Dương tính SARS-CoV-2 trên 20 ngày có sao không?

Khi mà vaccine vào cuộc thì tình hình COVID-19 được cải thiện nhiều hơn. Tuy nhiên vẫn có không ít người mắc bệnh, test và phát hiện dương tính kéo dài. Vậy điều này có nguy hiểm không? 

Đỗ Thu Nga
09:53 11/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Độc giả trên báo Người lao động có đặt ra câu hỏi: Con tôi bị dương tính test đến nay đã là 20 ngày vẫn dương tính, cháu vẫn còn ho và sổ mũi. Như vậy có đáng lo?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Khối Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) có lời giải đáp: Bạn nói "con tôi", có lẽ là chỉ đứa con còn nhỏ tuổi. Đặc điểm COVID-19 ở trẻ em là bệnh rất nhẹ nhưng lại hay dương tính kéo dài. Tình trạng dương tính kéo dài này hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe cả, chỉ có điều còn dương tính là còn lây, cần cách ly trẻ khỏi các đối tượng nguy cơ trong nhà (ví dụ ông bà lớn tuổi, có bệnh nền).

Ho và sổ mũi chỉ cần điều trị như các bệnh cảm thông thường trước đây. Có thể cho bé dùng siro ho thảo dược dành cho trẻ em hoặc tự chưng thuốc ho thảo dược ở nhà cho trẻ dùng.

Một độc giả khác đặt câu hỏi: Tôi test lần 1 cho 2 vạch mờ, lần 2 là 1 vạch, lần 3 là 2 vạch mờ, lần 4 là 2 vạch mờ, lần 5 là 2 vạch đậm trong 22 ngày. Như vậy là sao?

Bác sĩ giải đáp: Cũng có những trường hợp dương tính kéo dài như bạn nhưng miễn là sức khỏe vẫn ổn, triệu chứng nhẹ thì không có gì phải lo lắng về mặt sức khỏe. Chỉ có điều còn dương tính thì bạn sẽ phải tiếp tục cách ly để tránh lây bệnh cho người khác.

Duong-tinh-SARS-CoV-2-tren-20-ngay-co-sao-khong-8

Nói về tình trạng dương tính kéo dài, TS.BS Hoàng Thanh Tuấn - phó chủ nhiệm khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tái tạo, Viện Bỏng quốc gia từng chia sẻ với tờ Tuổi trẻ như sau: Trong quá trình tư vấn cho F0, bác sĩ khảo sát trên nhóm tư vấn ghi nhận có khoảng 20% bệnh nhân COVID-19 gặp tình trạng dương tính kéo dài đến 3 tuần.

"Tùy thuộc tình trạng lâm sàng, nhiều người triệu chứng nhẹ, không triệu chứng nhưng vẫn dương tính COVID-19 kéo dài. Tình trạng này thường gặp ở những người hơn 40 tuổi", bác sĩ Tuấn thông tin.

Theo bác sĩ Tuấn, điều quan trọng không phải là tình trạng dương tính COVID-19 kéo dài bao lâu, mà là nồng độ virus trong cơ thể thế nào. Mặc dù dương tính COVID-19 nhưng nồng độ thấp, không tăng cao thì cũng không đáng lo ngại. Nếu nồng độ nhiều, tốc độ nhân lên tăng sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. 

Với những đối tượng như vậy cần chủ động dùng thuốc kháng virus sớm, tránh tình trạng dương tính kéo dài làm suy giảm sức khỏe. Cơ thể luôn phải chống chọi với virus trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của người bệnh.

Chia sẻ về vấn đề mắc COVID-19 kéo dài có nguy hiểm không, bác sĩ  Lê Xuân Thắng - nguyên là bác sĩ khoa nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 cho biết: Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bội phát cho người bệnh. Bên cạnh đó, những người có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng có thể chủ quan gây lây lan dịch bệnh.

Duong-tinh-SARS-CoV-2-tren-20-ngay-co-sao-khong-6
Một bệnh nhân F0 nhận túi thuốc gói A gồm các loại thuốc hạ sốt, vitamin để tăng sức đề kháng (Ảnh: Tuổi trẻ)

"Để hạn chế tình trạng mắc COVID-19 kéo dài, người bệnh phải giữ tinh thần thoải mái, ăn uống thêm hoa quả, bổ sung dinh dưỡng để cơ thể tăng đề kháng, tập luyện thể thao nhẹ nhàng. Cơ thể khỏe mạnh mới có thể nhanh chóng hồi phục", bác sĩ Thắng khuyến cáo.

Đồng quan điểm với bác sĩ Thắng, bác sĩ Tuấn nói thêm: "Nhiều người tái dương tính chỉ sau 1-2 ngày, nồng độ virus có thể thấp, tuy nhiên cũng là nguy cơ khiến dịch bệnh lây lan. Ngoài việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng, người bệnh sau khi đã âm tính nên test lại sau 4 ngày để chắc chắn mình đã khỏi bệnh".

Trước đó truyền thông quốc tế từng đưa tin, ông Muzaffer Kayasan (56 tuổi, Thổ Nhĩ Kỳ) đã sống cách ly trong bệnh viện và nhà riêng suốt 14 tháng do ảnh hưởng của COVID-19 và đang tuyệt vọng tìm cách trở về với cuộc sống.

Theo đó, sau khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 vào tháng 11/2020, ông Kaysan đã phải nhập viện và điều trị cho đến khi bệnh của ông bớt trầm trọng hơn. Ông đã vượt qua các triệu chứng tồi tệ của COVID-19, nhưng khác với những người bình thường, virus vẫn còn lưu lại trong cơ thể của người đàn ông này.

Mọi kết quả xét nghiệm đều là dương tính. Thậm chí các bác sĩ đã phải "bó tay" với trường hợp này. Các nhà khoa học cũng đang đi tìm câu trả lời để giải thích cho trường hợp của người đàn ông đặc biệt.

Xem thêm: 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới của Bộ Y tế

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận