Biến đổi khí hậu là gì và biến đổi khí hậu khiến mùa hè 2022 diễn biến ra sao?

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người. Đây là thách thức lớn nhất với nhân loại ở thế kỷ XXI.

Đỗ Thu Nga
09:13 22/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Biến đổi khí hậu là gì?

Theo định nghĩa từ Wiki, biến đổi khí hậu là sự thay đổi hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. 

Hiểu một cách đơn giản, biến đổi khí hậu là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển Trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. 

Bien-doi-khi-hau-la-gi-Bien-doi-khi-hau-anh-huong-gi-den-mua-he-2022

Nguyên nhân biến đổi khí hậu xuất phát từ cả yếu tố khách quan và chủ quan. Theo đó, tác động của con người như tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác... là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.

Các yếu tố khách quan như thay đổi trong hoạt động Mặt trời, của quỹ đạo Trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục... cũng góp phần làm tăng nguy cơ biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu thời gian gần đây có thể được ghi nhận từ những biến đổi tương ứng về các kiểu định cư và nông nghiệp. Dấu hiệu khảo cổ học, lịch sử thành văn và lịch sử truyền miệng có thể cung cấp thêm cho chúng ta những hiểu biết về biến đổi khí hậu trong quá khứ. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng có liên quan tới sự sụp đổ của các nền văn minh.

Biến đổi khí hậu được phân loại thế nào?

Biến đổi khí hậu không được phân loại một cách cụ thể. Nhưng khi hiện tượng này xảy ra sẽ tác động đến nhiều yếu tố như: khí quyển (lớp khí xung quanh trái đất); thủy quyển (nước trong bề mặt và trên trái đất); sinh quyển (hệ thống động thực vật); thạch quyển (vỏ trái đất và vỏ đại dương); băng quyển (lớp băng trên trái đất) trong hiện tại, tương lai và gây ra nhiều hậu quả.

- Dao động khí hậu: Đó là sự biến động của khí hậu dưới bất kỳ dạng thay đổi nào có tính hệ thống, thường xuyên và không thường xuyên trong 1 giai đoạn.

Bien-doi-khi-hau-la-gi-Bien-doi-khi-hau-anh-huong-gi-den-mua-he-2022-h

- Hiệu ứng nhà kính: Là biện pháp giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ sóng dài từ mặt đất bởi mây các chất khí. Cùng với đó, nhiệt lượng thoát ra từ trái đất đến không trung sẽ được giữ lại một cách tự nhiên.

- Nước biển dâng: Nước biển dâng là sự dâng lên của mực nước đại dương trên toàn cầu nhưng không do thủy triều hoặc bão.

- Nóng lên toàn cầu: Nóng lên toàn cầu là thuật ngữ dùng để chỉ sự tăng dần của nhiệt độ trên trái đất trong từng giai đoạn lịch sử do các chất khí nhà kính (các chất làm giảm lượng bức xạ của trái đất thoát ra vũ trụ) tích tụ trong khí quyển gây ra.

Biến đổi khí hậu gây tác hại gì?

Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, kinh tế và cuộc sống của con người:

- Đa dạng sinh học bị mất: Khi lượng CO2 trong khí quyển vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn, gây ô nhiễm không khí và lượng nước ngọt dần trở nên cạn kiệt đi, môi trường sinh thái bị hạn hẹp. Đặc biệt, biến đổi khí hậu gây mất đa dạng sinh học, các sinh vật động vật thậm chí đang trên đà nguy cơ diệt vong. 

Bien-doi-khi-hau-la-gi-Bien-doi-khi-hau-anh-huong-gi-den-mua-he-2022-u

- Dịch bệnh ngày một tăng: Biến đổi khí hậu cũng gây ra một số loại ô nhiễm như ô nhiễm không khí. Làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh không chỉ ở con người mà còn sinh vật. 

- Thiên tai kéo dài: Cách mà biến đổi khí hậu thể hiện nó rõ ràng nhất chính là thời tiết, không chỉ gây thiệt hại về của cải vật chất, mà còn thiệt hại về người và sinh vật.

Biến đổi khí hậu khiến mùa hè 2022 diễn biến ra sao?

Nhận định về thời tiết cuối tháng 4, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ khoảng ngày 23/4, khu vực vùng núi phía Tây thuộc Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xuất hiện nắng nóng trên diện rộng. Sau đó, khoảng ngày 24 đến 26/4, nắng nóng có khả năng mở rộng ra hầu khắp các khu vực Bắc và Trung Trung Bộ, khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi phía Đông Bắc Bộ.

Còn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ít mưa. Khoảng 3 - 4 ngày cuối tháng 4, các khu vực này có khả năng xuất hiện mưa rào và giông gia tăng trở lại.

Cơ quan khí tượng cũng nhận định rằng, khả năng ENSO sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina đến các tháng đầu mùa hè với xác suất khoảng 50 - 60%. Sau đó nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương có khả năng tăng dần và chuyển sang trạng thái trung tính.

Bien-doi-khi-hau-la-gi-Bien-doi-khi-hau-anh-huong-gi-den-mua-he-2022-r

Do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết nắng nóng năm nay có khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình và có cường độ không gay gắt và kéo dài như năm 2020.

- Ở khu vực Bắc Bộ, từ tháng 5 đến tháng 7 và tháng 10 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Trong tháng 8 và 9, nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 0,5 - 1,0 độ C so với trung bình nhiều năm.

- Khu vực Trung Bộ, nhiệt độ từ tháng 5, tháng 6 và tháng 10 xấp xỉ so với trung binhg nhiều năm. Từ tháng 7 đến tháng 9, nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 0,5 - 1,0 độ C so với trung bình nhiều năm, riêng tại khu vực Bắc Trung bộ nhiệt độ vào tháng 7 xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.

- Khu vực Tây nguyên và Nam bộ, tháng 5 và tháng 6, nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, từ tháng 7 - 10 nhiệt độ phổ biến cao hơn 0,0 - 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm.

Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động trực tiếp đến thời tiết nước ta. Gần đây nhất, đợt mưa lũ dị thường xảy ra ở các tỉnh miền Trung trong ngày 30/3 đến 2/4 đã làm 4 người chết, mất tích, gây thiệt hại kinh tế đến 2.300 tỷ đồng.

Xem thêm: Bản "cáo trạng" về tình trạng khí hậu toàn cầu của IPCC có những nội dung gì?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận