Có một đèo Ngang nên thơ và lãng mạn đến lạ

Đèo Ngang là một địa danh lịch sử, một danh thắng nổi tiếng của dải đất miền Trung. Hình ảnh đèo Ngang xuất hiện rất nhiều trong thơ văn của các thi sĩ xưa.

Đỗ Thu Nga
14:12 07/06/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đèo Ngang nằm cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 100km (theo hướng quốc lộ 1A. Đèo Ngang là ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, dài khoảng 6km.

Đèo Ngang bắc ngang qua dãy Hoành Sơn, đồng thời cũng được coi là một chốt hiểm yếu trên cung đường Bắc - Nam. Trong lịch sử, đèo Ngang là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành.

co-mot-deo-ngang-nen-tho-va-lang-man-den-la-9
Đèo Ngang ngày xưa

Sử sách có ghi, đường thông qua đèo Ngang đã có từ cách đây 1000 năm, từ thời vua Lê Đại Hành (*980 - 1005) nhưng phải đến 500 năm sau thì Hoành Sơn - đèo Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong.

co-mot-deo-ngang-nen-tho-va-lang-man-den-la-0
Đèo Ngang nhìn từ trân cao xuống

Đến năm 1883, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4 mét. Hai bên có thành đăng dài hơn 30 mét, ở trên cửa đắp nổi 3 chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn vẫn còn nhưng không còn nguyên vẹn và uy nghi như ngày xưa.

co-mot-deo-ngang-nen-tho-va-lang-man-den-la-8
Hoành Sơn Quan

Từ Hoành Sơn Quan, du khách phóng tầm mắt có thể nhìn thấy xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) theo hướng Bắc. Nếu nhìn về hướng Nam thì sẽ thấy toàn bộ xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Phía xa xa biển cả là vịnh Hòn La, điểm du lịch sinh thái rất nổi tiếng. Qua đèo Ngang đưa mắt ngắm con đèo uốn lượn quanh đồi, bạn sẽ chìm đắm trong một mảnh xanh ngát của thiên nhiên hùng vĩ.

co-mot-deo-ngang-nen-tho-va-lang-man-den-la-6
Một đoạn đường ở đèo Ngang

Đến đầu tháng 4/2003, nhà nước đã ra chủ trương đầu tư để tu sửa lại đoạn đường đi qua đèo Ngang bằng phương pháp đào hầm giống công trình ở đèo Hải Vân. Đến tháng 6/2004 thì dự án đã hoàn thành và được đưa vào hoạt động với 2 đường hầm: 1 là đường hầm đi bộ, 2 là đường hầm cho phương tiện xe cơ giới. 

Có lẽ ai là người Việt cũng không thể không biết bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan. Trong từng câu thơ đã tái hiện cảnh đèo Ngang đượm buồn, tĩnh lặng. Chính vì thế mà đèo Ngang đi vào lòng người một cách rất nhẹ nhàng, bình dị. 

co-mot-deo-ngang-nen-tho-va-lang-man-den-la-7

Nếu trong "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, cung đèo này hiện lên hết sức trầm mặc thì ngoài hiện thực, đèo Ngang cuốn hút bởi cảnh đẹp và trải nghiệm. 

Độ dốc của đèo Ngang thực sự là trải nghiệm vô cùng kích thích đối với những người đam mê tốc độ, thích đi phượt. Đèo Ngang cũng là địa chỉ check-in vô cùng lý tưởng cho những người mê ảnh. 

co-mot-deo-ngang-nen-tho-va-lang-man-den-la-4

Khi đứng trên đèo Ngang, hòa mình vào thiên nhiên bạn sẽ hiểu được vì sao đèo Ngang trở thành cảm hứng sáng tác của biết bao thi sĩ như: Ngô Thị Nhậm, Nguyễn Thiếp, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Nguyễn Hàm Ninh, Nguyễn Phước Miên, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siệu,...

Xem thêm: Một góc chùa Tà Pạ - chốn "tiên cảnh" linh thiêng ở xứ Thất Sơn An Giang

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận