Một vài kiều mở bài cho văn học Cách mạng: Rất có ích cho 2K5

Tây Tiến, Việt Bắc, Đất Nước... là những tác phẩm mà bạn có thể áp dụng các cách viết mở bài dưới đây.

Đỗ Thu Nga
15:00 01/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong chương trình thi THPTQG thì các tác phẩm của văn học cách mạng chiếm đa số ở kì 1: “Tây Tiến, Việt Bắc, chương V “Đất nước” và một số tác phẩm trong thời kì miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa như “Người lái đò Sông Đà”. Dưới đây là gợi ý một số cách mở bài để các bạn 2K5 tham khảo:

DẪN TỪ HOÀN CẢNH RA ĐỜI (THỜI ĐẠI VĂN HỌC)

Bất kì tác phẩm văn học nào cũng được sinh ra trên nền thời đại cụ thể. Văn học 30 năm chiến tranh có hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt, là giai đoạn mà các nhà văn nhà thơ phải trong tư thế: “Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ/ Hơn nghìn trang giấy luận văn chương”. Vì vậy nên viết về thời đại lớn cũng có thể là một gợi ý hay.

Ví dụ: Ngay từ trong chiến tranh, các nhà văn của chúng ta đã mong mỏi làm sao để “ôm cho hết vòng tay của mình hiện thực bề bộn”, để mỗi tác phẩm là những mùa hoa nở rộ vẻ đẹp tinh thần con người trong kháng chiến trường kỳ. Với ý nghĩa đó, sự hiện diện của Việt Bắc- Tố Hữu là điển hình cho một tác phẩm văn chương “bám gót theo từng bước đi của đời sống” và trong thi phẩm hiện rõ lên tình quân dân thiết tha cùng với sự gắn bó ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc.

mot-vai-kieu-mo-bai-cho-van-hoc-cach-mang-rat-co-ich-cho-2k5-h

HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN/NHÀ THƠ

Có rất nhiều tác giả trong thời kì văn học 30 năm chiến tranh sống dưới hai tư cách: Cầm súng và cầm bút. Vì vậy mà mọi người có thể viết về hoạt động sáng tạo của họ. Nỗ lực vì văn nghệ và chiến đấu

Ví dụ: Với hai vũ khí: cây súng và cây bút, Quang Dũng đã tuyệt đối và trọn vẹn làm tròn trách nhiệm của mình, ở những trang viết, nó là mục đích cuối cùng của một người viết văn trong ý nghĩa chân chính của từ này. Với “Tây Tiến” nhà thơ đã dựng nên bức tượng đài người lính một thời “hoa lửa” trong nỗi nhớ bàng bạc về những ngày đã qua...

CẢM HỨNG CHUNG CỦA THỜI ĐẠI, CHIA SẺ CỦA NHÀ VĂN VỀ VĂN CHƯƠNG, VỀ HÌNH TƯỢNG ĐIỂN HÌNH LÀ NGƯỜI LÍNH

Hình tượng trung tâm của văn học thời kì này là người lính. Tuy nhiên thì nếu đề bài không hướng trực tiếp đến đối tượng này thì mọi người có thể dùng những chia sẻ của các thế hệ văn nghệ sĩ để bài viết mới mẻ hơn là trích thơ ca đơn thuần:

Ví dụ: Nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét trong cuốn Nói chuyện thơ kháng chiến (1951): “Con người kháng chiến lo lắng hồi hộp, chờ đợi hy vọng, phấn khởi, sống dồn trong một hai năm nhiều hơn những cuộc sống nhạt kéo dài trong hàng thế kỷ. Do đó cần phải có thơ”. Và với ý nghĩa đó thơ ca ra đời như chiếc “bình chứa” thu lại trọn vẹn tình cảm của con người thời đại. Tác phẩm “Việt Bắc” của Tố Hữu dường như cũng đã làm trọn vẹn được công việc đó. Bài thơ bài thơ được viết nên để thể hiện nỗi lòng của những người chiến sĩ cách mạng phải chia xa chiến khu Việt Bắc thân thuộc để về một nơi căn cứ mới. Những hình ảnh và kỷ niệm đẹp về thiên nhiên và con người ở đây được tác giả thể hiện một cách sống động và đầy chân thực.

(Nguồn: Văn ôn võ luyện)

Xem thêm: Nước mắt Chí Phèo và tài nghệ của nhà văn hiện thực nhân đạo chủ nghĩa

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận