Hé lộ cách mở bài nghị luận văn học hay, dễ ăn điểm cao

Nhà văn M.Gorki đã từng nói: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”.

Đỗ Thu Nga
15:00 12/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tin rằng có rất nhiều bạn đang gặp khó khăn khi viết văn vì không biết phải mở bài như thế nào cho hay, cho ấn tượng? Mở bài nói là khó thì cũng không phải khó, nói là dễ thì cũng không phải dễ nhưng nó đòi hỏi người viết phải có kỹ năng. 

Thực tế chứng minh, có không ít học sinh khi đi thi mở bài rất dài, rất hay, rất lôi cuốn nhưng không có điểm vì không nêu ra được vấn đề nghị luận. Để có một mở bài hay, ăn điểm ngay, học sinh cần đảm bảo các yếu tố: Ngắn gọn, đủ ý, độc đáo, tự nhiên. Phần mở bài có ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm  lý người chấm nên sự đầu tư kỹ càng về kiến thức và kỹ năng cho phần mở bài để tránh lạc đề, sơ sài hay dài dòng, tuân thủ những nguyên tắc hay những yếu tố cơ bản là cần thiết trong việc tạo một mở bài hay và ý nghĩa.

Xin mách bạn 2 cách mở bài văn học ấn tượng, dễ "ăn điểm":

MỞ BÀI TRỰC TIẾP

Mở bài trực tiếp chính là đi ngay vào đề văn. Mở bài trực tiếp có ưu điểm ngắn gọn, dễ tiếp nhận và đạt được điểm tối đa trong các kỳ thi. Nhưng nó không tạo được điểm nhân và khiến người đọc hứng thú với các nội dung bên trong.

Cách viết này đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. 

he-lo-cach-mo-bai-nghi-luan-van-hoc-hay-de-an-diem-cao-0

Nghị luận hoặc phân tích tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả, phong cách thơ tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận, nhân vật phân tích.

Mở bài trực tiếp phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết.

MỞ BÀI GIÁN TIẾP

Người viết dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề để gây sự chú ý với người đọc. Đó có thể là dân từ một ý kiến, một câu chuyện, một đoạn thơ, một phát ngôn nào đó... Mở bài theo cách này có sự uyển chuyển, linh hoạt, hấp dẫn hơn. Có 5 cách viết mở bài gián tiếp:

So sánh

So sánh là cách đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau ở phương diện giống nhau, khác nhau hoặc cả hai. Cách mở bài so sánh gây thích thú cho người đọc vì nó chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú.

Có nhiều cách làm phần mở bài theo dạng so sánh.

Tác phẩm thì có tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai đoạn, giá trị, nhân vật… nên người viết có thể đối chiếu điểm giống nhau, khác nhau hoặc vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề đó.

he-lo-cach-mo-bai-nghi-luan-van-hoc-hay-de-an-diem-cao-7

Đi từ đề tài

Bất kì tác phẩm văn học nào cũng thuộc một đề tài nào đó. Hiểu điều này, cùng với kiến thức lí luận văn học “Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm”, người viết nghị luận văn học sẽ dễ dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch.

Các nhà văn viết về mùa thu thì đề tài là mùa thu; viết về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình thì đó cũng là đề tài.

Đi từ giai đoạn

Mỗi thời kỳ lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn hiện thực đời sống với nhà văn - tác phẩm - bạn đọc.  Cách mở bài này dành cho những học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm tòi, ưa lí luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.

Đi từ thể loại

Không có tác phẩm nào không thuộc một thể loại chính nào đó. Mỗi thể loại văn học lại có những đặc trưng riêng. Người viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải mã nghệ thuật trong tác phẩm.

Trích dẫn một câu nói, một câu thơ hoặc từ một triết lý cuộc sống

Phương pháp này chính là phương pháp đã được Luật Minh Khuê sử dụng ở phần đầu bài viết.

Xem thêm: So sánh chi tiết "nồi chè khoán" (Vợ nhặt) và "xương rồng luộc chấm muối" (Chiếc thuyền ngoài xa)

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận