Chuyện về thành phố tâm linh Varanasi trước khi bị COVID-19 càn quét

Varanasi là thành phố tâm linh bên bờ sông Hằng - nơi những người theo đạo Hindu thực hiện nghi lễ tắm sông, tẩy trần. 

Đỗ Thu Nga
11:29 22/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thánh địa Varanasi của người theo đạo Hindu

Varanasi là thành phố nằm ở phía Bắc Ấn Độ, tên cổ xưa là Benares, lịch sử còn gọi là “Gasi” cách Agra khoảng 500 km. Đây là thành phố cổ bên dòng sông Hằng huyền thoại. Varanasi là 1 trong 3 thành phố cổ nhất thế giới với lịch sử hơn 5.000 năm tuổi.

Varanasi là thành phố thành, là trung tâm trong suốt hàng ngàn năm của Hindu giáo. Tương truyền, 6.000 năm trước thành phố này do thần Shiva - một vị thần của Đạo Hindu lập ra, bất kỳ người nào chết ở đây đều đến được với thần Shiva. Từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI trước Công nguyên, thành phố này trở thành trung tâm tôn giáo của Ấn Độ.

Nhắc đến Varanasi là nhắc đến sông Hằng và những Ghat dọc hai bên bờ sông. người dân địa phương sinh hoạt, hỏa táng người đã khuất tại sông Hằng. Nghi lễ hỏa táng này được coi trọng vì đó là 1 bước để đạt đến cõi niết bàn. 

chuyen-ve-thanh-pho-tam-linh-varanasi-truoc-khi-bi-covid-19-can-quet-8
Với người theo đạo Hindu, Varanasi là thành phố tâm linh

Ghat theo tiếng Hindi có nghĩa là những bậc thang. Dọc một đoạn sông dài khoảng 5 dặm có tất cả 84 Ghat lớn nhỏ, nhưng trong đó chỉ có một vài Ghat quan trọng nhất và tập trung nhiều tín đồ nhất. 

Người Ấn Độ coi sông Hằng là sông Thánh, coi sông Hằng là hoá thân của nữ thần Ganga, vợ của thần Shiva. Vì vậy, họ rất kính trọng sông Hằng. Tương truyền, sự kính trọng này bắt nguồn từ truyền thuyết: Sông Hằng chảy xiết, sóng to gió lớn, thường gây ngập lụt, phá hủy mùa màng, tàn hại sinh linh.

Để rửa sạch lỗi lầm của các bậc tiền bối, có một quốc gia đã cầu xin các thần linh trên trời giúp đỡ thuần phục sông Hằng, tạo phúc cho dân chúng. Thần Shiva đến chân núi Himalaya xõa tóc xuống mặt đất làm cho dòng thác sông Hằng chảy qua tạo thành 7 dòng nước chảy từ từ, tưới mát đồng ruộng hai bên bờ sông.

Từ đó, người dân hai bên bờ sông Hằng được sống yên ổn. Để cảm tạ thần Shiva, người dân Ấn Độ đã coi sông Hằng là sông Thánh. Hằng năm, người dân khắp Ấn Độ đổ về  thánh địa Varanasi, nơi ở của thần Shiva, họ đều xuống sông này tắm rửa, gột bỏ mọi tội lỗi trong năm.

chuyen-ve-thanh-pho-tam-linh-varanasi-truoc-khi-bi-covid-19-can-quet-7
Người theo Đạo Hindu khắp Ấn Độ tìm về sông Hằng ở Varanasi để cầu nguyện xin phước, tắm gột trần và để được chết ở đây

Thậm chí, trong thần thoại Hindu còn kể rằng, sông Hằng chảy từ thiên đường xuống hạ giới. Vì thế, ngôi nhà thực sự của sông Hằng theo Ấn Độ giáo là thiên đường. Đỉnh Himalaya chính là nơi bắt nguồn ở hạ giới.

Rất nhiều người Hindu tin rằng, trên mảnh đất Varanasi này, sông Hằng chảy hướng lên thiên đàng. Với những người theo đạo Hindu thì Vasanasi là thánh địa linh thiêng bậc nhất – thành phố của thần Shiva. Họ nguyện được chết tại đây, tro cốt phải được rải xuống sông Hằng, chu kỳ tái sinh vĩnh cửu (samsara) của họ sẽ kết thúc và đi tới cõi niết bàn (moksha).

Với người theo đạo Hindu ở Ấn Độ, cái chết không phải là một gánh nặng. Khi biết bản thân không sống được bao lâu, họ tiến hành hành hương về Varanasi được chết bên bờ sông Hằng. Vì vậy, thánh địa Varanasi có rất nhiều người già, ốm, người chết và quả phụ. 

chuyen-ve-thanh-pho-tam-linh-varanasi-truoc-khi-bi-covid-19-can-quet-9

Tín đồ Hindu tin rằng, thi thể người phàm phải được thiêu cháy. Chỉ có thánh nhân là ngoại lệ, bởi họ đã hợp nhất với thần. Sau khi chết, thi thể thánh nhân được các tín đồ đặt vòng hoa, buộc đá đặt xuống sông Hằng. Điều này lý giải cho việc, người theo đạo Hindu lại gột rửa thân thể ở nơi đây và nghĩ rằng sông Hằng sẽ giải phóng họ khỏi mọi lỗi lầm trên thế gian này.

Sáng nào cũng vậy, người theo đạo Hindu thức dậy sớm, ra các Ghat ở dọc bờ sông Hằng tắm rửa, họ cầu nguyện, tập yoga chào đón ngày mới, họ hài lòng với nếp sống đó. Thờ cúng và cầu nguyện là nhu cầu thiết yếu của họ, giống như chúng ta phải ăn cơm mỗi ngày vậy.

Sông Thánh và lễ hội Kumbh Mela 

Sông Hằng (sông Thánh) là nơi để người theo đạo Hindu tắm gội, tẩy trần. Họ lấy nước sông Hằng về phục vụ sinh hoạt. Hằng đêm, bến sông Hằng là sân khấu lớn, nơi biểu diễn những nghi lễ truyền thống.

Đặc biệt vào trung tuần tháng 7, khi Ấn Độ bước vào mùa mưa thì cũng là lúc lễ hội thần Shiva diễn ra. Lúc này những đoàn thanh niên mặc trang phục cam, gánh hai bình nước nhỏ trên vai sẽ xuất hiện.

chuyen-ve-thanh-pho-tam-linh-varanasi-truoc-khi-bi-covid-19-can-quet-5
Các Ghat còn dùng để tổ chức các nghi lễ tế thần hằng đêm ở Varanasi

Họ là những người theo đạo Hindu, đang thực hiện nghi lễ hằng năm là đem nước từ sông Hằng về đền thờ địa phương của mình để thờ cúng. Họ tin rằng, nước sông Hằng không hề bốc hơi như những loại nước khác nên họ đem chúng về để thờ phụng quanh năm. 

Những người này có thể đi hàng trăm km với đôi chân trần để lấy nước sông Thánh về. Trong quá trình gánh không được đặt nước xuống đất. Đây là quy định bất di bất dịch hàng ngàn năm nay và người theo đạo Hindu vui vẻ chấp nhận sứ mệnh trên với lòng thành kính vô hạn.

Nghi thức tắm sông Hằng được xem là nghi thức đánh dấu cao điểm của lễ hội  Kumbh Mela của Ấn Độ Giáo kéo dài đến ba tháng. Ngày 15/4 là ngày cuối cùng trong 4 ngày được coi là lành nhất trong lễ hội. Ban tổ chức ước tính chỉ riêng hôm đó đã có hơn 8 triệu người thực hiện nghi thức tắm ở sông Hằng trên một khúc sông dài 15 km.

chuyen-ve-thanh-pho-tam-linh-varanasi-truoc-khi-bi-covid-19-can-quet-4
Nghi thức tắm gội cho người chết trước khi hỏa táng

Theo truyền thuyết, những người tắm nước thiêng trong lễ hội này sẽ đươc thần linh ban phước. Ngoài ra, tắm sông Ấn cũng là một cách để gột rửa tội lỗi, tiến gần tới sự cứu sinh.

Được biết, Kumbh Mela được tổ chức 3 năm một lần, mục đích để tưởng niệm một trận chiến huyền thoại giữa các thần linh và ma quỷ để giành một bình chứa mật hoa trường sinh. 

Theo truyền thuyết 4 giọt mật đã rơi xuống bốn thị trấn khác nhau của Ấn Độ và lễ hội được tổ chức luân phiên tại các thị trấn này. Lễ hội Kumbh Mela được mô tả là cơ hội để thể hiện lòng mộ đạo độc nhất vô nhị trên thế giới.

chuyen-ve-thanh-pho-tam-linh-varanasi-truoc-khi-bi-covid-19-can-quet-3
Nghi thức tắm sông Hằng ở vùng đất thánh

Ấn Độ tang thương vì COVID-19

Người Ấn Độ ngừng coi trọng đại dịch là 1 trong những nguyên nhân khiến COVID-19 bùng nổ, lan rộng ở rất nhiều thành phố lớn, trong đó có Thánh địa Varanasi. Người dân đổ về tham gia lễ hội Kumbh Mela mà không hề có biện pháp phòng tránh dịch đã khiến COVID-19 "bay" xa hơn.

Theo Vietnamnet, ban đầu Haridwar Kumbh Mela được lên kế hoạch vào năm sau, nhưng nó đã được dời lên năm nay do những lo ngại về chiêm tinh học. Các lễ hội trước đây đã chứng kiến tới 30 triệu người tụ tập trong 1 ngày và mặc dù số trường hợp lây lan gia tăng và lo ngại về việc nó là một sự kiện siêu lan rộng, lễ hội vẫn diễn ra theo kế hoạch, các quan chức cũng nói nó sẽ không bị cắt ngắn.

Bên cạnh đó, phần lớn đất nước tổ chức lễ Holi vào cuối tháng 3, và giống như lễ Kumbh Mela, những người tham dự có xu hướng bỏ qua việc đeo khẩu trang cũng như giãn cách xã hội. 

Đến thời điểm hiện tại, dịch COVID-19 ở Ấn Độ vẫn diễn biến phức tạp. Vào ngày 21/5, có thêm 4.209 người chết vì COVID-19 trong vòng 24 giờ, tăng so với số ca tử vong mới 3.874 của hôm qua 20.5 và thấp hơn con số kỷ lục 4.529 được công bố ngày 19/5, theo Reuters. Dữ liệu mới còn cho thấy có thêm 259.551 ca nhiễm Covid-19, giảm so với số ca nhiễm mới 276.110 được ghi nhận ngày 20/5. 

chuyen-ve-thanh-pho-tam-linh-varanasi-truoc-khi-bi-covid-19-can-quet-2
Hình ảnh từ trên cao của các tín đồ đạo Hindu đang trầm mình xuống nước trong lễ hội Kumbh Mela

Tính đến 21/5, tổng số ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ là 26,03 triệu ca, với 291.331 ca tử vong. Số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt bị cho là do biến thể mới B.1.617 của virus gây COVID-19, cùng những sự kiện tôn giáo và chính trị thu hút nhiều người tham gia.

Vào cuối tháng 4/2021, theo hãng tin Sputnik, nhiều người dân tham gia các nghi lễ, cầu nguyện và tắm rửa trên sông Hằng trong những ngày cuối của lễ hội Kumbh Mela không đeo khẩu trang, cũng như không tuân thủ các biện pháp ‘giãn cách xã hội’ phòng dịch.

Aditya Kapoor, cư dân thành phố Haridwar, Ấn Độ cho biết, số người tham dự những ngày cuối lễ hội Kumbh Mela đã ít hơn rất nhiều so với thời điểm cuối tháng Ba và đầu tháng Tư.

“Lẽ ra không nên tổ chức lễ hội tại thành phố Haridwar trong năm nay. Haridwar là một thành phố nhỏ, và chúng tôi không có các phòng thí nghiệm về bệnh lý công nghệ cao hay những bệnh viện đủ lớn để có thể đối phó nếu dịch bệnh bùng phát giống như tại thủ đô New Delhi”, anh Shashank Kashyap, một cư dân Haridwar nói.

Xem thêm: Những tục lệ văn hóa kỳ quái chỉ có ở Ấn Độ vẫn tồn tại đến hôm nay

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận