Vua kungfu Lý Tiểu Long mất mạng do bị... say nắng?

Phù não được cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lý Tiểu Long. Song đến nay vẫn còn nhiều giả thuyết cho rằng, Lý Tiểu Long bị đầu độc hay bị cao thủ điểm huyệt chết. Và thậm chí, Lý Tiểu Long chết do bị... say nắng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lý Tiểu Long tên thật là Lý Chấn Phiên còn tên tiếng Anh là Bruce Jun Fan Lee (27/11/1940 - 20/7/1973). Lý Tiểu Long theo học võ Vịnh Xuân quyền với võ sư Diệp Vấn - chưởng môn hệ phái Vịnh Xuân quyền Hong Kong. 

Lý Tiểu Long được xem là thiên tài võ học. Sau này anh lấn sân sang điện ảnh với bộ phim "Đường Sơn đại huynh" phát hành năm 1971. Sau 3 tuần công chiếu, doanh thu lên đến 3,5 triệu USD. Tên tuổi của Lý Tiểu Long được đánh dấu trong các bộ phim: Tinh võ môn, Mãnh Long quá giang, Long tranh hổ đấu, Trò chơi tử thần.

Với phim Tinh võ môn, Lý Tiểu Long nhận được liền lúc 2 giải là Giải Kim Mã cho phim Hoa ngữ xuất sắc nhất và Giải Kim Mã của Hội đồng giám khảo đặc biệt. Sau khi chết vào năm 1994, Lý Tiểu Long còn nhận được thêm giải Thành tựu trọn đời, được Tạp chí Times đưa vào danh sách “100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.

ly-tu-long-chet-do-bi-say-nang-0
Cái chết đột ngột của Lý Tiểu Long gây ra nhiều tranh cãi

Lý Tiểu Long mất vào lúc 11h30 đêm ngày 20/7/1973  tại bệnh viện Queen’s Elizabeth ở Hong Kong. Xung quanh cái chết của ông có vô vàn những lời đồn đoán khác nhau. 

Có người nói rằng, đại gia phim ảnh Nhật Bản đã thuê ninja giết chết ông để loại ông khỏi thị trường giải trí. Có người cho rằng, Lý Tiểu Long bị người tình là Betty Ting Pei (Đinh Phối) đầu độc, cũng có lời đồn ông chết do dùng ma túy quá liều hay ông bị một cao thủ điểm huyệt và tạo nên “cái chết được hẹn giờ”... Còn y học kết luận, ông chết vì phụ nữ do dị ứng thuốc giảm đau.

Trong một loạt sự kiện kỷ niệm nhân ngày mất của Lý Tiểu Long gần đây, báo chí Hong Kong vẫn theo đuổi khám phá để lý giải sự thật về cuộc đời và nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông. 

Tờ South China Morning Post đặt vấn đề: "Chúng ta có biết những gì đã giết chết Lý Tiểu Long? Câu trả lời là có hoặc không".

Theo báo cáo Bệnh viện Queen Elizabeth của Hong Kong tuyên bố, cái chết của huyền thoại võ thuật là do phù não cấp tính (nghĩa là bị tích nhiều dịch trong não". Điều này đã gây áp lực lên não, do đó cản trở quá trình lưu thông của máu não dẫn đến cái chết. Nhưng điều gì gây ra chứng phù não thì vẫn còn là bí ẩn.

Theo báo Thanh Niên, trong cuốn sách "Bruce Lee: A Life” của Matthew Polly có sự bất đồng về nguyên nhân dẫn đến chứng phù não giữa các bác sĩ tại cuộc điều tra chính thức sau cái chết đột ngột của Lý Tiểu Long.

ly-tu-long-chet-do-bi-say-nang-1
Một hình ảnh trong đám tang Lý Tiểu Long

Bác sĩ Hong Kong tin rằng, phù não có thể bắt nguồn từ việc sử dụng cần sa do dấu vết của chất này được tìm thấy trong dạ dày và ruột của Lý Tiểu Long ở thời điểm ông qua đời. Nhưng không có mối liên hệ nào giữa cần sa và chứng phù não được ghi nhận nên lý thuyết này đã bị bác bỏ. 

Một bác sĩ người Mỹ cho biết, dựa vào các bằng chứng có sẵn, nguyên nhân gây ra chứng phù não chưa được biết và có lẽ không bao giờ biết được.

Còn chuyện gia người Anh thì cho rằng, Lý Tiểu Long phù não do quá  mẫn cảm với aspirin trong thuốc Equagesic - một loại thuốc giảm đau được hình thành từ meprobamate và aspirin. 

Theo một số ghi chép, người tình Betty Ting Pei cho biết đã cho Lý Tiểu Long uống thuốc Equagesic khi ông bị đau đầu dữ dội. Song lại không có đủ bằng chứng y tế chứng minh cái chết của Lý Tiểu Long do loại thuốc này. Đây mới chỉ là nghi ngờ. 

Một số nguồn tin khác cho biết, Lý Tiểu Long được chẩn đoán phù não 2 tháng trước khi qua đời. Trong khi lồng tiếng cho phim Long tranh hổ đấu tại hãng, Lý Tiểu Long đã được cho dùng một ít cần sa, rồi thấy choáng váng và đi vào phòng tắm. Ông ngất lịm trong đó và được đưa trở lại phòng lồng tiếng. Tại đây ông nôn mửa và ngất thêm lần nữa.

ly-tu-long-chet-do-bi-say-nang-4
Đinh Phối luôn bị nghi ngờ có liên quan đến cái chết của Lý Tiểu Long

Chủ hãng phim đã trở Lý Tiểu Long đến bệnh viện nơi bác sĩ phẫu thuật thần kinh Peter Wu. Người này chẩn đoán, Lý Tử Long bị phù não và cho dùng thuốc Mannitol để giảm sưng.

Trong cuốn sách của Polly, vị bác sĩ này nói, khi đó Lý Tiểu Long rất nguy kịch, ông ấy không được đưa đến bệnh viện kịp thời và chứng phù não trở nên nghiêm trọng hơn. Lý Tử Long đã dùng cần sa và đó là nguyên nhân gây phù não. Nhưng khi được hỏi thì Lý Tử Long từ chối trả lời.

Hiện nay vẫn còn lời đồn cho rằng, Lý Tử Long chết do bị ninja gây ra bằng cú đấm vào huyệt đạo gây tổn thương bên trọng. Thậm chí có lời đồn cho rằng, Lý Tử Long chết do "linh hồn quỷ".

Theo Matthew Polly - người viết cuốn sách Lý Tiểu Long: Một cuộc đời, thì anh chết do say nắng (cảm nắng). Một vài tháng trước khi chết, Lý Tiểu Long đã thực hiện ca phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi nách, bởi anh thường ra nhiều mồ hôi ở vùng này khiến khi lên hình khá nhạy cảm. 

Dữ liệu ở trung tâm khí tượng Hong Kong cũng cho thấy, ngày 20/07 là nóng nhất trong mùa hè 1973. Thời tiết nóng lại không thể ra mồ hôi khiến cho Lý Tiểu Long cảm thấy bức bối vì thân nhiệt tăng cao, sau đó dẫn đến chóng mặt, đau đầu. Cuối cùng chết trên giường vào tối hôm đó.

Hiện nay cái chết của Lý Tiểu Long vẫn có rất nhiều bí mật chưa tìm ra lời giải. Tuy nhiên, xung quanh cái chết này người bị chỉ trích nhiều nhất là Đinh Phối - người tình của Lý Tử Long.

Một lần Đinh Phối cho biết, vào tối ngày 20/7/1973, Lý Tiểu Long nói anh ấy bị đau đầu dữ dội và hỏi cô về Equagesic. Lúc đầu cô không đưa cho anh ấy nhưng nhìn khuôn mặt đau đớn của Lý Tiểu Long, cô không kìm lòng được nên đã đưa nó để anh ấy uống và đi ngủ. "Tôi không bao giờ biết rằng anh ấy không thể tỉnh dậy nữa", Đinh Phối nói.

Đinh Phối đã từng nhận vô số chỉ trích về cái chết của Lý Tiểu Long. Thậm chí nhiều fan hâm mộ yêu cầu cô tự tử để chuộc lỗi. Vào năm 2013, Đinh Phối một lần nữa thừa nhận quan hệ tình cảm với Lý Tiểu Long nhưng khẳng định không quan hệ tình dục với nhau vào ngày huyền thoại này qua đời.

Sau hơn 40 năm chịu đựng mọi lời mắng mỏ, Đinh Phối cầu khẩn: "Tôi mong muốn rằng báo chí và người dân Hồng Kông sẽ ngừng suy đoán về hoàn cảnh xung quanh cái chết của Lý Tiểu Long”.

Tài sản của tài tử Ngô Mạnh Đạt sẽ được phân chia thế nào sau tang lễ?

Đọc thêm

"Sân golf của quỷ" nằm giữa Thung lũng Chết phía đông California (Mỹ) được xem là nơi "vui chơi" chỉ dành cho quỷ, con người ít ai dám bén mảng đến.

Giải mã bí ẩn về 'sân golf của quỷ' nằm trong lòng Thung lũng Chết
0 Bình luận

Đạo diễn James Gunn đã đăng trên Twitter một dòng thông điệp khen ngợi về hành động dũng cảm của "người hùng" Nguyễn Ngọc Mạnh.

Đạo diễn của vũ trụ siêu anh hùng Marvel đăng status khen ngợi 'người hùng' Nguyễn Ngọc Mạnh: Thật tuyệt vời!
0 Bình luận

Đại học Tohoku cho rằng, sự kiện này sẽ diễn ra vào khoảng năm 1.000.002.021, tương đương một tỷ năm nữa tính từ năm 2021.

Mặt trời sẽ đốt cháy hết oxy trên Trái đất, sự sống sẽ chấm dứt sau 1 tỷ năm nữa?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất