Chuyện về người gửi "Nắm đất miền Nam" ra Bắc kính dâng lên Bác Hồ năm 1954

Thời gian trôi qua, những nhân chứng lịch sử người mất người còn, nhưng một điều chắc rằng "Nắm đất miền Nam" mãi là khát vọng hòa bình thống nhất, là tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác Hồ kính yêu.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ bức ảnh tư liệu quý về sự kiện người gửi nắm đất miền Nam ra Bắc kính dâng lên Bác Hồ năm 1954.

Còn bức tượng "Nắm đất miền Nam" hiện đang được trưng bày tại một số Bảo tàng quốc gia như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bến cảng Nhà Rồng. 

Đại tá Phạm Quốc Vinh, nguyên cán bộ điện ảnh Quân giải phóng, Cục chính trị Quân giải phóng Miền B2 vẫn còn lưu giữa bức ảnh lưu niệm được chụp từ năm 1954. Mặc dù bức ảnh  đã nhuốm màu thời gian, song hình ảnh còn khá rõ.

Đại tá Phạm Quốc Vinh đã kể về những con người trong bức ảnh mà ông đang cầm tay. Đó là một bà má miền Nam tên Nguyễn Thị Tẩu (quê ở xã Thái Hòa, huyện Lái Thiêu, tỉnh Thủ Biên 0 nay là xã Khánh Vân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) vùng chiến khu Đ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bà chính là người mẹ đã gửi nắm đất miền Nam ra Bắc kính dâng lên Bác Hồ khi các chiến sĩ Đông Nam Bộ tập kết ra miền Bắc sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết năm 1954. 

Chuyen-ve-nguoi-gui-Nam-dat-mien-Nam-ra-Bac-kinh-dang-len-Bac-Ho-0

Người ngồi thứ nhất từ trái qua phải là bá má Nguyễn Thị Tẩu; người thứ hai là mẹ của chiến sĩ Tương; người thứ ba là chiến sĩ Tương; người thứ tư là vợ cháu Đúng. Phía sau bức ảnh có bút tích của chiến sĩ Tương với dòng chữ: “Tương trong bộ quân phục, bên 2 mẹ hiền, vợ cháu Đúng, trên miếng đất nhỏ hẹp của căn cứ Tân Thái đã nếm mùi gian khổ, nguy hiểm lúc chiến tranh. 12/8/1954 Tương”.

“Sau ngày miền Nam giải phóng, nhân chuyến đi công tác tại các tỉnh phía Nam sưu tầm tư liệu để viết kịch bản phim tài liệu “Miền Nam với Bác Hồ” của điện ảnh Quân đội, tôi đã tham dự Hội nghị cựu chiến binh Quân khu 7. Qua trò chuyện tôi đư­ợc biết tham dự hội nghị có đồng chí Tương là người được bà mẹ Nguyễn Thị Tẩu gửi nắm đất miền Đông Nam Bộ ra Bắc kính dâng lên Bác Hồ trước khi anh Tương ra Bắc tập kết năm 1954. Qua sự giới thiệu của bè bạn, tôi đã gặp chiến sĩ T­ương trong giờ nghỉ của hội nghị. Anh Tương cho biết, đây là bức ảnh lưu niệm anh chụp cùng mẹ, bà Nguyễn Thị Tẩu và cháu Đúng, tại căn cứ Tân Thái ngày 12/8/1951. Trước khi lên đường tập kết ra miền Bắc năm 1954, anh Tương đã đưa cho mẹ bức ảnh này làm kỷ niệm. Anh Tương tặng cho tôi bức ảnh để tôi có thêm tư liệu làm phim”, Đại tá Vinh kể.

Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, để tìm hiểu rõ hơn, họ đã gửi thư liên hệ với UBND xã Khánh Vân và Ban chỉ huy quân sự huyện Tân Uyên (tỉnh Bình Dương). Ngày 13/7/2005, họ đã nhận được thư trả lời của ông Nguyễn Uyên (ấp Phước Thái, xã Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ông Uyên là người đã trực tiếp tham gia và phụ trách việc tập kết ra Bắc vào thời gian đó.

Ông Uyên hồi hưởng: “Đêm 17/7/1954, huyện họp mặt dân ở các xã để xác định nhiệm vụ ng­ười tập kết ra miền Bắc, người ở lại miền Nam quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của Đảng giao. Trong cuộc họp, bà má Nguyễn Thị Tẩu đề nghị đoàn tập kết ra miền Bắc mang gói đất miền Nam ra Bắc dâng lên Bác Hồ để lưu niệm thể hiện nguyện vọng của đồng bào miền Nam mong sớm thực hiện hiệp thương thống nhất đất nước theo Hiệp định Giơnevơ. Má dặn lực lượng vũ trang miền Nam khi tập kết ra miền Bắc phải tích cực rèn luyện, tu dưỡng, sức khoẻ và học tập thật tốt các mặt, nếu thực dân Pháp không thực hiện hiệp thương, thì đề nghị với Bác Hồ cho trở về miền Nam chiến đấu giải phóng thống nhất Tổ quốc. Ngày 20/7/1954, đoàn hành quân đến tập trung ở tỉnh Thủ Biên để xuống tàu biển đi ra Bắc đến tập kết tại bến Sầm Sơn (Thanh Hóa). Đồng chí Võ Thanh Hùng (Tương) là người đã mang gói đất miền Nam trên chuyến tàu đó”.

Chuyen-ve-nguoi-gui-Nam-dat-mien-Nam-ra-Bac-kinh-dang-len-Bac-Ho
Bức tượng “Nắm đất miền Nam”

Ông cũng cho biết thêm một số thông tin về những người trong ảnh. Từ trái qua phải, người thứ nhất là má Nguyễn Thị Tẩu; người thứ hai là má Bồ Thị Lùng - má nuôi của đồng chí Võ Thanh Hùng (Tương); người thứ ba là đồng chí Võ Thanh Hùng (Tương) nguyên phó Ban tình báo huyện Lái Thiêu, tỉnh Thủ Biên; người thứ tư là Trần Thị Bê, vợ đồng chí Đúng, trinh sát đặc công của huyện Lái Thiêu, đã chiến đấu và hy sinh đêm 30/12/1953 sau một ngày tổ chức lễ cưới, tức là ngày 29/12/1953. Bà má Nguyễn Thị Tẩu đã mất ngày 6/12/1987, những người khác trong ảnh cũng đã mất, duy chỉ còn đồng chí Võ Thanh Hùng (Tương).

Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ và trưng bày bức tượng “Nắm đất miền Nam” của nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi (1914-1996) hội viên ngành đồ hoạ, Hội Mỹ thuật Việt Nam, sáng tác năm 1955. Tượng bằng chất liệu thạch cao (Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã chuyển sang chất liệu đồng để trưng bày phục vụ công chúng), kích thước 91cm thể hiện hình tượng bà mẹ Miền Nam đưa cho anh bộ đội nắm đất miền Đông Nam Bộ, cháu bé gái đưa cho anh bộ đội quả xoài (một loại quả của miền Nam) trước lúc anh bộ đội ra miền Bắc tập kết. 

Để tìm hiểu rõ hơn những thông tin xung quanh bức tượng "Nắm đất miền Nam", phía Bảo tàng lịch sử quốc gia đã tìm đến nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi ở số 23 phố Hàng Phèn - Hà Nội và đã gặp bà Phạm Thị Hiền, là con gái đầu của nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi. Bà cho chúng tôi biết: Sau ngày hoà bình lập lại 1954, tại ngôi nhà số 65 phố Nguyễn Thái Học - tập thể của Hội Mỹ thuật Việt Nam, nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi đã đọc trên báo có viết về sự việc “Nắm đất miền Nam”, sự việc này đã tạo ra ý tưởng sáng tác cho ông. Được sự giúp đỡ của bè bạn tìm cho ông người làm mẫu là bà má miền Nam, anh bộ đội tập kết ra Bắc (có tên là Bảy) và một cháu bé gái để ông sáng tác tác phẩm này.

Thời gian đã trôi qua, những nhân chứng của sự kiện lịch sử này người còn người mất, nhưng có một điều chắc chắn rằng “Nắm đất miền Nam” mãi là khát vọng hoà bình thống nhất đất nước và tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác Hồ kính yêu. Sinh thời, Bác Hồ luôn dành cho đồng bào miền Nam những tình cảm sâu đậm, trước lúc đi xa, trong Di chúc Người luôn mong ước đến ngày đất nước thống nhất sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc để thăm hỏi đồng bào và chiến sĩ cả nước. Mặc dù mong ước đó chưa thực hiện được, nhưng tình cảm của Bác Hồ dành cho miền Nam luôn mãi là “Miền Nam yêu quí luôn luôn trong trái tim tôi”, miền Nam “Thành đồng Tổ quốc”.

(Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia)

Xem thêm: Sự thật ít biết về "cuộc chiến âm thanh" hai bên bờ sông Bến Hải thời kháng chiến chống Mỹ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Thời chiến, lính Mỹ không chỉ khiếp sợ trước tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam mà còn kinh hãi trước những "độc chiêu" chiến tranh du kích "có một không hai" của chúng ta.

Dùng dây thun từ bé nhưng ít ai biết được đó là 'độc chiêu' trong chiến tranh du kích khiến lính Mỹ khiếp vía
0 Bình luận

Bà Phạm Thị Thao chính là nữ thủ lĩnh "vai trăm cân, chân vạn dặm" gùi gạo, cõng đạn tiếp sức cho bộ đội quân khu 5. Vào những năm 1968 - 1972, nữ thủ lĩnh cam trường này còn là nỗi khiếp sợ của lính Mỹ.

Huyền thoại nữ tiểu đoàn 'vai trăm cân, chân vạn dặm' khiến lính Mỹ ám ảnh
0 Bình luận

Trong lịch sử Việt Nam, trận đánh Vạn Tường chính là cuộc đối đầu đầu tiên giữa quân đội Mỹ và quân giải phóng của ta.

Chiến lược đánh du kích khiến lính Mỹ 'chùn bước' ngay lần đầu tiên chạm mặt quân giải phóng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 giờ trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

PC Right 1 GIF
Đề xuất