Cách tốt nhất để kiểm tra thu chi chính là “thống kê chi tiêu”. Thông qua bảng thống kê này, chúng ta có thể giữ lại các khoản chi không cần thiết và tiết kiệm được tiền. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thống kê hằng ngày như thế quá rườm rà, vả lại mỗi tuần hay mỗi tháng còn phải xem xét và kiểm tra lại, nên đa số người đã không thể kiên trì và bỏ thói quen này, để rồi tiếp tục tình trạng “tiêu tiền không rõ ràng.”
Và nếu bạn không thể thống kê chi tiêu mỗi ngày? Đây là một cách siêu đơn giản để “Dễ dàng tiết kiệm, vui vẻ tiêu tiền”, chỉ cần dành chút ít thời gian để liệt kê chi tiết các khoản chi tiêu trong tháng và trong năm, thì có thể chia thu nhập ra thành 3 phần, không chỉ có thể tiết kiệm tiền, còn có thể thoải mái sử dụng.
“Phương pháp chia ba thu nhập” có thể giảm thiểu rắc rối trong thống kê chi tiêu
Nguyên tắc “Phương pháp chia ba thu nhập” là gì? Đó chính là chia tiền lương ra làm 3 phần: 1 phần dành cho các khoản chi thiết yếu (chẳng hạn như các chi phí cần chi trong tháng và trong năm; các chi tiêu hằng tháng có thể là tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền chu cấp cho gia đình…; các khoản chi hằng năm phải kể đến tiền thuế, phí bảo hiểm...), 1 phần tích lũy, phần còn lại để chi tiêu cá nhân linh hoạt. Như vậy bạn sẽ không cần phải thống kê chi tiêu mỗi ngày nữa rồi.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện “phương pháp chia ba thu nhập”, bạn phải dành 1 chút thời gian để hoàn thành 1 bước cơ bản này. Đó chính là lập “Tài khoản cho các chi tiêu cần thiết”.
Bạn phải liệt kê tỉ mỉ các khoản cần chi trong tháng và trong năm. Nếu biết số tiền chính xác cần chi, hãy ghi rõ số tiền đó ra (ví dụ như tiền thuê nhà, phí bảo hiểm, tiền chu cấp cho ba mẹ...).
Còn đối với các khoản chi không rõ số tiền (như tiền điện nước, tiền điện thoại, thuế thu nhập...) cứ lấy mức trung bình của các hóa đơn trước mà tính. Sau đó cộng các khoản chi này lại, chia cho 12 tháng, đáp số chính là “số tiền cần chi tiêu” trong 1 tháng.
Điều cần làm rõ là trước hết phải kê các khoản chi trong tháng và trong năm ra, sau đó chia cho 12, bằng cách này bạn sẽ biết số tiền chính xác cần tiêu mỗi tháng là bao nhiêu. Làm theo cách trên, bạn sẽ không cần phải đi vay mượn khắp nơi để thanh toán hóa đơn vào cuối tháng nữa.
Ngoài ra, bạn còn có thể nới rộng ngân sách cho khoản chi trong tháng. Ví dụ, số tiền bạn tính ra được là 12.300 tệ, thì có thể làm tròn thành 13.000 hay 13.500 tệ, như vậy khi chi tiền bạn sẽ không cần phải quá dè dặt, cũng không lo vấn đề “Tiền điện mùa hè đột ngột tăng cao” hay số tiền đã tính không đủ để thanh toán.
Sau khi nộp xong thuế thu nhập cho năm sau, nếu vẫn còn tiền trong “Tài khoản cho các chi tiêu cần thiết”, bạn có thể chuyển số dư đó vào “Tài khoản tiết kiệm”. Hoặc có thể “tự thưởng” cho bản thân, chuyển số dư đó vào “Tài khoản chi tiêu cá nhân”, mua cho mình thứ gì đó để thưởng cho sự cố gắng của bạn trong năm qua.
Khi bắt đầu thực hiện “phương thức chia ba thu nhập”, ngay sau khi nhận tiền lương mỗi tháng bạn phải lập tức kết sổ, nhất là “Tài khoản cho các chi tiêu cần thiết”, dù chưa đến thời hạn thanh toán đi chăng nữa thì cũng nhất định phải tính trước. Tuyệt đối không được có tư tưởng “Dù gì cũng chưa đến hạn thanh toán, dùng tiền này để mua cái khác trước cũng được mà”.
Số tiền trong “Tài khoản tiết kiệm” phải chiếm 30% số tiền lương tháng
Sau khi trừ đi khoản chi cần thiết, số tiền còn lại sẽ chia làm 2 phần: phần tiết kiệm và phần dành cho nhu cầu bản thân. Tiền tiết kiệm nên chiếm 30% tiền lương. Ví dụ: tiền lương nhận được là 15 triệu, thì 30% tiền lương là 5 triệu.
Chú ý: Khoản chi tiêu cho bản thân lương – tiền chi cho các chi tiêu cần thiết – tiền tiết kiệm (khoản tiền dành cho nhu cầu bản thân phải ít được ưu tiên nhất). Thế nên, muốn tiết kiệm tiền nhanh hơn, bạn phải giành lòng bớt mua đồ theo sở thích bản thân lại.
Vì số tiền dành cho nhu cầu bản thân là khoản tiền còn sót lại sau cùng, nên hiển nhiên bạn không cần kiểm tra hay thống kê lại số tiền này. Nhưng hãy cố gắng tiết kiệm khoản chi này, vì càng mang ít tiền mua sắm vặt, thì càng không thể xảy ra vấn đề “Chi tiêu quá mức”.
Nếu lo lắng vấn đề “Chi tiêu quá mức”, hãy chia khoản tiền tiêu dùng cho bản thân ra thành 4 phần.
Nếu bạn đang lo lắng “Tài khoản chi tiêu cá nhân” bị “bội thực” hay lo sợ tình trạng phải “bấm bụng nhịn ăn” trong 2 tuần cuối tháng. Thì bạn hãy chia khoản tiền này ra thành 4 tuần để sử dụng, vào ngày đầu tuần trước khi đi làm, hãy lấy đủ số tiền dùng cho cả tuần để vào ví.
Ví dụ: Tiền chi tiêu mỗi tháng là 6 triệu đồng, bạn sẽ chia thành 4 phần bằng nhau, tương đương với việc mỗi tuần chỉ được dùng 1,5 triệuđồng, trung bình mỗi ngày bạn có thể dùng 200 nghìn đồng. Nếu bạn đặt ra cho mình một giới hạn nhất định trong tiêu dùng, thì tình trạng “chi tiêu quá mức” sẽ không thể xảy ra, bên cạnh đó cũng tránh được trường hợp “xài thâm” tiền lương của tháng sau.
Xem thêm: Cây viết tài chính bật mí 7 mẹo tiết kiệm hiệu quả giúp cô sống khỏe với 60 USD/tuần