Gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 đợt 2 mới nhất

Gần 11.500 thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 2 đã hoàn thành môn thi Ngữ văn. Sống Đẹp xin cập nhật gợi ý đáp án đề thi mới nhất.

Đỗ Thu Nga
11:31 06/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sáng nay, thí sinh bước vào môn thi đầu tiên là môn Ngữ văn. Đề thi rơi vào tác phẩm Tây Tiến. Và dưới đây là đáp án được tham khảo từ fanpage "Lớp văn thầy Nhật":

PHẦN ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

Theo đoạn trích , mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành tinh này là vì đó là mái nhà thân yêu của bạn thế hệ mai sau - bất kể màu da , sắc tộc , tôn giáo , quốc tịch - có thể phát triển một cách trọn vẹn trong tương lai

Câu 2:

Những điều gần gũi , những việc đơn giản để  bắt đầu xây dựng một mái nhà chung trong đoạn trích như không hút thuốc, trồng thêm cây xanh , không đối xử thô bạo với động vật 

Câu 3:

Câu nói được hiểu là dù đứng ở bất kì vị trí nào trên hành tinh này thì chúng ta đều chung một mái nhà , đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ gìn giữ ngôi nhà ấy 

Câu 4:

Đồng ý với quan điểm

Bởi vì dù chúng ta khác biệt về màu da, nguyên quán, nguồn gốc dân tộc, quốc tịch hay tín ngưỡng nào đi nữa chúng ta đều sống chung dưới một hành tinh đều chảy trong người một dòng máu  , đều có quyền bình đẳng , tự do và đều mang một trách nhiệm xây dựng bảo vệ hành tinh của mình đang sống . 

goi-y-dap-an-de-thi-mon-ngu-van-tot-nghiep-2021-dot-2

PHẦN LÀM VĂN:

Câu 1:

John D. Rockefeller từng nói: “Tôi đánh giá cao người vừa có năng lực vừa có thái độ hợp tác tốt với mọi người hơn bất kỳ khả năng vượt trội nào khác mà họ sở hữu” bởi thế tinh thần hợp tác là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của mỗi người 

Giải thích

Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc hay một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Tinh thần hợp tác phải xuất phát từ sự tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác

Bàn luận sự cần thiết của tinh thần hợp tác là 

Sự hợp tác, đoàn kết giúp con người gắn kết với nhau, tạo nên sức mạnh to lớn cả về tinh thần lẫn vật chất, làm được những việc lớn lao và chắc chắn thành công trong công việc. Nếu không có tinh thần hợp tác với mọi người, bản thân sẽ làm việc đơn độc, không nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của tập thể, khó vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt công việc.

Sự hợp tác không chỉ giúp tập thể có được thành công mà nó còn thể hiện bản lĩnh, nhân cách của con người thông qua việc chúng ta giao tiếp, đối xử với mọi người.

Dẫn chứng

Hai ông Jean-Pierre Archambault và Paul Fromonteil đưa ra ý kiến: Đại dịch đã vượt qua biên giới và chỉ có sự hợp tác giữa các nước mới đem lại hiệu quả chống dịch. Việt Nam đã hợp tác với một số nước để đưa vắc-xin về cho người dân.

Phản đề Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người thiếu ý thức hợp tác trông công công việc. Họ sống ích kỉ, chỉ biết việc mình mà không quan tâm đến tập thể.

Bài học 

Hợp tác tạo nên sức mạnh to lớn đưa con người đến thành công. Nếu không biết hợp tác con người sẽ thất bại trong công việc . 

Biết hợp tác trong công việc và trong đời sống sẽ mang lại lợi ích và cuộc sống hạnh phúc cho con người.

Câu 2:

Tây Bắc – nẻo đường hành quân gian khổ nhưng cũng thật ấm áp tình người.  Giờ đây , con đường hành quân, chiến đấu gian khổ tạm gác lại một góc để nhường chỗ cho những hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ vui tươi , náo nhiệt . Người chiến sĩ anh dũng trong chiến đấu là thế , nhưng lại vô cùng lãng mạn , tình tứ trong đêm hội :

                         Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

                         Kìa em xiêm áo tự bao giờ

                         Khèn lên man điệu nàng e ấp

                         Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Hình ảnh doanh trại ấm cúng hiện lên giữa vùng rừng núi hẻo lánh đẹp như một  câu chuyện cổ tích làm say đắm lòng người . Đêm giao lưu văn hóa văn nghệ với ngọn lửa bập bùng cháy , soi bóng người lính và người dân bản làng quây quần xung quanh thành một vòng tròn lớn . Những cái bóng ấy đan chéo vào nhau , chồng lên nhau , khăng khít thành một thể , không phân biệt được là của ai . Tình dân quân thắm thiết như cá với nước, xua tan đi làn sương lạnh giá của một chiều sơn cước , làm thay đổi tâm trạng của đoàn binh Tây Tiến. Nhà thơ đã khéo léo sử dụng động từ mạnh “ bừng” – động từ quen thuộc ta từng bắt gặp trong thơ Tố Hữu :

                             Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                              Mặt trời chân lí chói qua tim

Động từ “bừng” đã làm bừng sáng lung linh , bừng tỉnh sự ngạc nhiên trước không khí tưng bừng rộn ràng của đêm hội. Càng đặc biệt hơn khi lửa đuốc bập bùng – văn hóa của đồng bào biên cương , qua lăng kính lãng mạn của Quang Dũng đã trở thành “ hội đuốc hoa” . Đuốc hoa chỉ là một ngọn đuốc bình thường được thắp trong đêm tân hôn ,nhưng lại mang đậm vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh . Ánh sáng của ngọn đuốc soi tỏ bóng dáng  của những cô gái dân tộc miền cao . Từ “ Kìa” thể hiện sự ngạc nhiên , trầm trồ đến ngỡ ngàng của người lính trẻ tuổi khi nhìn thấy bóng dáng thướt tha của người con gái trong “ xiêm áo” lộng lẫy . Giọng thơ êm đềm , tha thiết đắm say thốt ra qua từ “em” ân cần tình tứ . Nhưng ẩn chứa sau đó là tiếng cười dí dỏm , lạc quan của những anh bộ đội đến từ thủ đô Hà Nội hoa lệ . “Em” ở đây đâu phải chỉ là những cô gái dân tộc Thái xinh đẹp , duyên dáng , mà còn là những người  lính cải trang trong xiêm y của con gái cùng nhảy múa , góp vui với bản làng . Người lính Tây Tiến gân guốc là thế , phong trần nắng mưa vất vả là thế , nhưng khi diện những bộ xiêm y lộng lẫy , cũng “e ấp” , đáng yêu một cách đáo để , khiến đồng đội phải ngẩn ngơ , ngỡ ngàng ngắm nhìn . Họ hòa nhịp vào tiếng khèn , tiếng phách cùng những điệu múa , điệu nhảy thướt tha , nhịp nhàng như mời gọi cả núi rừng Tây Bắc cùng thức trọn đêm để say sưa ngả nghiêng , chìm vào nhịp điệu vui tươi , rộn ràng . Tây Bắc là thế , biết giữ chân ai đã một lần đến , biết đánh thức khát khao . Khúc nhạc của vùng nẻo cao như lan tỏa đến thủ đô Lào – nơi những người lính Tây Tiến không chỉ chiến đấu trên đất nước ta mà còn chiến đấu ngay trên đất bạn . Trong âm thanh trong trẻo ,của tiếng khèn , trong những “man điệu” xứ lạ , người lính Tây Tiến cùng dệt nên giấc mộng về một tương lai tươi sáng : “ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”. 

Kết thúc đêm giao lưu văn hóa , văn nghệ  rộn ràng , náo nhiệt , đoàn binh Tây Tiến lại tiếp tục cuộc hành trình gian truân, đầy vất vả của mình. Nếu như hình ảnh doanh trại cùng người dân nẻo cao là hình ảnh vừa thực , vừa mộng ,thì đến bốn câu thơ tiếp theo , thiên nhiên sông nước miền Tây hiện lên với vẻ đẹp huyền hồ , xa vắng :

                     Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

                     Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

                     Có nhớ dáng người trên độc mộc

                     Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Quang Dũng lại một lần nữa nhắc đến tên của một địa phương trực thuộc địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến - Châu Mộc . Nơi đây có núi sông diễm lệ , có thung lũng lúa chín vàng , có gió cuốn mây bay , có nắng vàng rực rỡ .Chính vì vậy mà Châu Mộc đi vào thơ ca của Bùi Quốc Thái như một lẽ tất yếu:

                        Ai có đến cao nguyên Châu Mộc

                        Mới thấy sương mù lãng đãng bay

                        Nắng mai dát vàng trên thảm cỏ

                        Hoa cải, hoa mơ trắng ngút ngàn

Buổi chiều Châu Mộc phủ một lớp sương lặng tờ hoang dại . Ta cứ ngỡ như ‘’buổi chiều sương ấy’’ trở thành một khu vườn cổ tích ẩn hiện, lập lờ sau lớp sương huyền ảo. Nhà thơ sử dụng hai cụm từ “ có thấy” ,”có nhớ’’ như một điệp khúc làm xốn xang tâm hồn người lính Tây Tiến. Quang dũng đã khiến cho ngọn cỏ , bờ lau trở thành một sinh thể có hồn . Những ngọn lau phất phơ trong gió , bám cả vào áo của người chiến sĩ hành quân như níu kéo , như không nỡ rời xa. Hình ảnh ngọn lau trắng đơn thuần , giản dị cứ xào xạc không nguôi trong tâm hồn những người lính đã đến , đã đi . Ta cũng đã từng bắt gặp một hồn lau như thế tại thơ của Chế Lan Viên :

                      Ai đi biên giới cho lòng ta theo với

                     Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình

                      Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi

                      Suốt một đời cùng với gió giao tranh

Người lính Tây Tiến không chỉ nhớ về hồn lau bên bến bờ xưa cũ , mà trong tâm trí họ còn luôn tồn tại hình bóng của dáng người trên độc mộc. Độc mộc – một con thuyền đơn sơ khoét bằng gỗ cây rừng chỉ chứa được duy nhất một người ngồi trở thành tâm điểm trên dòng sông Tây Bắc cổ kính , huyền thoại. Hình ảnh con người miền Tây với dáng đứng đẹp , khỏe khắn , dẻo dai trên con thuyền “độc mộc” đã trở thành một nỗi nhớ luôn thường trực trong trái tim của mỗi đồng chí , đồng đội Tây Tiến. Hòa điệu cùng con người là những cánh hoa đong đưa theo dòng nước lũ . Tác giả không sử dụng từ “ đung đưa” mà sử dụng từ “đong đưa” – Hoa cỏ miền Tây như cũng biết làm duyên làm dáng , như bịn rịn , vẫy chào tạm biệt người lính lên đường .Những bông hoa ấy đã xuất hiện trong biết bao nhiêu câu thơ khi viết về người lính :

                Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế

                Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ

                Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào

                "Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau..."

(Biên soạn đáp án đọc hiểu và nghị luận xã hội Trịnh Thanh Trúc)

(Biên soạn đáp án nghị luận văn học Lương Thị Thuỳ Linh ( hai học trò 9,25 văn thi đh của thầy Nhật )

Xem thêm: Gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 đợt 1 mới nhất

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận