Lão nông "gàn dở" với rừng lim cổ thụ: "Tiền nhiều mấy tiêu cũng hết, nhưng rừng chặt đi thì tiếc cả đời người"

Bao nhiêu thương lái đến hỏi mua lim cổ thụ là bấy nhiêu lần lão nông Triệu Tài Cao lắc đầu. Dù họ ra giá cao đến mấy thì cũng không bán, vì ông quan niệm "đó là khu rừng máu thịt".

Đỗ Thu Nga
10:12 18/02/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Căn nhà nhỏ đơn sơ của gia đình lão nông người Dao Triệu Tài Cao (thôn Bằng Anh, xã Tân Dân, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) nằm lọt thỏm dưới chân đèo Hạ My. Nhà già Cao được bao quanh bởi cây cối xanh um tùm, nếu không để ý kỹ, có khi chẳng nhìn thấy.

Ngồi nhìn xa xăm, già Cao hạ giọng kể, cách đây gần 1 thế kỷ ông đã chọn nơi này để an cư lạc nghiệp. Gia đình ông ông sống du canh du cư, cứ nơi nào đất cằn cỗi không còn canh tác được nữa thì sẽ gói ghém khăn áo bỏ đi nơi khác. 

Già Cao nhớ lại, những năm 60 của thế kỷ trước, ông theo bố băng rừng đi tìm trầm hương theo lời đồn "trúng trầm là đổi đời". Ngày đó, bố dân anh em ông lên rừng cùng người dân đào khoét mọi nơi nhưng rất ít người đào được rễ trầm. Rất nhiều người trắng tay ra về, nhìn cảnh rừng bị hủy hoại không thương tiếc mà ông sót vô cùng. Cũng từ đó, lão nông "gàn dở" quyết tâm trồng lại những loại cây quý hiếm.

chuyen-lao-nong-gan-do-danh-ca-doi-giu-rung-lim-co-thu
Nhà già Cao nằm lọt thỏm giữa cánh rừng già toàn cây cổ thụ

Năm 1969, già Cao theo lời kêu gọi của Bác Hồ về Tết trồng cây nên đã chọn chân đèo Hạ My để sinh sống, bắt đầu "sự nghiệp" trồng cây gây rừng của mình.

Những ngày đầu tiên, già Cao đem theo gùi, cơm nắm đi khắp nơi để thu nhặt cây con, hạt giống rồi đem về khu đồi sau nhà trồng, tự tay chăm bón. Đến năm 1980, gia đình già Cao được Nhà nước giao cho 32ha đất rừng. Già Cao cùng các con trai bắt đầu trồng nhiều loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, cây dược liệu.

Sau hàng chúc năm, các cây non yếu ớt đã lớn mạnh thành những cây cổ thụ cao to. Tiếp đó lại rụng hạt mọc cây mới. Giờ cả khu đồi sau nhà của già Cao đều là gỗ quý lâu năm.

Chia sẻ về cánh rừng già của mình, già Cao nói: "Đó là rừng 'máu thịt'. Nhiều thương lái tới hỏi mua kim với giá cao, thậm chí đòi xuống tiền mua hẳn quả đồi nhưng tôi đều lắc đầu. Nhiều đêm đang ngủ mà nghe tiếng cưa máy của bọn trộm, tôi và các con kéo nhau đi chống trả, đổ cả máu mới đuổi được đi. Tiền nhiều mấy tiêu cũng hết nhưng rừng chặt đi thì tiếc cả đời người. Tôi không muốn con cháu mình chỉ được nhìn cây lim trong sách vở, tivi".

chuyen-lao-nong-gan-do-danh-ca-doi-giu-rung-lim-co-thu-3
Tình yêu rừng được già Cao truyền lại cho cả 5 người con trai

Già Cao đã truyền tình yêu rừng cho các con trai, thậm chí nó đã ăn sâu vào trong máu và suy nghĩ của từng người. Anh Triệu Tiến Lộc - con út của già Cao cho biết, từ bé đã được bố dạy dỗ không được phá rừng, đó là nơi muông thú sinh sống.

Vào năm 2012, 32ha rừng lim cổ thụ được già Cao chia cho 5 người con trai. Đến nay không cây nào bị chặt bỏ. Các con được già Cao giao nhiệm vụ chăm sóc cây cốc, trồng rừng, ngăn chặn chặt phá rừng. Riêng anh Lộc được bố giao cho chăm sóc gần 10ha rừng lim quý.

Dù bận bịu công việc nhưng anh Lộc vẫn cố gắng dành thời gian đi tuần, kiểm đếm. Hiện tại, khoảnh rừng của anh Lộc có hơn 300 cây lim cổ thụ kích thước phải 2 người ôm mới xuể. Bên dưới tán, gia đình trồng nhiều cây thảo mộc, cây kinh tế ngắn ngày để bán kiếm tiền.

chuyen-lao-nong-gan-do-danh-ca-doi-giu-rung-lim-co-thu
Có nhiều cây cổ thụ 2 người ôm không xuể

Theo anh Lộc, từng có nhiều người khuyên gia đình bán bớt cây để lấy tiền sử sang nhà cửa cho đỡ tuềnh toàng. Nhưng gia đình anh Lộc thấy như thế là đủ rồi, không thể bán kỷ vật của bố để lại. Nhiều người thấy vậy cứ bảo anh dại nhưng anh mặc kệ. Anh quyết giữ rừng đến hơi thở cuối cùng.

Vào năm 2018, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đã ghé thăm khu rừng. Ông không khỏi ngưỡng mộ gia đình già Cao bởi dù kinh tế khó khăn vẫn không đốn hạ cây gỗ quý lâu năm. Thậm chí còn không rừng tìm cách tái sinh rừng.

Hiện nay, khu rừng do gia đình già Cao chăm sóc đã được khoanh vùng để bảo vệ nguồn ghen quý của các cây lâu năm. UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã phê duyệt nơi đây thành điểm du lịch sinh thái không mất phí cho du khách yêu thiên nhiên muốn đến trải nghiệm, tìm hiểu và nghiên cứu.

Người đàn ông U70 miệt mài cứu rỗi linh hồn gần 400 thai nhi bị bỏ rơi

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận