Cập nhật mới các quan niệm hay về truyện ngắn
Dưới đây là một số dẫn chứng đầy mới mẻ về truyện ngắn mà các bạn học sinh có thể áp dụng cho bài viết của mình.
Truyện ngắn là “một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ” (Lại Nguyên Ân). Cùng nhau cập nhật những dẫn chứng mới về truyện ngắn nhé:
01 - Bùi Hiển
"Truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời một con người mà dựng lên. Có khi nhân vật đặt trước một vấn đề phải băn khoăn, suy nghĩ, lựa chọn, quyết định. Có khi chỉ là một cảnh sống làm việc bình thường, trong đó, nhân vật biểu lộ ý chí tình cảm của mình. Có khi có những hành độngn mãnh liệt những tình tiết éo le. Có khi chỉ là một tâm trạng, một nỗi vui buồn, một ý tình chớm nở. Nhưng phải chọn khoảnh khắc mà nhân vật có thể hiện đầy đủ nhất (trong khía cạnh cần thể hiện).
02 - Paul Bourget
"Phong cách của truyện ngắn là thuộc về tình tiết. Cái tình tiết mà truyện ngắn đự định diễn tả, truyện ngắn đã tách nó ra, làm cô lập nó lại. Truyện ngắn là độc tấu. Tiểu thuyết là giao hưởng".
03 - Thomas Wolf
"Mọi tác phẩm nghiêm túc suy đến cùng đều là có tính chất tự truyện, một người nếu muốn sáng tạo một cái gì chân thực và giá trị thì phải sử dụng kinh nghiệm và tài liệu trong cuộc sống của mình".
04 - Juan Bosch
"Truyện ngắn đóng vai trò như vai trò của hổ báo trong gia đình các loài vật. Ở loài vật này không được có một chút mỡ thừa dính trên cơ bắp, nếu không thể săn mồi được".
05 - Vũ Thị Thường
"Viết truyện dài như làm một căn nhà đồ sộ, còn bắt tay viết truyện ngắn, là nhận lấy việc chạm trổ một cái khay, một tấm tranh khắc gỗ. Ở truyện dài, có thể có những chương "độn", nhưng ở truyện ngắn, chỉ cần viết một nửa trang lỏng lẻo là truyện đổ liền. Nhưng chi tiết hay đến mấy đi chăng nữa mà không phục vụ chủ đề, thì cũng trở nên vô ích".
06 - Nguyễn Minh Châu
"Chỉ cần một số ít trang văn xuôi mà họ (các bậc thầy về truyện ngắn) có thể làm nổ tung trong tình cảm và ý nghĩa người đọc những điều rất sâu xa và da diết của con người, khiến người đọc phải nhớ mãi, suy nghĩ mãi, đọc đi đọc lại vẫn không thấy chán".
07 - Nguyễn Thành Long
"Truyện ngắn phải mang dấu ấn của tác giả, biểu hiện sự tồn tại của tác giả. Dấu ấn ấy trước hết là tấm lòng đằm thắm của anh, sau đó là bút pháp, giọng nói, nhịp điệu câu chuyện của anh, những 'cái áo', 'làn da' của tấm lòng tác giả".
08 - Nguyễn Quang Sáng
"Viết truyện ngắn chính là chơi bố cục".
09 - Ma Văn Kháng
“Bắt đầu viết truyện, tôi cố gắng tìm ra một cái tứ. Nó là cái gì ư, nó là chủ đề đấy, nhưng đã gắn với hình ảnh, với chất liệu”.
10 - Đỗ Chu
“Với tôi, thường cốt truyện không thành vấn đề lắm. Và cả nhân vật nữa, giữa nhân vật và tôi không có những phân biệt đáng kể. Tôi không bám vào hiện tượng quan sát được, mà thường ướm mình vào nhân vật, không giả sử mình đóng vai người khác sẽ ra sao, mà thường giả sử trong trường hợp đó, mình sẽ xử sự ra sao. Tôi muốn huy động vai trò của bản thân tới mức cao nhất. Và mỗi truyện ngắn trở thành một mảnh của sự phân thân”.
Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp: Các nhà văn Việt nhận định về truyện ngắn như thế nào?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận