Hiệu ứng bình minh là gì và hiệu ứng bình minh có nguy hiểm không?

Khi lượng đường trong máu vượt quá mức bình thường vào buổi sáng thì người ta gọi là "hiệu ứng bình minh". Người bị đái tháo đường và cả người bình thường cũng có thể gặp tình trạng này.

Hiệu ứng bình minh là gì và hiệu ứng bình minh có nguy hiểm không?

Khi lượng đường trong máu vượt quá mức bình thường vào buổi sáng thì người ta gọi là "hiệu ứng bình minh". Người bị đái tháo đường và cả người bình thường cũng có thể gặp tình trạng này.

Hiệu ứng bình minh là gì?

Giờ sinh học bình thường của con người: ăn tối vào lúc 19h đến 20h. Sau đó sẽ là giờ nghỉ ngơi và đi ngủ. Cơ thể sẽ chuyển hóa đường theo chu kỳ lượng đường trong máu ở mức thấp nhất vào khoảng 3h đêm. 

Bình thường lúc ngủ (khoảng 2-3 giờ sáng) đường huyết giảm, sự thích ứng cơ thể sẽ tiết ra các hormone đối kháng insulin như Growth hormone, glucagon, cortisol, catecholamine tác động đến gan làm tăng đường huyết. Ở người bình thường tuyến tụy sẽ tiết insulin đưa đường huyết về bình thường. Nhưng ở người bị đái tháo đường do giảm tiết và/hoặc đề kháng insulin nên làm tăng đường huyết vào buổi sáng. Nó được gọi là "hiệu ứng bình minh", có tên tiếng Anh là Dawn phenomenon. Đây là hiệu ứng huyết tăng buổi sáng (khoảng 8h sáng). 

Phân biệt hiệu ứng bình minh với hiệu ứng Somogyi

Tuy nhiên, cũng cần phân biệt "hiệu ứng bình minh" với "hiệu ứng Somogyi". Hiệu ứng Somogyi là do việc kiểm soát đường huyết “quá đà”, hay không đúng cách làm hạ đường huyết về đêm, cơ thể thích ứng bằng cách tăng sản xuất các hormone đối kháng insulin làm tăng đường huyết vào buổi sáng.

Hai hiệu ứng này giống nhau ở chỗ đều tăng đường huyết vào buổi sáng nhưng khác nhau ở chỗ hiệu ứng Somogyi có hạ đường huyết về đêm còn hiện tượng bình minh thì không. Khác biệt này rất quan trọng vì thái độ xử trí trái ngược nhau.

Vì sao xảy ra "hiện tượng bình minh"?

Con người có thể sử dụng glucose để tạo ra năng lượng và buộc phải đủ năng lượng để thức dậy vào buổi sáng. Trong một số khoảng thời gian vào sáng sớm, cơ thể bắt đầu tiết ra hormone làm giảm độ nhạy cảm của tế bào với insulin. Kết quả đường huyết tăng. 

Bên cạnh đó, "hiện tượng bình minh" ở người tiểu đường cũng có thể xảy ra do thuốc trị tiểu đường uống vào tối hôm trước đã hết tác dụng, không dùng đủ liều hay vì không ăn nhẹ trước khi đi ngủ. 

Hiện tượng này còn có thể xảy ra do hiệu ứng Somogyi.

Hiệu ứng bình minh có nguy hiểm không?

Cơ thể chúng ta sử dụng insulin để đối phó với sự gia tăng lượng đường trong máu. Nhưng cơ thể của người mắc bệnh tiểu đường không thể sản xuất đủ lượng insulin hoặc không thể sử dụng insulin đúng các. Điều này khiến cho cơ thể thay đổi khi lượng đường trong máu tăng cao. 

Lúc này người bệnh sẽ rơi vào một trong số những tình trạng sau: Ngất xỉu, buồn nôn, nôn, mờ mắt, đuối sức, mất phương hướng, cảm thấy mệt, khát nước...

Hiện tượng bình minh có trị khỏi được không?

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được hiện tượng bình minh nếu thực hiện được những điều sau: 

- Kiểm tra lượng đường trong máu tại 3 thời điểm: Trước khi đi ngủ, giữa đêm và khi vừa thức dậy. Nếu lượng đường trong máu cao vào ban đêm, có thể do tối ăn quá muộn hoặc do uống thuốc trị tiểu đường. Lượng đường trong máu cao vào buổi sáng, có thể liều lượng thuốc được dùng trước đó đã hết tác dụng. Trong trường hợp này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thay đổi liều lượng hay thời gian tiêm.

- Tập thể dục vào buổi chiều hoặc tối, nhất là sau bữa ăn có thể có tác động tích cực đến lượng đường trong máu vào sáng hôm sau. 

- Lựa chọn thực phẩm cho các bữa ăn đảm bảo lượng đường trong máu ổn định như: cải bó xôi, xà lách, bông cải xanh...

- Ngủ đủ 6 - 8 tiếng mỗi đêm: Việc ngủ dưới 6 tiếng có thể làm giảm nồng độ cortisol trong cơ thể, điều này có tác động tích cực đến mức insulin và cải thiện chỉ số đường huyết.

Xem thêm: Hội chứng Tic ở trẻ: Có dấu hiệu gia tăng, nguyên do là dùng điện thoại nhiều?