Đầu xuân kể chuyện người đàn ông 40 năm sống phận "bóng rỗi" cầu phúc, cầu an cho người đời

Cứ Tết đến xuân về, nghệ nhân Lê Minh Hùng lại hóa thân thành "cô bóng" trong nghệ thuật múa bóng rỗi để làm lễ cầu phúc, cầu an cho mọi người.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Múa bóng rỗi là một loại hình nghệ thuật hát nghi lễ. Loại hình này thường được tổ chức trong dịp lễ hội tại các đình, miếu ở Nam Bộ, Sau khi cúng lễ, tiết mục múa, hát bóng rỗi được đưa ra biểu diễn, Thông thường, nghệ nhân múa sẽ là nam giả nữ. 

Múa bóng rỗi nở rộ nhất vào những ngày đầu năm. Đây cũng là dịp các nghệ nhân múa bóng rỗi "đắt khách" nhất. 

Trong những ngày đầu năm, nghệ nhân múa bóng rỗi Lê Minh Hùng (61 tuổi, ngụ tại TP Tân An, tỉnh Long An) lịch trình dày đặc. Ông đi cúng đình, miếu từ tỉnh này sang tỉnh khác khắp miền Tây. 

chuyen-nguoi-dan-ong-40-nam-song-phan-bong-roi-0
Tạo hình "bóng rỗi" của nghệ nhân Minh Hùng

Nghệ nhân Lê Minh Hùng nói, công việc múa bóng rỗi của mình "vắt" từ tháng Giêng đến tháng Tư âm lịch. Tết đến hầu như ông không đón Tết, du xuân cùng gia đình. Ông đi múa bóng rỗi ở nhiều đình, miếu lớn khắp ở các tỉnh miền Tây. 

Để trở thành một "cô bóng đắt khách" là điều không hề đơn giản. Nó phải hội tụ yếu tố yêu, đam mê đến kỳ cùng và phải đủ độ lượng, chịu đựng sự kỳ thị, khinh bỉ của người đời. Đây là đánh giá của nghệ nhân Minh Hùng về nghề múa bóng rỗi.

Nghệ nhân Minh Hùng cho biết, nghiệp múa bóng rỗi đến với ông từ sự đam mê và những trận đòn roi đau đớn. Năm 17 tuổi, ông bị những điệu múa, câu hát, tâu rỗi... mê hoặc. "Không hiểu vì sao những câu hát, mời trầu, tâu rỗi... của cô bóng hòa nhịp theo nhịp đàn khiến tôi mê đắm. Tôi me emuas bóng rỗi đến mức giấc ngủ, tôi cũng mơ thấy mình đang múa rồi tay chân huơ lung tung", ông Hùng kể.

Thế nhưng, niềm đam mê múa bóng rỗi lại trở thành nỗi đau của gia đình, dòng họ. Không ai chấp nhận nghệ nhân Minh Hùng đi múa bóng rỗi; không ai chấp nhận ông họa mặt giả gái đi múa ở đình, miếu. Có lần ông Hùng bị đánh đến ngất xỉu vì cãi lời cha mẹ cố theo đuổi đam mê của mình.

Song những trận đòn roi ấy không thể ngăn cẳn được niềm đam mê bóng rỗi của nghệ nhân Minh Hùng. Có năm quê nhà ngập lụt, cha mẹ lo cất lúa, gạo còn ông Hùng bế em lội nước đến miếu múa bóng rỗi. Rồi sự việc bại lộ, ông lại bị đánh.

chuyen-nguoi-dan-ong-40-nam-song-phan-bong-roi-9

“Vừa đánh, người nhà tôi vừa hỏi: “Mày có bỏ không?". Dù rất đau, tôi cũng cắn răng trả lời: “Dạ không”. Thế là, tôi lại bị đánh. Đánh mãi tôi không bỏ, sau này má tôi cũng có phần buông”, ông Hùng kể.

“Thấy vậy, tôi tỉ tê, năn nỉ mẹ cho đi làm bóng. Bà nói: “Mày là con trai đi làm bóng coi sao được”. Tôi biết bà thương tôi lắm nên cứ năn nỉ hoài. Biết không thể ngăn cản, cuối cùng bà cũng đồng ý", ông kể thêm.

Năm 17 tuổi, ông Hùng chính thức học nghề múa bóng rỗi. 7 năm sau, ông hành nghề tích cực và cũng đúng lúc đó bị người thân từ mặt. Tuy vậy, ông không từ bỏ đam mê mà dành nhiều thời gian nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều dụng cụ cho các bài múa cổ. 

Ông từng dành nhiều thời gian để sắp xếp lại và làm rõ hơn ý nghĩa, nội dung của các bài múa cổ như múa lộc bình, múa lu, múa dâng hoa, múa ghế, múa lông công, múa rắn...

Khi sự nghiệp đang phát triển, ông Hùng quyết định cưới vợ. Ông giấu vợ về nghề "bóng rỗi" của mình. Nhưng 1 năm sau ông quyết định bộc bạch với vợ vì không thể chịu đựng thêm được dằn vặt tân lý. Khi biết chuyện, vợ ôm im lặng. Đó có lẽ là cú sốc lớn nhất với vợ ông.

"Một đêm dài lê thê tôi ghé vào tai bà ấy hỏi: "Em có buồn không? Thế mà ấy nói rằng nghề nào cũng là nghề, miễn sao tôi thích là bà ấy vui rồi", nghệ nhân Minh Hùng chia sẻ. 

Cũng từ đó, tâm tư ông được thoải mái hơn và làm nghề nhiệt huyết hơn. Vợ ông trở thành hậu phương vững chắc để ông phát triển nghề bóng rỗi. Bà đứng sau chuẩn bị áo lớn, áo nhỏ của phụ nữ để chồng làm "bóng".

Mỗi lần nhắc đến vợ, ông Hùng tự hào vô cùng bởi bà biết cảm thông, chia sẻ và luôn yêu thương ông. Cũng bởi vì thế mà ông có động lực để theo đuổi đam mê suốt 40 năm. 

Thế nhưng, bên cạnh những lúc thăng hoa, nghệ thuật múa bóng rỗi cũng mang đến cho ông không ít ê chề. "Hơn 40 năm theo nghề, tôi bị người ta kỳ thị, khinh miệt nhiều lắm. Có người chửi tôi là đàn ông không ra đàn ông, đàn bà không ra đàn bà. Nhiều người còn nói những lời hết sức nặng nề, thậm chí là miệt thị. Trong lúc hóa thân thành "cô bóng", có người còn có hành động sàm sỡ, quấy rối...", ông Hùng kể.

Những lúc như thế, ông đau khổ vô cùng nhưng vì nghề, vì đam mê, ông gạt bỏ mọi kỳ thị để bám nghề. Khát vọng đầy nhân văn với bộ môn này đã giúp ông gặt hái được nhiều thành công. 

Nghệ nhân Lê Minh Hùng từng tham gia nhiều cuộc thi về múa bóng rỗi và đạt giải cao. Năm 2017, trong cuộc thi múa bóng rỗi lần đầu tiên được tổ chức tại Tiền Giang, ông đạt giải nhất. Trong năm đó, ông tiếp tục đạt huy chương vàng. Sau đó, ông tiếp tục đạt huy chương vàng trong kỳ thi tổ chức tại TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Sau đó, ông đạt giải nhì khi cuộc thi nói trên được tổ chức tại tỉnh Đồng Nai. Năm 2019, ông vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Câu chuyện đầy xúc động về đôi vợ chồng tí hon Văn Hùng - Diễm My sau 1 năm kết hôn

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Đến nay, ông Được "Đen" không nhớ nổi đã bao nhiêu lần "cướp cơm của Hà Bá", cũng không nhớ hết đã giúp bao nhiêu đứa trẻ ở xóm liều được khai sinh và đến trường.

Chuyện 'kẻ cướp cơm Hà Bá' mang ánh sáng tri thức đến cho trẻ em xóm liều ở dưới bãi đá sông Hồng
0 Bình luận

Dù Tết đã cận kề, người mẹ trẻ vẫn đành lòng bàn với chồng cùng nhau bán nhà, gom tiền để chữa trị cho đứa con duy nhất bị ung thư máu.

Xót lòng người mẹ trẻ cầu xin cứu giúp cho đứa con duy nhất bị ung thư máu
0 Bình luận

Dù bị bố bỏ rơi, lại mắc bệnh hiểm nghèo, cậu bé 12 tuổi Hải Đăng (Kiên Giang) không hề than khóc mà chỉ mong sớm khỏe để chăm mẹ với em. 

Cậu bé bị bạch cầu nén đau trị bệnh và mơ ước khỏe mạnh để chăm mẹ với em
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất