Muốn giàu có hãy thoát khỏi "bẫy lồng chuột"

Một người nghèo khổ và bận rộn giống như con chuột bị nhốt trong lồng, không thể thoát khỏi tình trạng khó khăn. 

Đỗ Thu Nga
10:00 05/08/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sự khác biệt quan trọng nhất giữa con người không phải là của cải vật chất hay địa vị xã hội. Chính phẩm chất và trình độ bên trong giúp phân biệt người vĩ đại và người tầm thường. Đây là lý do vì sao có người làm việc chăm chỉ nhưng chẳng đạt được gì; có người tỏ ra nhàn nhã nhưng luôn kiếm được nhiều tiền.

Trong sách, Kiyosaki đã đề xuất một chiếc "lồng chuột" nổi tiếng. Nghĩa là một người nghèo khổ và bận rộn giống như con chuột bị nhốt trong chuồng, không thể thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại. Nếu muốn trốn thoát khỏi nhà tù, Kiyosaki đưa ra 3 gợi ý sau.

1. Việc tìm được vàng quan trọng hơn việc đào vàng

Khi du lịch tới Peru, Kiyosaki gặp một thợ mỏ vàng giàu có. Ưu điểm lớn nhất của người thợ không phải là đào mỏ vàng mà là tìm ra mỏ vàng. Người thợ nói: "Khi tôi còn trẻ, tôi sẽ không tiếp tục làm việc với mức lương vài đô la một giờ. Tôi sẽ luôn nghĩ cách tìm ra mỏ vàng".

Sau nhiều năm, những người làm cùng anh vẫn miệt mài nhưng anh đã trở nên giàu có nhờ khả năng tìm mỏ vàng. Kiyosaki tin rằng để chấm dứt vòng luẩn quẩn của nghèo đói và bận rộn, trước tiên chúng ta phải bắt đầu bằng việc thay đổi suy nghĩ của mình.

muon-giau-co-hay-thoat-khoi-bay-long-chuot-9

Một khi ý tưởng kiếm tiền trở nên cứng nhắc, con người chỉ có thể bị mắc kẹt trong một cái kén nhận thức. Một nhà văn cấp cao từng hỏi Kiyosaki tại sao doanh số bán sách của cô luôn kém như vậy. Bài viết của cô rõ ràng được đánh giá cao nhưng thị trường lại không đón nhận.

Kiyosaki gợi ý, cô không nên chỉ theo đuổi lĩnh vực chuyên môn mà hãy ra ngoài và học tiếp thị. Đáng tiếc, người viết bài đã bác bỏ điều này, rất cố chấp, cuối cùng không đạt được đột phá.

Có nhiều con đường đến Rome và việc kiếm tiền cũng vậy. Chỉ với tâm hồn cởi mở và lòng dũng cảm để thử, chúng ta mới có thể mở ra nhiều hướng, nhứm tới mục tiêu cuối cùng là làm giàu.

2. Để làm chiếc bánh mì cần có công thức trong đầu

Trong cuốn sách, Kiyosaki đưa ra một ví dụ tương tự. Kiếm tiền cũng giống như làm bánh mì. Chỉ bằng cách ghi nhớ nhanh công thức trong đầu, bạn mới nhanh chóng làm được món bánh mì đó. 

Để đạt được điều này, con người cần có khả năng tư duy toàn diện thông qua việc học tập ở nhiều lĩnh vực. Suy cho cùng, trong một xã hội đang thay đổi nhanh chóng, không có nhiều cơ hội để bạn “dành thời gian”. Thời gian giống như ngôi sao băng vụt qua, ai di chuyển nhanh thì có thể bắt được.

Vậy Kiyosaki đã làm gì? Kể từ khi bắt đầu làm việc, ông đã không giới hạn mình trong một ngành hoặc vị trí nhất định. Ông luôn sử dụng thời gian rảnh rỗi để đăng ký tham gia các lớp học, buổi hội thảo và thực hiện các hoạt động đầu tư quy mô nhỏ. Khi trở thành nhà đầu tư, để nắm bắt những điểm nóng trong các ngành khác nhau, ông đã học thêm các khoá ngắn hạn tại trường đại học.

Dần dần, trong đầu ông hình thành một hệ thống tri thức, ngày càng có nhiều cách kiếm tiền, rút ngắn thời gian kiếm tiền. Charlie Munger đã nói: Nếu muốn kiếm được nhiều tiền, bạn phải thiết lập một hệ thống tư duy đa dạng. 

3. Loại bỏ những ồn ào xung quanh

Kiyosaki kể rằng xung quanh chúng ta luôn có một nhóm “gà” kêu lên “Trời sập” mỗi ngày. Bạn muốn thay đổi công việc nhưng họ nói thay đổi là mạo hiểm; bạn muốn làm việc chăm chỉ nhưng họ lại nói rằng công ty không có tương lai…

Ngay cả khi bạn đã quyết định, việc nghe thấy lập luận quá bi quan như vậy sẽ khiến mọi suy nghĩ phải dừng lại trước khi hành động.

Bạn của Kiyosaki là Richard từng thích một bất động sản, dự định mua với giá thấp và bán nó với giá cao để kiếm bộn tiền. Xu hướng thị trường lúc đó cũng rất thuận lợi cho việc đầu tư bất động sản. Nhưng ngay sau khi Richard trả tiền đặt cọc, anh nghe người hàng xóm nói: “Đầu tư vào bất động sản sẽ rất tệ”.

Anh đột nhiên mất niềm tin và ngay lập tức hủy bỏ giao dịch mua nhà, kết quả là anh ta đã bỏ lỡ một khoản đầu tư tuyệt vời. 

muon-giau-co-hay-thoat-khoi-bay-long-chuot-5

Chỉ khi tất cả những suy nghĩ được chuyển thành hành động, chúng ta mới có thể hoàn thành vòng khép kín của việc tích lũy của cải. Vì vậy, chúng ta phải loại bỏ sự can thiệp bên ngoài, củng cố sự tự tin và dũng cảm thực hiện.

Nhiều người có công thức định kỳ áp dụng như sau: Thức dậy, đi làm, kiếm tiền, thanh toán hóa đơn, cân đối sổ sách, tiếp tục kiếm tiền,... Hãy nhìn lại chính mình, có phải chúng ta đang bị mắc kẹt trong công thức này. Mỗi ngày, chúng ta chỉ kiếm tiền, tiêu tiền và lại kiếm tiền. Chúng ta coi sự bận rộn là năng suất, không còn thời gian hay công sức để suy nghĩ.

Kết quả là tất cả họ đều sống như những con robot trên bàn làm việc, không thể kiếm được tiền từ công việc trí óc của mình. Trên thực tế, những người thực sự muốn kiếm tiền và có khả năng kiếm tiền sẽ không bao giờ keo kiệt trí tuệ của mình.

Như Kazuo Inamori đã nói: "Tư duy mạnh mẽ và thấu đáo là động lực thúc đẩy sự thành công trong sự nghiệp". Chỉ khi bạn sẵn sàng chịu khó suy nghĩ thì bạn mới có thể nếm được vị ngọt của việc kiếm tiền.

Xem thêm: Định luật Sóc - Thỏ - Chim sẻ người có tiền áp dụng: Không bao giờ "tất tay", luôn tiết kiệm và tiết kiệm hơn nữa!

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận