Một dân tộc 2 thế kỷ bị đô hộ đã có cuộc khởi nghĩa mà thủ lĩnh và quân đội toàn phụ nữ

Hình ảnh nữ nhi Việt Nam tiên phong xông pha trận mạc đã trở thành nỗi kinh hoàng đối mới giặc phương Bắc. Và thậm cho cho đến thời kỳ lịch sử cận đại với cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tinh thần quật cường của phụ nữ Việt Nam vẫn được phát huy.

Đỗ Thu Nga
10:00 20/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện kỳ lạ có  1 - 0 - 2 trên thế giới

Trong thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, người Bách Việt chỉ giành được độc lập ngắn ngủi khi các cuộc khởi nghĩa nổ ra. Điều lạ là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán lại do một đội quân toàn phụ nữ đứng lên đấu tranh. Đó là điều mà người Hán không thể tưởng tượng nổi. Hình ảnh nữ nhi đất Việt xông pha trận mạc đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của quân Hán khi đó.

Ngược dòng lịch sử có thể kể tên những nữ nhi anh hùng của dân tộc Việt Nam như: Vùng Mê Linh có chị em Trưng Trắc, Trưng nhị. Vùng Yên Dũng, Bắc Giang có nữ tướng Thánh Thiên. An Biên, Hải Phòng có căn cứ của Lê Chân. Tiên La (Thái Bình) có Bát Nạn tướng quân. Bạch hạc (Vĩnh Phú) có nàng Hội. Nga Sơn, Thanh Hóa có Lê Thị Hoa. Động Lão Mai ở Thái Nguyên có Hồ Đề. Tam Nông, Vĩnh Phú có Xuân Nương. Châu Đại Man (Tuyên Quang) có Nàng Quỳnh, Nàng Quế.

chuyen-chua-ke-ve-doi-quan-nu-gioi-huyen-thoai-trong-su-viet-0
Ảnh Hai Bà Trưng

Ở vùng Thanh Sơn, Vĩnh Phú có Đàm Ngọc Nga. Tam Thanh (Vĩnh Phú) có Thiều Hoa. Bạch Hạc (Vĩnh Phú) có Quách A. Tiên Nga (Vĩnh Phú) có Vĩnh Hoa. Vĩnh Tường, Vĩnh Phú có Lê Ngọc Trinh. Đường Lâm – Sơn Tây có Lê Thị Lan. Thanh Ba (Vĩnh Phú) có Phật Nguyệt. Lang Tài (Bắc Ninh) có Phương Dung. Thương Hồng (Hải Dương) có Trần Nang. Gia Lâm, Hà Nội có Đường Quốc. Bình Xuyên (Vĩnh Phú) có ba chị em Đạm Nương, Hồng Nương, Thanh Nương. Chí Linh, Hải Dương có Quý Lan.

Các nhà sử gia sau này xem đây là một chuyện kỳ lạ có một không hai trên thế giới, một dân tộc sau 2 thế kỷ bị đô hộ đã có một cuộc khởi nghĩa ở khắp nơi, mà thủ lĩnh toàn là phụ nữ. Trong các thủ lĩnh này, ngoài hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị rất quen thuộc ra còn nổi lên hai vị tướng là Thánh Thiên và Lê Chân.

Nữ tướng Lê Chân - người phụ nữ anh hùng thời Hai Bà Trưng

Ngày nay, nguồn sử liệu chính thống về thời Trưng Vương nói chung và nữ tướng Lê Chân nói riêng rất hạn chế. Một thời kỳ đáng tự hào như vậy mà trong bộ chính sử đầu tiên (Đại Việt Sử ký) của sử gia Lê Văn Hưu chỉ là những dòng ghi chép ít ỏi.

Theo bản thân tích còn được lưu giữ tại đền Nghè (thuộc quận Lê Chân ngày nay), bà là con gái của ông Lê Đạo và Trần Thị Châu (quê ở An Bền, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương, nay là xã An Thủy, huyện Đông triều, tỉnh Quảng Ninh). 

Hai ông bà sống với nhau 40 năm nhưng chưa có con nên đã lên núi Yên Tử cầu Phật xin 1 mụn con, Một hôm bà ra đồng thấy bàn chân to nên ướm thử rồi về có bầu. Sau đó hạ sinh một bé gái, nghĩ đến bàn chân đã ướm trước đó nên đã đặt tên là “Chân”.

Lê Chân được sinh ra trong bối cảnh đất nước đang chịu ách đô hộ phong kiến phương Bắc. Năm 34, vua Quang Vũ sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ, một kẻ nổi tiếng độc ác, gian xảo. Khi nghe tin về tài sắc của bà Lê Chân, Tô Định muốn đưa bà về hầu hạ. Song hắn đã bị bà Lê Chân từ chối, do không đạt được mục đích nên đã giết ông bà Lê Đạo. 

Để trả thù cho cha mẹ, đồng thời trốn chạy khỏi sự truy đuổi của Tô Định,  Lê Chân đã cùng một số thanh niên trong làng dạt xuống vùng ven biển. “Đây là một vùng đất rộng màu mỡ, bà đã cùng với các bạn khẩn hoang, làm ruộng, xậy dựng lại làng xóm, chẳng bao lâu nơi đây trở thành môt vùng giàu có, được gọi là An Dương, sau này nhân dân nhớ đến công ơn của bà nên đã đổi lại là An Biền (quê của bà Lê Chân ở Hải Phòng)”. Bên cạnh việc lao động sản xuất, bà đã ngầm liên kết với các hào trưởng nhằm tạo một thế lực mạnh chuẩn bị cho cuộc chiến đấu.

chuyen-chua-ke-ve-doi-quan-nu-gioi-huyen-thoai-trong-su-viet-7
Nữ tướng Lê Chân

Vào năm 40, nghe tin Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, toàn bộ quân lính của bà Lê Chân đã ra nhập quân khởi nghĩa. Tham gia cùng bà còn có các nữ tướng Thánh Thiên, Thiều Hoa, Bát Nạn, Nàng Hội…và các anh hùng hào kiệt bốn phương. 

Trong cuộc kháng chiến này,  lê Chân cùng nữ tướng Thánh Thiên được cử làm tường tiên phong, đi vây đánh phủ Thái thú. Thái thú Tô Định bị tấn công bất ngờ nên bỏ chạy về quận Nam Hải. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thu hút đông đảo nhân dân tham gia. 

Sau khi kháng chiến thắng lợi,  Hai Bà Trưng lên ngôi, đóng đô ở Mê Linh (Vĩnh Phúc), “nữ tướng Lê Chân được giao trọng trách là Chưởng quản binh quyền nội bộ, đóng đại bản doanh ở Giao Chỉ và trấn thủ miền Đông Bắc”. Trong khi trấn giữ miền Đông Bắc, bên cạnh việc canh giữ biên cương, bà còn mộ thêm dân, chăm lo phát triển mở mang trang ấp.

Song thời kỳ hòa bình nhanh chóng chấm dứt, mùa hè năm 41, vua Quang Vũ sai danh tướng Mã Viện làm Phục Ba tướng quân chỉ huy đại binh đánh sang nước ta. Bà Lê Chân cùng với Hai Bà Trưng và nhiều nữ tướng khác đã tham gia những trận đánh ác liệt ở vùng hồ Lãng Bạc (Bắc Ninh) ngày nay, trận đánh phá vây ở Cẩm Khê (Ngày nay có thể là vùng thung lũng Suối Vàng ở chân núi Vua Bà, trong dãy Ba Vì - Hà Tây). Cuộc kháng chiến thất bại, Hai Bà Trưng và nữ tướng Lê Chân đã hi sinh anh dũng.

Sau khi bà qua đời, nhân dân đã lập đền thờ phụng. Ngày nay tại khu đền Nghè, người dân vẫn tổ chức 3 lần lễ trong năm, đó là: (8/2 âm lịch) ngày sinh của bà Lê Chân; (15/8 âm lịch) ngày nghĩa quân thắng lớn; (25/12 âm lịch) ngày bà Lê Chân hi sinh nhằm để tưởng nhớ đến công lao và sự hi sinh anh dũng của bà.

Thánh Thiên dụng binh như thần

Nói về thời niên thiếu của Thánh Thiên công chúa, dân gian lưu truyền, thời ấy tại làng Bích Uyển thuộc phủ Kinh Môn (quận Hải Dương) có vị quan cùng vợ về ở ẩn tên Nguyễn Huyến.  Sau phu nhân mang thai, một lần nằm mộng thấy có người con gái “tự nơi dương đình khâm thụ mệnh Trời, xuống đầu nhập thai sinh”.

Sau 13 tháng mang thai, giữa ngày 2 tháng 2 năm Ngọ, phu nhân sinh hạ được một gái mày ngài, mắt phượng, tướng mạo oai nghiêm. Vợ chồng rất yêu quý con mà đặt mệnh danh là Thánh Thiên Công Chúa.

Thánh Thiên nổi tiếng thông minh, học một biết mười, năm lên 9 tuổi tam phần, ngũ điển, lục thao, tam lược đều quán thông. Năm 12 tuổi đã có tài văn  chương, thông thạo võ thuật. 

Khi Thánh Thiên được 16 tuổi thì mồ côi cả cha mẹ. Vốn từ nhỏ đã thông võ thuật lại chăm chỉ đèn sách, nhận thấy cơ hội đã đến, Thánh Thiên bèn chiêu mộ quân sĩ khởi nghĩa chống lại nhà Hán.

Nghe tin cậu từ quan chiêu mộ trai tráng chống lại quân Hán, Thánh Thiên liền kéo quân đến Ngọc Lâm phối hợp với cậu. Bà dựng căn cứ lớn ở Ngọc Lâm, ngoài việc thao dợt binh sĩ, còn khai hoang để tích trữ lương thảo, lập các lò rèn để trang bị vũ khí. Nhờ chuẩn bị kỹ càng nên bà đánh trận nào cũng oai phong, uy danh bốn phương.

chuyen-chua-ke-ve-doi-quan-nu-gioi-huyen-thoai-trong-su-viet-5

Khi biết Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Thánh Thiên cũng như hàng chục thủ lĩnh khác kéo quân về dưới cờ của Hai Bà Trưng. Sau năm 40 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng xuất quân. Đại hội quân sĩ được tổ chức tại Hát Môn, Trưng Trắc lập đàn tráng, cáo lễ với trời đất, tự xưng là Trưng Nữ Vương, rồi chia quân tiến đánh các nơi.

Thánh Thiên điều quân đánh đuổi quân Hán đến tận phủ Luy Lâu (thuộc Bắc Ninh)  ngày nay, Thái thú Tô Định cùng quân Hán  chạy trối chết về nước. Thánh Thiên cùng các tướng quét sạch quân Hán ra khỏi bờ cõi, tận đến biên giới là hồ Động Đình. Trưng Vương lên ngôi Vua và đặt tên nước là Lĩnh Nam.

Đầu năm 42 sau công nguyên, vua Hán là Quang Vũ sai Phục ba tướng quân Mã Viện cùng Phó tướng Lưu Long và Đoàn Chí đưa quân tiến đánh Lĩnh Nam, Thánh Thiên được lĩnh ấn “Bình Ngô Đại tướng quân”, tức chỉ huy toàn quân chống lại quân Hán. Bà cắt cử các cánh quân chống giữ nơi biên ải.

Mã Viện cùng phó Tướng tiến đánh hồ Động Đình, nơi đây có Phật Nguyệt chống giữ. Theo các sử gia, Phật Nguyệt chỉ 7 vạn quân chống với 30 vạn của Mã Viện. Song số liệu này chưa thuyết phục vì vào thời nhà Minh đô hộ thì những nguồn sử liệu của nước ta bị chở về Kim Lăng, bị tiêu hủy và thất lạc mất. 

Bị quân ta chặn các ngả đường không tiến được, Mã Viện một lần nữa phải dâng biểu về triều đình xin thêm tướng giỏi và quân tinh nhuệ giúp sức, trong có viết: "Nam bang có nữ tướng Thánh Thiên dụng binh như thần, trí dũng thiên phương, không sao phục được. Xin bệ hạ phái thêm các tướng giỏi và tiếp thêm quân sĩ sang giúp sức". Vua Hán lập tức thêm quân tướng tinh nhuệ sang giúp Mã Viện cùng mật truyền: "nên dùng mưu mà đánh". 

Có thêm quan tinh nhuệ, Mã Viện cũng không dám tiến đánh Thánh Thiên mà chia làm 2 cánh thủy bộ, cánh quân bộ tiến chiếm Thương Ngô rồi cho quân đi ngầm qua Quỷ Môn Quan (Tiên Yên, Quảng Ninh) lẻn xuống vùng Lục Đầu rồi tiến ngược lên Lãng Bạc, cánh quân thủy bí mật xuống các chiến thuyền lớn ở Hợp Phố rồi theo đường biển đến Lãng Bạc. Hai cánh quân thủy bộ của quân Hán hội tại Lãng Bạc (thuộc Tiên Du, Bắc Ninh ngày nay).

Trước thế mạnh của giặc, phòng tuyến Lãng Bạc bị phá vỡ, Hai Bà Trưng đành lui quân về Cấm Khê. Thánh Thiên từ mạn Bắc đem quân xuống cứu viện nhưng không kịp. Nghe tin Hai Bà Trưng đã tự vẫn (tháng 2 năm Quý Mão, 43)[8], Thánh Thiên dẫn quân đóng trên sông Nhật Đức (tức sông Thương). Quân Hán tiến đánh với chiến thuật chia cắt đội hình, quân của Thánh Thiên không thích nghi được nên thất trận phải rút về Ngọc Lâm. Trong một trận giao tranh ác liệt, vì không muốn rơi vào tay giặc, Thánh Thiên đã phóng ngựa xuống sông Nhật Đức ở bến Ngọc (tên chữ là Ngọc Chử, là một bến của con sông nhỏ Đa Mai, nay thuộc địa phận làng Ngọc Lâm ngày nay) tự vẫn để bảo toàn khí tiết.

Cảm phục trước  khí tiết của Thánh Thiên, dân làng Ngọc Lâm đã dựng một miếu nhỏ bên bến Ngọc để thờ bà. Về sau, ngôi miếu ấy được xây kiên cố thành đền Ngọc Lâm[10]. Trong đền hiện còn đôi câu đối ca ngợi bà:

Phiên âm Hán Việt:

Đông hải chung anh, thiên vị Trưng triều sinh nữ tướng,

Bắc nhung kinh phách, nhân ư Ngọc chử ngưỡng thần uy.

Nghĩa là:

Nhân khí bể Đông, trời giúp nhà Trưng sinh nữ tướng,

Kinh hồn giặc Bắc, người nơi bến Ngọc ngưỡng thần uy.

Và trong dân gian cũng còn lưu truyền lời thơ nói lên khí tiết của bà:

Phiên âm Hán-Việt:

Thiên địa sinh ngô nữ tử thân

Trung chi ư quốc, hiếu ư thân

Càn khôn bất phụ tang bồng chí

Khả miễn tam quân quốc sự cần

Nghĩa là:

Trời đất sinh ta thân con gái

Trung lòng với nước, hiếu mẹ cha

Trời đất chẳng phụ người có chí

Chẳng bỏ việc quân, việc nước cần.

Hàng năm, lễ hội đền Ngọc Lâm được tổ chức lớn vào ngày 12 tháng 2 (âm lịch), là ngày sinh của bà Thánh Thiên. Ngoài ra, đình Ba Nóc ở Ngọc Lâm cũng là nơi thờ Thánh Thiên. Tên bà cũng đã được dùng để đặt tên một con phố ở thành phố Bắc Giang.

Xem thêm: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Lần đầu tiên người Việt và người Chăm cùng chung chiến tuyến

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận