Ôn thi tốt nghiệp THPT: Gợi ý 7 mở bài "Việt Bắc" theo cách trực tiếp

Lưu lại bộ tài liệu 7 mở bài "Việt Bắc" theo cách trực tiếp dưới đây để áp dụng vào ôn tập và thi cử nhé các bạn 2k6.

Đỗ Thu Nga
12:00 17/06/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mẫu số 1

Tố Hữu được biết đến với một tiếng thơ mang đậm chất trữ tình - chính trị, Ông là một nhà thơ xuất sắc đã đóng góp không ít những tác phẩm giàu giá trị cho kho tàng văn học Việt Nam. Những vấn đề mang tính chính trị khi qua ngòi bút của ông đều mang theo âm hưởng của sự ngọt ngào, thiết tha. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua  bài thơ " Việt Bắc" - một khúc ca hào hùng về nghĩa tình quân dân gắn bó son sắt, thủy chung.

Mẫu số 2

“Việt Bắc” là một bài thơ trữ tình đằm thắm, đậm đà tính dân tộc, thể hiện tình nghĩa sâu nặng thuỷ chung son sắt của người cán bộ cách mạng sắp về xuôi đối với nơi chiến khu  Việt Bắc chứa đựng biết bao kỉ niệm khó quên. Đây là một bài thơ trường thiên dài ra đời vào khoảng tháng 10 năm 1954, là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành được thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Chính phủ Đảng và Nhà nước đã quyết định rời  Việt Bắc chuyển về thủ đô Hà Nội.

Mẫu số 3

“Việt Bắc” là một đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của Tố Hữu. Tác phẩm được sáng tác vào cuối năm 1954, khi hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Khi ấy, nhà thơ đã cùng Trung ương Đảng rời khu căn cứ địa trở về miền xuôi, trong khoảnh khắc chia tay đầy xúc động Tố Hữu đá sáng tác bài thơ như để nói lời tạm biệt nơi núi rừng đại ngàn. Với thể thơ dân tộc kết hợp cùng đối đáp quen thuộc, qua đó đã thể hiện nỗi niềm đầy thương nhớ của người cán bộ với cảnh và người nơi  Việt Bắc thân thương.

goi-y-7-mo-bai-viet-bac-theo-cach-truc-tiep-0
Nhà thơ Tố Hữu

Mẫu số 4

Tố Hữu – lá cờ đầu và là người tiên phong cho phong trào thơ ca cách mạng và kháng chiến, không những thế ông còn là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam nói chung và trong mảng văn học cách mạng nói riêng. Trong thơ của Tố Hữu có một sự liên kết, một sự thống nhất hài hòa giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chính vì vậy mà khi đọc các tác phẩm của Tố Hữu, người ta không chỉ thấy được tài năng, phong cách nghệ thuật cũng như thế giới tâm hồn tình cảm của ông gửi gắm trong những lời thơ mà qua đó dường như nhà thơ đã ghi lại một cách rõ nét nhất những dấu mốc lịch sử quan trọng xuyên suốt quá trình kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Chính vì vậy mà độc giả có thể thấy được trọn vẹn những trang sử hào hùng vẻ vang của đất nước như những thước phim lịch sử quay chậm. Cùng phân tích bài thơ  Việt Bắc để thấy rõ điều đó nhé.

Mẫu số  5

Trong nền văn học Việt Nam, ta không thể không nhắc đến Tố Hữu – một nhà thơ tiêu biểu với tiếng thơ mang đậm chất trữ tình – chính trị. Những cột mốc lịch sử quan trọng đều được ông đưa vào những tác phẩm thơ ca, điều đặc biệt là những dấu mốc lịch sử cứng nhắc ấy khi đi vào thơ ông đều mang âm hưởng của sự ngọt ngào, tha thiết. Điều này  đã được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Việt Bắc” – một bài ca về tình quân dân thắm thiết, gắn bó thủy chung, son sắt.

Mẫu số 6

Tố Hữu một nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu và là lá cờ tiên phong của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của Tố Hữu thể hiện một lẽ sống lớn, chứa chan tình cảm của con người Cách mạng. Thơ ông mang đậm đà bản sắc dân tộc cả về nội dung và hình thức thể hiện. Bài thơ “Việt Bắc” là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu và cũng là bài thơ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Qua lời đối đáp tâm tình của nhân vật trữ tình “mình – ta”, bài thơ đã trở thành một bài ca bất hủ nói về những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng mà nghĩa tình son sắt, thuỷ chung. Tất cả những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc nhất của  Việt Bắc đã được ngòi bút của Tố Hữu tập trung thể hiện một cách tinh tế qua đoạn thơ… (tùy vào đề bài để dẫn dắt tiếp)

Mẫu số 7

“Việt Bắc” là bài thơ trữ tình xen lẫn chính trị mang âm hưởng đằm thắm thiết tha thể hiện ân tình sâu nặng thuỷ chung của người cán bộ cách mạng với người dân  Việt Bắc nghĩa tình. Bài thơ này được Tố Hữu viết vào năm 1954, đúng vào thời điểm Đảng và Nhà nước ta sắp rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội sau khi quân dân ta đã giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hòa bình được lập lại, miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải phóng.

Xem thêm: 6 cách mở bài về giá trị nhân đạo trong Chí Phèo và Hai đứa trẻ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận