Bí ẩn về số 7 linh thiêng trong ngày Thương binh - Liệt sĩ
Số 7 được coi là trung tâm của nhân loại, là con số của vũ trụ và các tầng thiên đường. Tại Việt Nam, ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) có đến 2 số 7...
Đối với người Việt Nam, tháng 7 là tháng linh thiêng, gắn liền với niềm tự hào dân tộc thiêng liêng. Cụ thể, cách đây hơn 70 năm, thực hiện Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức Ngày thương binh hàng năm để đồng bào có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh, một Hội nghị toàn quốc gồm các đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Quân đội họp vào đầu tháng 7/ 1947 đã lấy ngày 27/7 hàng năm là “Ngày Thương binh toàn quốc".
Đến năm 1955, ngày này được đổi tên thành "Ngày Thương binh - Liệt sĩ". Ngày này không chỉ được coi là ngày thiêng liêng của dân tộc, tưởng nhớ linh hồn hồn những anh hùng, liệt sĩ đã khuất mà còn là ngày để tri ân những người có công lao, mất mát một phần thể xác trong đấu tranh gìn giữ độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước, mà còn được coi là ngày đặc biệt về tâm linh, bởi vì nó gắn với con số 7 không ít điều linh thiêng.
Theo người Trung Quốc, số 7 là con số biểu thị cho sự may mắn vì nó có phát âm gần giống với "cuộc sống". COn số này cũng là biểu tượng về sự thống nhất và được coi là một điềm tốt trong mối quan hệ bạn bè, tình yêu.
Số 7 cũng là con số tượng trung cho vũ trụ. Nó là sự kết nối với bầu trời và trái đất. Trong đó, bầu trời được tượng trưng bằng số ba, và trái đất được tượng trưng bằng số bốn.
Thêm nữa, số 7 cũng là con số xuất hiện xuyên suốt lịch sử loài người. con số 7 cũng xuất hiện nhiều trong các nền văn hóa và lịch sử, các nền văn minh trên thế giới. Cụ thể, thế giới tồn tại 7 kỳ quan cổ đại, một tuần có 7 ngày, 7 vòng tròn của vũ trụ, cầu vồng có 7 sắc (đỏ, vàng, cam, lục, lam, chàm, tím) hay âm nhạc có 7 nốt (đồ, rê, mi, pha, son, la, si)...
Trong đạo Phật, số 7 có ý nghĩa to lớn. Nó được coi là con số đi lên vì khi sinh ra, Đức Phật bước 7 bước, nở ra 7 đóa sen hồng. Đến khi chết, con người bị đày xuống 7 tầng địa ngục và để cúng cho người đã mất, người ta thường lấy bội số của 7 là 49 ngày.
Trong Kitô giáo, Đức Chúa Trời hiện thân ở ngày thứ 7 trong chuỗi 7 ngày tạo dựng của Đức Chúa Trời. Alex Bellos – tác giả của nghiên cứu cho biết: “Chúng ta khó có thể lý giải hầu hết chúng ta đều yêu thích con số 7 vì tính lịch sử của con số này, đó là điều mà mọi người không thể biết được. Tuy nhiên, tôi cho rằng lý do đáng tin cậy nhất giải thích cho thắc mắc này là vì tính độc đáo của nó”.
Và trong dãy số cơ bản từ 1 đến 10, con số 7 là con số đặc biệt nhất. Vì nó là số duy nhất không thể chia hết cho bất kỳ số nào ngoài chính nó trong dãy (còn gọi là số nguyên tố).
Ngoài ra, số 7 còn gắn liền với cuộc sống của mỗi con người. Kể từ khi chào đời, cứ 7 năm, vận mệnh cuộc sống của chúng ta lại có những thay đổi căn bản. Các nhà thiên văn cho rằng, đó là do ảnh hưởng của sao Thổ, còn các nhà tâm lý thì coi đây là quá trình phát triển tự nhiên của con người. Mỗ chu kỳ 7 năm lại kết thúc bằng 1 năm "khó khăn": 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49…
Vậy sự linh thiêng của số 7 bắt nguồn từ đâu? Theo Kiến thức, sự linh thiêng của số 7 xuất phát từ cội nguồn của chính nó. Tức là tương lai của con người luôn bao hàm các mặt đối lập "song - hành" như: hay - dở, tốt - xấu, thành công - thất bại... Các mặt đối lập này lại phụ thuộc vào các mặt đối lập song - hành của quá khứ.
Tức quá khứ và tương lai cũng là mặt đối lập, nhưng đây là biểu hiện của đối lập "nhân - quả". Đối lập song - hành và đối lập nhân - quả được hình thành trên cơ sở các vòng quay của Trái đất tự quay xung quanh nó và tự quay xung quanh Mặt trời.
Quá khứ có thể có mặt dở, xấu, thất bại, nhưng những mặt này cũng có thể là cội nguồn dẫn đến các mặt hay, tốt, thành công trong tương lai; ngược lại, quá khứ có thể có mặt hay, tốt, thành công, nhưng những mặt này có thể lại là cội nguồn dẫn đến các mặt dở, xấu, thất bại trong tương lai.
Nói cách khác, sự linh thiêng của số 7 bắt nguồn từ sự thật cao nhất - sự thật toàn vẹn của 7 cặp vòng quay đối lập. Sự thật được coi là chân lý vĩnh hằng mà con người luôn mong muốn vươn tới. Do vậy, mỗi con người trong cuộc sống cần phải tôn trọng 2 "nửa" của sự thật cả trong lịch sử quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tôn trọng sự thật không chỉ cái hay mà cả cái dở của các thế hệ cha ông trong quá khứ, tôn trọng các ý kiến khác biệt, các ý tưởng sáng tạo chưa hoàn chỉnh của những con người trong hiện tại và tương lai. Tôn trọng cái hay là để kế thừa, phát huy làm được nhiều điều hay khác; tôn trọng cái dở là để biết mà tránh, sửa đổi, rút kinh nghiệm làm được nhiều điều hay.
Do vậy, mỗi người Việt Nam dù có quan điểm, chính kiến gì, dù có đi đâu, về đâu, ở đâu trên trái đất (trần gian) này, xin đừng bao giờ quên công ơn của những người con Việt Nam đã khuất vì Dân tộc mình, hãy cùng nhau hòa giải, đoàn kết lại, nối vòng tay lớn để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Xem thêm: Những hình ảnh xúc động trong tang lễ Anh hùng LLVTND Kostas Sarantidis Nguyễn Văn Lập
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận