Búp bê do nam sinh 17 tuổi chế tác có gì lạ mà giá lên đến hàng triệu đồng?
Nhờ việc sản xuất và kinh doanh búp bê chân khớp cầu mà nam sinh 17 tuổi ở TP Hồ Chí Minh có nguồn thu nhập hấp dẫn.
Bùi Thịnh Đa (SN 2004, học sinh lớp 11 trường THCS và THPT Việt Anh, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) chính là chủ nhân của những con búp bê chân khớp cầu độc lạ nhất Việt Nam. Hiện nay, góc phòng riêng của Việt Nam ngoài sách vở còn có đất sét, silicon, màu vẽ, đồ chạm khắc... tất cả để phục vụ công việc "sản xuất búp bê chân khớp cầu" (ball-jointed doll).
Theo Zingnew.vn, búp bê chân khớp cầu do Thịnh Đa sáng tạo ra là loại búp bê làm từ đất sét, xứ hoặc nhựa resin, mô phỏng người thật và nằm trong phân khúc búp bê cao cấp. Các bộ phận trên "cơ thể" búp bê đều được gắn với nhau bằng các khớp hình cầu và nối dây chuyên dụng bên trong để có thể cử động một cách linh hoạt.
Thịnh Đa cũng chia sẻ với Zing về lý do say mê búp bê chân khớp cầu: "Trong số phong cách búp bê được làm thủ công, em chọn búp bê chân khớp cầu vì thích các khớp chuyển động, có thể tạo ra nhiều dáng để chụp ảnh và dễ dàng thay trang phục. Sản phẩm của em theo trường phái có chút kinh dị, trừu tượng".
Tính đến nay, nam sinh này đã có 4 năm "trong nghề". Búp bê chân khớp cầu không chỉ là đam mê, nó còn đem đến nguồn thu nhập rất ổn cho Thịnh Đa. Mỗi con búp bê bán ra thị trường có giá lên đến vài triệu đồng.
Vậy cơ duyên nào đã đưa cậu nam sinh Thịnh Đa đến với nghề làm búp bê chân khớp cầu? Thịnh Đa cho biết, trong một lần lướt mạng (khi đó học lớp 6) đã tình cờ biết tới búp bê chân khớp cầu.Đa lập tức ấn tượng ở phần giải phẫu và các khớp nhìn thú vị.
Khi đó, Đa rất muốn có một "cô bé búp bê" nhưng không đủ tiền mua. Đa liền mua đất sét về tự làm. Ban đầu chỉ làm cho vui và đa số sản phẩm chưa có tính thẩm mỹ cao. Lên lớp 7, Đa bắt đầu nghiên cứu làm búp bê chân khớp cầu thủ công. Mọi truy trình làm, búp bê đều được cậu nam sinh này học trên internet chứ chẳng qua trường lớp bài bản nào cả.
Những tác phẩm đầu tay rất đơn giản, chỉ là tạo khuôn mặt, hình dáng rồi vẽ lên đó. Còn bây giờ khi đã là "thợ" chuyên nghiệp, Đa làm tỉ mỉ, thể hiện rõ phong cách cá nhân của mình hơn trước.
Ban đầu, việc làm của Đa không được gia đình ủng hộ nhưng cậu đã cố gắng chia sẻ, thuyết phục. Sau cùng, mọi người đều hiểu và cho Đa thoải mái theo đuổi đam mê. Thậm chí bố mẹ còn sắm cả máy khoan chuyên dụng về cho con trai "làm nghề".
Đa có một cuốn sổ ghi chép mà cậu rất quý. Cuốn sổ đó là những bản phác thảo mỗi khi cậu có cảm hứng sáng tác. Đi đâu Đa cũng mang theo. Rồi vẽ xong lại lôi ra tỉ mẩn thực hiện.
Trung bình Đa tốn khoảng 2 - 3 tháng để hoàn thành 1 tác phẩm từ đất sét. Với chất liệu sứ thì có thể mất đến 1 năm hoặc dài hơn. Chính vì các công đoạn chế tác tốn nhiều thời gian, đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm nên Đa trân trọng từng sản phẩm mình làm ra.
Quá trình để làm ra một tác phẩm gồm: nhào đất, tạo khung xương, nặn, đem ning, chà nhám, làm mịn, makeup, làm tóc, quần áo, phụ kiện... Các phần cơ thể được làm rời, cho vào lò nướng khoảng 120 độ C trong khoảng 20 - 40 phút với đất sét. Với búp bê sứ thì cần thêm thạch cao và nung khoảng 1.400 độ C.
"Với mình công đoạn khó nhất là làm mịn bề mặt búp bê để khi xong tác phẩm trông có hồn hơn. Tóc thì mình làm bằng lông dê hoặc lông lạc đà. Trang phụ tự thiết kế sau đó gửi cho thợ may", Đa chia sẻ.
Để búp bê cử động linh hoạt, Đa dùng dây chuyên dụng căng bên trong phần thân rỗng, bắt đầu từ đỉnh đầu đến hai chân, tay. Phần bàn chân, chân có móc cố định. Một sản phẩm kỳ công nhất của Đa tốn 3 năm.
Khoảng 2 năm gần đây, Đa bắt đầu đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Đa nhận đặt hàng theo yêu cầu của khách. Đa số khách đặt theo khuôn mặt của họ hoặc người thân. Mỗi sản phẩm đều là tâm huyết nên Đa làm rất tỉ mỉ, cẩn thận. Và khách hàng nhận sản phẩm đều tấm tắc khen ngợi.
Vì còn đang đi học nên Đa chỉ có thể tập chung làm búp bê vào thứ bảy, chủ nhật. Các ngày trong tuần, cậu tranh thủ làm từ 1 - 2 tiếng.
Việc kinh doanh búp bê chân khớp cầu mang về nguồn thu nhập ổn cho Thịnh Đa. Cậu bắt đầu bán búp bê với giá hàng triệu đồng, tùy theo từng tác phẩm và nhu cầu của khách hàng.
Trong 4 năm qua, Thịnh Đa không nhớ rõ mình đã tạo ra bao nhiêu tác phẩm. Nhưng "đứa con" khiến cậu tự hào nhất là Vitiligo - cô nàng búp bê mang bệnh bạch biến.
"Đối với em, búp bê như cách lan tỏa những giá trị mà em muốn người xem đúc kết được qua mỗi bé. Các tác phẩm của em đa số không chạy theo chuẩn đẹp mà có phần mũm mĩm, mũi to hay bị bệnh bạch biến bởi em mong muốn mọi người tự tin hơn về bản thân”, Đa chia sẻ.
Với Đa, khó khăn duy nhất khi theo nghề này chính là việc thường xuyên nghe những lời không hay từ dân mạng. Họ nói em chơi kumanthong hay búp bê kinh dị. Nhưng bên cạnh đó cũng có những lời động viên và đó là động lực giúp Đa tiếp tục theo nghề.
Hiện tại Thịnh Đa đã lập kênh youtube để chia sẻ những sản phẩm của mình. Cậu còn làm các video hướng dẫn làm. Dự định trong tương lai Đa sẽ viết sách về bộ môn này và tạo ra thương hiệu "búp bê chân khớp cầu Bùi Thịnh Đa".
Xem thêm: Bất ngờ với nghề lạ "nâng cừu" kiếm tiền tỷ mỗi năm ở New Zealand
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận