23 tháng Chạp năm 2023: Có cần cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ Thần Tài không?

Ngày 23 tháng Chạp đang đến gần, tin chắc rằng rất nhiều người thắc mắc: Bàn thờ Thần Tài có phải cúng ông Công ông Táo không? Nếu cần cúng thì cúng như thế nào?

Đỗ Thu Nga
17:30 10/01/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đôi nét về bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa

Thần Tài là một vị thần trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Dân gian tin rằng, Thần Tài là người đảm nhiệm việc trông coi tiền tài của gia chủ, đem lại may mắn.

Còn Thổ Công (Thổ Địa hoặc Ông Địa) là vị thần cai quản một vùng đất nào đó. Trong phạm vi gia đình, Thổ Địa là 1 trong những vị thần cai quản trong nhà. 

Bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa thường được đặt dưới đất, ở góc nhà. Không nên đặt bàn thờ của 2 vị thần này ở phía dưới cầu thang. 

Co-can-cung-ong-Cong-ong-Tao-o-ban-tho-Than-Tai-khong-3

Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa là phải đặt theo hướng tốt của gia đình, hoặc đặt theo cách hứng lấy dòng vượng khí bên ngoài.  Phía sau bàn thờ phải được che chắn kỹ để tránh làm tổn hao tài khí. Và tuyệt đối không được đặt bàn thờ gần khu vực vệ sinh, bụi rậm, nơi ô uế... 

Ngày 23 tháng Chạp, bàn thờ Thần Tài có cần cúng ông Công ông Táo không?

Cúng ông Công ông Táo là truyền thống lâu đời của người Việt. Việc này được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp nhằm thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh đã vất vả cai quản, phù trợ gia đình gặp nhiều cát lành. Đồng thời cũng thể hiện mong muốn năm mới tiếp tục được các vị thần che chở phù hộ. 

Ngày 23 tháng Chạp sắp đến, nhiều người thắc mắc về vấn đề: Có cần phải cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ Thần Tài không? 

Theo chia sẻ của một số người: Các cửa hàng kinh doanh thường có bàn thờ Thần Tài và được chăm sóc rất kỹ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nhất định phải cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ thần tài.

Co-can-cung-ong-Cong-ong-Tao-o-ban-tho-Than-Tai-khong

Theo đó, nếu cửa hàng đang kinh doanh đồ ăn thì nên cúng. Còn nếu cửa hàng không có bếp, không liên quan đến nấu nướng thì không nên cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ Thần Tài. Bởi vì cửa hàng thường thờ Thần Tài và Thổ Địa. Hai vị thần này lại có văn hóa thờ cúng riêng vào ngày lễ hóa vàng đầu năm, được tổ chức vào mùng 2 đến mùng 5 tháng Giêng.

Tóm lại, việc cúng ông Táo ở cửa hàng kinh doanh là không bắt buộc. Nên tùy thuộc vào kinh tế, văn hóa của từng vùng miền.

Với các cửa hàng đồ ăn, cúng ông Công ông Táo ở ban Thần Tài thì cần chuẩn bị những gì?

Các vật phẩm các gia chủ cần chuẩn bị cho lễ cúng ban Thần Tài dịp 23 tháng Chạp như:

Gạo, muối

Tiền vàng

Nến

Trầu cau

Hương thắp

Hoa tươi

Đồ cúng (Hoa quả, bánh kẹo…)

Đồ uống (nước, bia, nước ngọt…)

Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị nước ngũ vị (nước bưởi) hay rượu gừng sạch (dùng củ gừng tươi, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu, tốt nhất được ngâm trong 7 ngày, 7 đêm); khăn (chổi chít nhỏ) sạch phục vụ cho việc bao sái ban thờ Thần Tài – Thổ Địa.

Lễ vật cốt ở chân tâm, lòng thành kính. Tùy vào điều kiện mà mỗi gia chủ có thể chuẩn bị lễ chay hay thêm một số đồ mặn (như rượu, thịt gà, giò chả..) cho chu tất.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ Thần Tài ngày 23 tháng Chạp

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Một số lưu ý quan trọng khi cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ Thần Tài

- Bao sái bàn thờ Thần Tài với tâm lý hoan hỉ, ăn mặc chỉnh tề.

Co-can-cung-ong-Cong-ong-Tao-o-ban-tho-Than-Tai-khong-1

- Về thứ tự tịnh sái trên ban thờ: Nếu ban thờ có bài vị, ta sẽ làm sạch bài vị trước, sau đó mới đến bát hương; sau cùng mới là các đồ thờ khác.

-Khăn lau hay chổi phục vụ việc tịnh sái ban thờ nên là đồ mới hay chuyên dụng, tránh dùng đồ bẩn hay chung đụng. Với khăn hay chổi đã quá cũ, cần thay đồ mới.

- Sử dụng nước ngũ vị để tịnh sái bàn thờ.

- Tuyệt đối không xê dịch bát hương Thần Tài; kỵ làm đổ vỡ đồ cúng tế.

- Các bước bao sái đều phải khấn xin thần linh.

- Lộc sái sau khi cúng chỉ tán cho người nhà, tránh chia cho người ngoài.

- Khi cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ Thần Tài thì cần trang nghiêm, khấn đúng văn khấn. Khi hương cháy hết 2/3 thì mới được xin lễ.

Xem thêm: Ông Công ông Táo 2023 rơi vào thứ mấy, ngày bao nhiêu dương lịch?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận