Lê Phụng Hiểu: Danh tướng đánh đâu thắng đó, vang danh sử sách với "nhát gươm định loạn"

Đại tướng quân Lê Phụng Hiểu được ca ngợi là người sống hết lòng trung thành với vua, biết điều gì có lợi cho dân cho nước. Tên tuổi và công trạng của ông gắn liền với chuyện "nhát gươm định loạn".

Đỗ Thu Nga
07:00 04/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dũng sĩ "bạt sơn cửu đỉnh"

Lê Phụng Hiểu (982 - 1059) là một đại tướng quân nhà Lý, phụng sự 3 triều đầu tiên của nhà Lý là Lê Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông. Ông chính là người phòng tá Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi (tức Lý Thái Tông).

Theo Wiki, Lê Phụng Hiểu là người hương Băng Sơn, tổng Cổ Đằng, lộ Thanh Hóa (nay là xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Theo sử sách, ông thọ đến 77 tuổi. Ngay từ thuở nhỏ, ông rất yêu thích và ham mê các môn võ thuật, lớn lên nổi tiếng là người sức khỏe muôn địch, đô vật nức tiếng trong vùng, thuộc dạng dũng sĩ “bạt sơn cửu đỉnh” như Hạng Vũ, Phàn Khoán ở Trung Quốc.

Còn theo báo Thanh Hóa, Lê Phụng Hiểu mồ cha từ nhỏ, sống với mẹ trong túp lều dưới chân núi Bưng, làm nghề đốn củi độ Nhật. Núi Bưng tên chữ Băng Sơn hình dáng trông giống cái yên ngựa, hai đầu nhô cao, giữa võng xuống. Tương truyền, thuở xa xưa có ông khổng lồ dọn dẹp núi non để dân lấy làm ruộng. Mỗi hòn núi ông bưng (bê) hai tay, sải chân mấy chục bước, ném một cái xuống biển mất tăm. Bởi vậy dân gian mới gọi ông khổng lồ là Bưng (ông Bưng). Thậm chí, có hòn núi ông đánh rơi xuống đất vỡ đôi giống hình yên ngựa, dân gian gọi là núi Bưng.

Lê Phụng Hiểu lấy hết củi rú Bưng, hàng ngày phải lội qua sông sang vùng rừng núi Hoa Lâm nổi tiếng hùm thiêng rắn độc. Hoa Lâm (nay là xã Hà Lâm, huyện Hà Trùng) có đến 20 ngọn núi đất và đá tạo thành hình thế trùng điệp. Chủ Sơn Hoa Lâm là núi Chiếu Bạch bên sông Chiếu Bạch, ngàn cây tươi tốt, non nước thanh u, một thắng cảnh của phủ Hà Trung thời Lê Nguyễn. Đây cũng là nơi trú ngụ của năm mẹ con hổ dữ, giữa ban ngày ngang nhiên vào xóm làng bắt gia súc, bắt cả người chăn trâu cắt vỏ.

danh-tuong-le-phung-hieu-va-chuyen-ve-nhat-guom-dinh-loan-0
Thuở hàn vi, Lê Phụng Hiểu được ví là “bạt sơn cửu đỉпh” như Hạng Vũ, Phàn Khoán ở Trung Quốc

Khi ấy, Lê Phụng Hiểu thường đốn củi ở Hoa Lâm biết chuyện đã lần lượt đánh chết cả 5 con hổ dữ trong mấy tháng, vác xác về làng. Mỗi con chỉ đổi lấy một bát cơm, không cần báo quan lĩnh thưởng.

Anh chàng thanh niên giết hổ khi ấy tầm vóc to lớn dị thường, càng lớn ăn càng nhiều, chưa bao giờ được bữa cơm no. Trong làng ngoài xã ai thuê gì cũng làm, vì sợ không đủ cơm ăn.

Bây giờ có hai làn Cổ Bi và Đàm Xá tranh giành ruộng đất mà đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Làng Cổ Bi thế yếu đành chịu mất ruộng. Làng Đàm Xá cậy mạnh vì có người tên Tá Lực sức khỏe phi thường cầm đầu đám trai tráng trong làng tay gậy tả xung hữu đột, từ lâu nổi tiếng khắp vùng khiến ai cũng khiếp sợ. Phụng Hiểu biết chuyện thấy bất bình, bảo dân làng Cổ Bi như sau:

"Bà con chịu để cho họ cướp chiếm ruộng đất nay đồng này mai ruộng khác, lấy gì làm ăn sinh sống. Đáng lẽ quan trên phải xét xử, nhưng quan trên không xử, ông Tư xã cũng làm ngơ, vậy để tôi xử cho. Bà con cứ nấu cho tôi ăn một bữa thật no rồi dẫn tôi ra đồng, tôi sẽ đòi lại số ruộng đất bị Đàm Xá họ chiếm đoạt!".

Nghe Phụng Hiểu ăn khỏe, dân làng cùng góp gạo thổi cơm, làm thức ăn. Lê Phụng Hiểu ăn một mạch hết sạch. Sau đó bảo dân làng dẫn mình ra cánh đồng chỉ cho biết địa giới ruộng đất đến đâu, cắm mốc giới đến đó.

Làng Đàm Xá biết tin, Lệnh trưởng liền đánh mõ cá, thổi tù và báo động. Ông Tá Lực lập tức dẫn đầu đoàn trai tráng tay đao, tay gậy kéo nhau ra đồng. Họ xúm lại nhổ hòn đá Phụng Hiểu cắm mốc. Nhưng hòn đá to và sâu, không ai di chuyển được. 

Lúc này, Tá Lực hô quân xông lên vây bắt Phùng Hiểu để đánh, chém nhưng không được. Phùng Hiểu bẻ gãy một cành đa cổ thụ quật ngã trai tráng làng Đàm Xá. Tiếp đó toan đuổi theo nắm lấy cổ Tá Lực định bóp chết. Tá Lực sợ hãi van xin, hứa từ nay không chiếm đất làng Cổ Bi nữa. 

Xong công chuyện, Lê Phụng Hiểu cứ sải bước trở về lều dưới chân núi Bưng, không cần dân làng Cổ Bi tạ ơn. Câu chuyện quật chết hổ dữ ở Lâm Sơn, đánh tan Tá lực lấy lại ruộng cho làng Cổ Bi khiến danh tiếng của Phụng Hiểu lừng lẫy khắp vùng sông Lương, sông Mã. Vậy nên người ta gọi ông là ông Bưng.

Vang danh sử sách với "nhát gươm định loạn"

Uất Trì Kính Đức là một võ tướng và công thần khai quốc của nhà Đường, người có công lớn giúp Lý Thế Dân trở thành Đường Thái Tông, được lưu truyền trong các câu truyện dân gian mang đậm màu sắc tín ngưỡng tôn giáo của Trung Quốc. Lê Phụng Hiểu được so sánh vị tướng này với câu: “Nay gặp biến mới biết Phụng Hiểu trung dũng hơn Kính Đức”.

Danh tiếng của Lê Phụng Hiểu vang xa và nhanh chóng đến tai vua Lý Thái Tổ. Biết Hiểu là kỳ tài đất Ái Châu xưa nay hiếm có nên rất trọng dụng. Điều này khiến chàng trai núi Bưng vô cùng cảm kích, hết lòng phò tá, chẳng bao lâu được phong tới chức Vũ vệ tướng quân, chỉ huy cấm quân bảo vệ Hoàng thành. Sau này, ông đã để lại giai thoại về "nhát gươm định loạn" nổi tiếng trong sử sách Việt Nam.

Theo báo Kiến thức, sau khi vua Lý Thái Tổ băng hà (1028), linh cữu còn chưa kịp an táng thì ba vương khác (con trai của vua) là Đông Chính Vương, Dực Đức Vương và Vũ Đức Vương âm mưu tranh ngôi báu đã cùng nhau đem quân về triều, mai phục trong cung để đánh úp Thái tử Phật Mã - người được truyền ngôi báu trước đó.

Sau khi Thái tử đến điện Càn Nguyên, nhận thấy có biến nên sai tùy tùng đóng hết các cửa điện, lệnh cho các vệ sĩ sẵn sàng phòng ngự. Đồng thời bảo mọi người "ta với anh em không bạc bẽo chút nào. Nay ba Vương lại làm hành động bất nghĩa, quên đi di mệnh của tiên đế, muốn mưu chiếm ngôi báu các khanh nghĩ thế nào?".

Nô thị Lý Nhân Nghĩa tâu rằng "anh em với nhau, bên trong có thể hiệp sức bàn mưu, bên ngoài có thể cùng nhau chống giặc. Nay ba Vương làm phản thì là anh em hay là kẻ thù? Xin cho bọn thần đánh một trận để quyết được thua.”

Song Thái tử Phật Mã vốn là người nhân nghĩa, xót tình cốt nhục không muốn thấy cảnh anh em tương tàn, chém giết lẫn nhau nên cứ mãi không quyết, chỉ khi quân ba Vương vây ráp quá, Thái tử mới đành ủy thác việc chống đối lại cho các triều thần.

Khi ấy, Lê Phụng hiểu rút gương chạy thẳng đến cửa Quảng Phúc và hô lớn "bọn Vũ Đức Vương ngấp nghé ngôi báu, không coi vua kế vị vào đâu, trên thì quên ơn tiên đế, dưới thì trái nghĩa tôi con. Vì thế thần là Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này”.

danh-tuong-le-phung-hieu-va-chuyen-ve-nhat-guom-dinh-loan-8
Lê Phụng Hiểu là công thần phò tá Thái tử Phật Mã đăng cơ

Dứt lời, ông chạy thẳng tới ngựa của Vũ Đức Vương. Vương hoảng loạn quay ngựa chạy nhưng ngựa quỵ gối, Lê Phụng Hiểu chém chết Vũ Đức vương. Đám tàn quân còn lại bị quan quân đuổi theo giết sạch, chỉ còn lại Đông Chính vương và Dực Thánh vương chạy thoát.

Sau khi dẹp xong loạn Tam vương, Lê Phụng Hiểu mặc nguyên giáp trụ chạy về điện Càn Nguyên báo tin cho Thái tử Phật Mã. Thái tử hết sức ca ngợi sự hùng dũng của ông. Sau khi đăng cơ, Phật Mã phong Lê Phụng Hiểu làm Thượng tướng quân, tước Hầu.

Năm 1044, quân Chiêm Thành sang xâm lược nước ta. Lê Phụng Hiểu hộ giá nhà vua đi đánh giặc. Ông làm tướng quân tiên phong, lập nhiều công lớn, danh tiếng lẫy lừng. Khi chiến thắng trở về, vua định công, phong thưởng.

Nhưng xét thấy quyền lực, vàng bạc chỉ là phù du nên ông nói với vua: “Thần không muốn thưởng tước, cũng không dám tham lam công khố, chỉ xin cho về ở núi Băng Sơn, ném đao lớn đi xa, rơi đến chỗ nào trong đất công thì xin ban cho làm sản nghiệp”. Vua bằng lòng, Lê Phụng Hiểu lên  núi và quăng đao xa đến hơn mười dặm, rơi xuống hương Đa Mi, vua lấy ruộng ấy ban cho ruộng gọi là “thác đao điền” (ném đao).

danh-tuong-le-phung-hieu-va-chuyen-ve-nhat-guom-dinh-loan-7
Không chỉ dẹp loạn tam vương, Lê Phụng Hiểu còn có công chống giặc ngoại xâm

Sau này, tên tuổi và công trạng của ông không chỉ được lưu danh sử sách mà còn được dân gian truyền tụng. Nhiều làng xã ở xứ Kinh Bắc đã tôn ông làm Thành hoàng. Trong các trò chơi dân gian có tục thi vật để tưởng nhớ Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu. 

Mặc dù sinh ra ở đất Thanh Hóa, nhưng GS Vũ Khiêu vẫn xếp Lê Phụng Hiểu vào một trong những danh nhân đất Hà Nội. Một phần là do phong tục Hội thề đền Đồng Cổ - đến nay vẫn duy trì đều đặn, thiêng liêng, ở phường Bưởi, Hà Nội - với lời thề độc xuất phát từ lời thề của ông khi chém Võ Đức vương trong loạn tam vương. Ngày nay, ở Hà Nội, Thanh Hóa và nhiều đô thị khác đều có những con đường mang tên ông.

Xem thêm: Chuyện về danh tướng Lê Khôi: Bắt sống 2 đô đốc nhà Minh, dọa quân Chiêm quy hàng

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận