hữu toàn bộ
- Muốn có quyền tự quyết tất cả các vấn đề. Tuy nhiên trên thực tế, làm nhân viên hay làm chủ đều phải phụ thuộc. Phụ thuộc vào đối tác, khách hàng, nhà phân phối, chính quyền, ngân hàng,… Tự quyết đồng nghĩa với việc tự chịu hoàn toàn trách nhiệm. Khi kinh doanh thua lỗ, có thể bạn sẽ phải chấp nhận với một con số âm.
- Mong muốn thể hiện. Tuy nhiên họ thực sự không hiểu làm chủ để làm gì. Mà đơn giản chỉ là thỏa mãn cái danh vọng trước mắt với hy vọng kiếm được thật nhiều tiền, được nhiều người biết đến, được nắm quyền lực trong tay. Trong khi đó, vị trí chỉ làm phương tiện để thực hiện và thành tựu đạt được mới là điều người khác quan tâm.
Có nên làm chủ hay không?
Làm lãnh đạo hay làm nhân viên sướng hơn?
Điều này không thể khẳng định chắc cú, nhưng đa số mọi người vẫn cho rằng làm chủ đương nhiên sẽ sướng hơn rồi. Một công việc vừa nghe tên thôi đã thấy có tiền, có quyền.
Tuy nhiên, sau thành công và danh vọng là những đánh đổi, hy sinh về tâm huyết, thời gian, sức khỏe, các mối quan hệ. Trừ khi bạn là một ông chủ tồi mới sướng hơn nhân viên mà thôi.
Ngược lại, khi làm nhân viên lợi ích nhận được thấp hơn, lợi ích ít hơn. Nhưng lại loại bỏ được những trăn trở và áp lực để duy trì sự phát triển của công ty. Bạn hoàn toàn có thể nghỉ ngơi sau 8 tiếng làm việc, dành thời gian cho bản thân và các mối quan hệ khác. Tuy nhiên, cái bóng lớn nhất đè nặng đó là quyền lực và cái danh làm thuê.
Làm lãnh đạo hay nhân viên có thể đi xa và đi nhanh hơn?
Làm chủ giúp bạn phát triển hơn nếu hiện tại đang được dẫn dắt bởi một người sếp yếu kém và có tầm nhìn ngắn hạn. Tuy nhiên, đa phần những nhà lãnh đạo đều là những cá nhân giỏi và dày dặn kinh nghiệm.
Có thể trong một tập thể lớn, với bộ máy hoàn thiện và quy củ, khả năng đi xa của bạn sẽ được bộ lộ. Nhưng khi tách riêng thì mọi thứ phải gây dựng lại từ đầu, khả năng phát triển cực kỳ ì ạch. Bạn có thể là chuyên gia trong một mảng nào đó, nhưng khi phải quản lý cả ngàn vấn đề thì chưa chắc đã làm tốt được.
Muốn làm chủ vì nghĩ bản thân đủ “khỏe”
Đây là lý do chính khiến nhiều người từ bỏ công ty cũ để tìm hướng đi riêng. Tuy nhiên, giữa việc “nghĩ” và thực tế nó lại là hai chuyện hoàn toàn khác. Bởi chắc gì bạn đã học hết được những gì cần thiết, kinh nghiệm cũng chưa đủ dày dạn đã cho rằng mình “khỏe”. Một điều quan trọng mà mọi người cần phải hiểu đó là nếu may mắn gặp được người lãnh đạo kiệt xuất, thì làm thuê và học cả đời cũng xứng đáng.
Làm lãnh đạo hay nhân viên, ai là người làm thuê?
“Làm thuê” có lẽ là từ gây ám ảnh và nhục nhã cho nhiều người. Nhưng bản chất thực sự thì có trở thành chủ vẫn không thể thoát được. Trong những hoàn cảnh khó khăn, người đứng đầu doanh nghiệp mới là những kẻ làm thuê cho nhân viên của mình.
Nếu bạn thấy điều này hoang đường thì chắc chắn chưa nghĩ tới việc họ phải tạo ra các hợp đồng để nuôi quân, thế chấp ngân hàng để trả lương, cắm xe để thưởng tết.
Ngược lại khi doanh nghiệp phát triển, lợi nhuận tốt thì ai cũng có quyền lợi cao hơn. Thu nhập tốt, công việc thăng tiến, quyền lợi cao hơn. Lúc này chẳng phải sếp đang làm thuê cho sự nghiệp của nhân viên hay sao.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận