Phạm Thị Uyển - bà hoàng duy nhất trong sử Việt dẫn đầu thủy quân đánh giặc trên sông Tô Lịch

Không chỉ là bậc mẫu nghi thiên hạ, bà hoàng Phạm Thị Uyển còn là dũng tướng dám hy sinh giữa trận tiền để bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc.

Đỗ Thu Nga
09:00 09/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sử sách nước ta còn lưu tiếng thơm về Nguyên phi Ỷ Lan dưới triều nhà Lý đã thay vua trị vì đất nước khi vua cầm binh ra trận bình định Chiêm Thành. Nhưng Nguyên phi Ỷ Lan còn có 1 vị Hoàng hậu "không chịu an phận" ở chốn cung cấm mà quyết cầm quân ra trận - đó là Hoàng hậu Phạm Thị Uyển, vợ vua Mai Hắc Đế, đồng thời là thành hoàng được dân làng Hòa Mục (Cầu Giấy, Hà Nội) thờ tự kính cẩn từ nhiều đời nay.

Xuất thân ít biết của bà hoàng Phạm Thị Uyển

Vào thời thuộc nhà Đường ở thế kỷ 7, ở Giao Châu có ông Phùng Tói Cái học rộng, uyên bác, từng được vào cung Hoàng đế Đường Cao Tổ dự yến tiệc. Bên cạnh đó còn được bổ nhiệm làm quan ở Đường Lâm.

Từ đấy, Đường Lâm trở thành vùng đất của họ Phùng. Nó cũng trở thành 1 trong những cái nôi võ học với dòng võ Đường Lâm sản sinh ra nhiều anh hùng, danh tướng như Phùng Hạp Khánh, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Ngô Tuấn (Lý Thường Kiệt), Phùng Tá Chu - danh tướng nhà Trần, Phùng Phúc Kiều - danh tướng thời Lê, Ngô Từ - tướng khai quốc công thần thời Hậu Lê...

Chan-dung-Hoang-hau-Pham-Thi-Uyen-cam-binh-di-danh-giac-8
Đền Dục Anh bên sông Tô Lịch là nơi thờ nữ tướng - hoàng hậu Phạm Thị Uyển

Họ Phùng ở Đường Lâm từ đời Phùng Tói Cái đã trải qua 6 đời thì đến Phùng Hạp Khanh là cha của Phùng Hưng. Phùng Hạp Khanh có cô em gái tên Phùng Thị Thảo.

Bà Phùng Thị Thảo lấy chồng là ông Phạm Huyên ở Nam Xương (thuộc Cầu Giấy ngày nay). Hai vợ chồng muộn đường con cái nên hay lên chùa cầu tự. Sau đó, bà Thảo sinh được hai con trai, 1 con gái. Người con gái đặt tên là Phạm Thị Uyển, còn 2 người con trai là Phạm Niệm và Phạm Huy, đều là danh tướng trong quân đội của Phùng Hưng sau này.

Từ thiếu nữ thông thạo binh thư, đánh trận đến Hoàng hậu

Sách Việt giám thông khảo tổng luận thời hậu Lê miêu tả rằng: “Mai Hắc Đế nổi lên từ châu Hoan, căm giận ngược chính của Sở Khách, cất quân để đánh, phía Nam giữ đất Hải Lĩnh, phía Bắc chống lại nhà Đường, có thể gọi là bậc vua anh hùng hào kiệt”.

Khi ấy, Phùng Hạp Khanh cũng tham gia khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, nhanh chóng trở thành vị tướng trụ cột. Dân chúng theo cuộc khởi nghĩa này rất đông.

Tương truyền, vì cảm mến tài năng của chủ tướng Mai Thúc Loan mà Phùng Hạp Khanh đã gả cháu gái mình là Phạm Thị Uyển cho. Năm ấy, nàng mới 18 tuổi.

Chan-dung-Hoang-hau-Pham-Thi-Uyen-cam-binh-di-danh-giac

Phạm Thị Uyển dù mang phận nữ nhi nhưng cũng am hiểu binh thư, sách lược đánh trận, lại là người có chí khí, văn võ song toàn, vì thế thường cùng Mai Thúc Loan và các tướng bàn việc cơ mật.

Lúc bấy giờ, nhà Đường không chỉ đô hộ An Nam mà còn muốn dùng An Nam làm nơi trung gian để tiến đánh các nước phía Nam. Nhờ sự hiến kế và giúp đỡ của bạn bè, Mai Thúc Loan dự tính tạo liên minh với các nước trong khu vực nằm chống lại quân Bắc thuộc.

Khi đưa quân đánh chiếm được Hoan châu, Mai Thúc Loan lên ngô vua, lấy hiệu là mai Hắc Đến nhằm danh chính ngôn thuận để tạo liên minh với các nước khác.

Theo sách Việt điện U linh, vị vua đất Lâm Ấp là Phạm Hề Dĩnh sai tướng Chu Hương An đem 10 vạn quân, vua Chân Lạp Hồ A Khiêm cũng sai tướng Tham Ninh đưa 10 vạn quân cùng đến Hương Lãm (Nghệ An ngày nay) hội kiến và đứng dưới cờ nghĩa của Mai Thúc Loan, tạo thế liên minh quân sự chống lại nhà Đường. Mai Hắc Đế thì đưa quân bắc tiến đánh quân Đường.

Sau chiến thắng, các nước láng giềng đưa quân trở về, đất nước được hưởng cảnh thái bình sau thời gian dài bị đô hộ. Bà Phạm Thị Uyển trở thành Hoàng hậu cùng Mai Hắc Đến lo việc nước.

Bà hoàng mặc giáp, cầm binh đánh giặc

Sau khi dẹp nội loạn, Hoàng đế nhà Đường cho 30 vạn quân tiến đánh An Nam. Trước thế giặc mạnh, đông gấp nhiều lần, bà Phạm Thị Uyển đã cùng Mai Hắc Đế đem quân lập các phòng tuyến trên sông Hồng nhằm chống giặc.

An Nam chỉ mới giành được độc lập nên quân sĩ chưa được huấn luyện nhiều, chủ yếu là lính mới, không có kinh nghiệm, phải chống lại đội quân chính quy của nhà Đường rất đông và rất mạnh. Quân An Nam khi ấy không giữ được các phòng tuyến trên sông Hồng nên đành phải rút. 

Sau khi đánh đổ phòng tuyến sông Hồng, quân nhà Đường tấn công vào thành Tống Bình (vị trí thành Thăng Long sau này). Hoàng hậu Phạm Thị Uyển đã chỉ huy một cánh quân thủy chặn ở cửa sông Tô Lịch.  Quân An Nam do yếu hơn nên dần đuối sức.

Hoàng hậu bị rơi vào thế cùng nhưng quyết không đầu hàng giặc. Cuối cùng, bà nhảy xuống sông Tô Lịch quyên sinh. 

Chan-dung-Hoang-hau-Pham-Thi-Uyen-cam-binh-di-danh-giac-6

Thi thể hoàng hậu trôi dạt đến địa phận trang Nhân Mục (nay là làng Hòa Mục) thì được nhân dân lén vớt lên chôn cất, rồi lập đền thờ. Đó chính là đền Dục Anh ngày nay nằm trên đường Nguyễn Ngọc Vũ, quay mặt ra sông Tô Lịch ở đoạn gần cầu Trung Hòa.

7 thế kỷ sau, vào thời nghĩa quân Lam Sơn tiến lên tổng công kích quân Minh, một lần Lê Lợi nghỉ đêm ở miếu Dục Anh được thần báo mộng sẽ âm phù cho quân khởi nghĩa diệt giặc. Vậy là mối thù hơn 7 thế kỷ trước của bà đã có dịp trả khi bà phù giúp Bình Định Vương Lê Lợi đánh tan giặc phương Bắc. Cũng nhờ đó, sau này khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã sắc phong cho bà là Khiêm Sung đại vương.

Ngày nay, Khiêm Sung đại vương được thờ ở đền Dục Anh, nơi thi thể bà trôi về sau khi tuẫn tiết và đình làng Hòa Mục. Hơn ngàn năm qua, nhân dân vẫn kính cẩn thờ tự người nữ anh hùng.

Trong tâm chí người dân, vị hoàng hậu dũng cảm đã là một vị thành hoàng che chở cho dân làng từ lâu.

Tiếp bước Bà Trưng, Bà Triệu, hoàng hậu Phạm Thị Uyển lại làm cho lịch sử phải nhìn nhận lại vai trò của người phụ nữ. Bà là một điển hình tiêu biểu cho bản sắc Việt Nam nói chung, bản sắc người phụ nữ nói riêng.

Xem thêm: Linh từ quốc mẫu - bà hoàng kề vai sát cánh cùng Thái sư Thủ Độ đưa người họ Trần vào vũ đài chính trị

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận