Giải mã bí ẩn ở thành phố du lịch duy nhất tại Việt Nam "kỵ" số 13

Đà Nẵng là thành phố du lịch duy nhất ở Việt Nam "nói không với số 13". Du khách đến đây sẽ không thể tìm thấy nhà hay phòng khách sạn có số 13.

Đỗ Thu Nga
08:30 11/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ở Đà Nẵng, từ resort hạng sang cho đến các khách sạn lớn nhỏ, từ các con đường, các điểm du lịch cho đến các dãy nhà cũng tuyệt nhiên không có số 13. Phải chăng người Đà Nẵng "du nhập" văn hóa phương Tây nên kiêng kỵ? Tất cả những bí ẩn này sẽ được giải mã ngay sau đây.

Vào năm 2015, tờ Vietnamnet từng có bài viết "giải mã" về bí ẩn "kỵ" số 13 của thành phố du lịch Đà Nẵng. Trong bài viết, tác giả nói: Rất nhiều du khách quốc tế đến Đà Nẵng nhưng không tìm thấy số nhà, số phòng hay con đường mang số 13. Không ít du khách tỏ ra vô cùng tiếc nuối vì không ở được dài ngày để khám phá điều này. 

Nếu để ý, từ đường phố lớn cho đến hang cùng ngõ hẻm ở quận Thanh Khê, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà... Đều không có nhà nào số 13. Dọc đường biển quyến rũ nhất hành tinh của Đà Nẵng là Trường Sa – Võ Nguyên Giáp – Hoàng Sa, nếu tinh ý du khách sẽ phát hiện ra có rất nhiều khách sạn lớn bé tự vẽ số, hoặc thậm chí sơn đậm thật lớn con số 9 ngay tường, hay sảnh chính của mình. Nhưng tuyệt nhiên, không hề có tòa nhà, khách sạn nào đánh con số 13 được hiện diện.

giai-ma-bi-an-o-thanh-pho-du-dich-duy-nhat-tai-viet-nam-ky-so-13-2
Đà Nẵng là thành phố du lịch duy nhất tại Việt Nam "kỵ" số 13

Và khi thắc mắc về việc này, một chủ khách sạn có đánh số 09 trên đường Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa lý giải: Số 9 là số cực kỳ may mắn, đem lại thịnh vượng trong làm ăn. Còn con số 13 thì mặc nhiên là không thể “thu nhận”. Mặc dù khách sạn không nằm đúng đánh số nhà “11 hay 15” của UBND thành phố như theo quy định, nhưng thậm chí trong khách sạn cũng hoàn toàn không có số 13. Bởi chắc chắn, nếu có số phòng 13 đi chăng nữa thì khách phương Tây cũng không nhận phòng. Và ăn phòng đó sẽ trở thành phòng "ế khách".

Theo một quản lý khách sạn 5 sao ở Đà Nẵng: "Đã làm kinh doanh khách sạn ở Đà Nẵng thì tuyệt đối không liên quan đến số 13".

Không chỉ người kinh doanh ở Đà Nẵng mà người dân bình thường cũng "kỵ" số 13. Bà Nguyễn Thị Tính (quê Nghệ An, nguyên cán bộ Khu Đường bộ 5) - chủ căn nhà số 15 trên đường Lê Lợi (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết: Cả gia đình bà đến Đà Nẵng sinh sống từ năm 1980, nhưng hơn 30 năm qua chưa từng thấy nhà nào có gắn biển số 13. 

Nhiều năm trước, theo quy hoạch của thành phố, UBND phường đã lập danh sách và quận cấp giấy chứng nhận số nhà mới cho gia đình bà là số nhà 15. Nhưng điều kỳ lạ là hai nhà sát vách hai bên lại là số 11, tiếp đến 17 chứ không phải số nhà 13 theo thứ tự.

giai-ma-bi-an-o-thanh-pho-du-dich-duy-nhat-tai-viet-nam-ky-so-13
Đi khắp Đà Nẵng cũng không thể tìm thấy số nhà 13

Khi tiến hành gắn biển số nhà mới, các cán bộ địa chính của phường giải thích: Do người dân không thích, thậm chí không chịu nhận số nhà 13 nên phường, quận không còn cấp số "kỵ" này nữa. Bà Tính mặc dù không mê tín nhưng cũng thú thực: Nhà mang số 15 thì vẫn thích hơn số 13.

Từng trả lời Vietnamnet về "hiện tượng" lạ trong đánh số nhà ở Đà Nẵng, Phó trưởng phòng Quản lý nhà, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng ông Trần Văn Quảng cho rằng: Việc cấp số nhà hiện nay ở Đà Nẵng thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng và Quyết định 84/2006/QĐ-UBND ngày 27/9/2006 của UBND TP. Đà Nẵng về Ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Theo đó, tại Điều 4 của quy chế trên thì “Đánh số nhà mặt đường và nhà trong kiệt, trong hẻm được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3…n) với số từ nhỏ đến lớn theo quy định. Nhà bên trái thì lấy số lẻ (1, 3, 5, 7… n), nhà bên phải thì lấy số chẵn…”.

Cũng theo ông Quảng, từ năm 2006, việc cấp biển số nhà được thành phố giao cho quận, huyện thực hiện. Sở chỉ quản lý về mặt nhà nước. Và theo quan niệm của người dân, số 13 không tốt nên đã đề nghị lấy số khác. Từ đó khi phường lập danh sách thường bỏ qua số 13. 

Còn nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông - Nguyễn Thiếu Dũng (trú tại TP Đà Nẵng) cho rằng: Sở dĩ số 13 bị người dân kiêng kỵ là theo quan niệm phương Tây "thứ 6 ngày 13 - ngày chúa bị đóng đinh". Dần về sau, sự phát triển và gia nhập của văn hóa phương Tây đã phần nào ảnh hưởng đến người dân.

giai-ma-bi-an-o-thanh-pho-du-dich-duy-nhat-tai-viet-nam-ky-so-13-0

Trong văn hóa của nhiều dân tộc, số 13 được coi là điềm không may mắn. Vì thế năm 2013 cũng bị cho là năm xảy ra thiên tai khủng khiếp. Không chỉ ở Đà Nẵng mà nhiều nước như Anh, Canada cũng không tìm thấy địa chỉ số 13.

Trên ghế máy bay các hãng hàng không cũng thiếu số ghế 13. Trên các đường phố không bao giờ thấy xe bus số 13, không có số tầng 13, không có số phòng 12. Để "né" số 13, người ta thay thế bằng số 12 - A; B-12...

Ông Mai Phước Thành - Chủ tịch UBND phường Hòa Thọ Đông (quận Hải Châu, Đà Nẵng) cũng xác nhận: Từ năm 1993, ông đã là cán bộ địa chính phường Thạch Lang. Rồi từ năm 1995, TP Đà Nẵng bắt đầu cấp số nhà. Song người dân không ai chịu lấy số 13 vì cho rằng đây là số đen đủi. Từ đó về sau, dường như trở thành tiền lệ nên khi phường lập danh sách thì không dùng số 13 nữa…

Trên các bản đồ quy hoạch khu dân cư mới, thậm chí các lô đất tái định cư cũng thiếu vắng khu quy hoạch hay lô đất thứ 13. Một phần cũng do bởi các chủ dự án đều một mực từ chối, hoặc các cá nhân không một ai muốn nhận lô thứ 13 về mình mặc dù nó nằm ở một vị trí đắc địa đi nữa...

Liệu làm vậy có sai quy định nhà nước không? Ông Thành trả lời: Không phù hợp quy định nhưng thực tế phù hợp với tâm lý và sự đồng thuận của nhân dân.

Xem thêm: Hiện tượng kỳ bí ở chùa Linh Ứng: Nhiều lần Phật hạ mình vàng hiển linh tỏa phổ quang rực rỡ 

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận