Bất ngờ gặp "hiện tượng lạ" khi trì tụng Chú Đại Bi thì phải làm sao?

Chú Đại Bi được mệnh danh là thần chú cứu khổ cứu nạn, càng nghe nhiều, đọc nhiều thì càng hữu ích. Tuy nhiên, cũng từng có người nói gặp "hiện tượng" lạ khi trì tụng chú này. Đó là hiện tượng gì và phải làm sao?

Bất ngờ gặp "hiện tượng lạ" khi trì tụng Chú Đại Bi thì phải làm sao?

Chú Đại Bi được mệnh danh là thần chú cứu khổ cứu nạn, càng nghe nhiều, đọc nhiều thì càng hữu ích. Tuy nhiên, cũng từng có người nói gặp "hiện tượng" lạ khi trì tụng chú này. Đó là hiện tượng gì và phải làm sao?

Chú Đại Bi thực chất là một bài kinh, câu thần chú của Phật giáo Đại thừa căn bản. Bài kinh này minh chứng cho công đức của Đức Phật Quán Thế Âm (hay Quan Thế Âm Bồ Tát). Đây là thần chú quảng đại viên mãn, cứu khổ cứu nạn, cứu nhân độ thế tiễu trừ tai ách.

Kinh Chú Đại Bi chú gồm 84 câu, 415 chữ được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và khi tụng được trì niệm ở nhiều biến khác nhau. 

Người chăm chỉ trì tụng Chú Đại Bi sẽ mang đến nhiều lợi ích: Giải thoát 3 ác nghiệp; Được đáp ứng những điều mong mỏi; Gột rửa tội lỗi trong ngàn vạn kiếp sinh tử; Tái sinh vào cõi Phật; Tránh 15 hình thức chết và được hưởng 15 điều tốt đẹp; Tiêu trừ bệnh tật; Đạt được trí tuệ, định lực, sự tranh luận, không khuất phục trước ma quỷ; Luôn được thần phật bảo hộ; Nhanh chóng đắc quả; Trở thành nguồn ban phước; Trở thành kho tàng công đức vô tận; Nhân duyên tốt lành; Diệt trừ ác nghiệp; Cuộc đời bình an.

Như đã chia sẻ, việc trì tụng Đại Bi Chí mang đến nhiều lợi ích nhưng thông thường sẽ xuất hiện những "hiện tượng lạ" khi trì tụng mà ai cũng có thể gặp:

TRẠO CỰ

Trao cự là gì?

Trạo cự có nghĩa là trong đầu có ý nghĩ lăng xăng. Nó xảy ra thường xuyên và bình thường đối với những ai mới thực hành việc trì tụng, không phải lo lắng.

Tâm không thể tập trung với các câu chú vì tâm bị các ý niệm lăng xăng chi phối. Cần nhận ra điều đó, không trốn tránh và tìm cách đưa tâm trở về trạng thái chánh niệm bằng cách trì chú trở lại như ban đầu.

Xử lý tình trạng trạo cự bằng cách nào?

Khi nhận ra hiện tượng này, các bạn không nên tỏ ra tức giận hay chán nản, muốn bỏ cuộc vì nghĩ rằng mình chẳng thể làm được như mọi người hoặc bội cho rằng mình không phù hợp. Thay vào đó hãy tập trung niệm chú. Việc kiên trì, bền bỉ và tinh tấn lâu ngày sẽ giúp bạn là chủ được tâm, vọng tưởng thưa dần, tâm an trú, tịnh chỉ.

HỒI TRẦM

Hồi trầm là gì?

Hồi trầm là hiện tượng người hay lắc lư rồi buồn ngủ khi đang trì tụng Chú Đại Bi. Lúc này, ta cảm thấy lười biếng, niệm rời rạc, yếu ớt và từ đó có khoảng trống cho sự ngủ gục. Điều này xuất phát một phần từ thiếu chú tâm.

Hôn trầm là trạng thái nặng nề của cơ thể và mờ tối của tâm thức, kéo ta vào tâm trạng uể oải, lừ đừ và chán nản. Đây là một tâm lý tiêu cực, trầm nịch làm chướng ngại sự tu tập thiền định cũng như trong sinh hoạt đời thường. 

Làm sao để xử lý hôn trầm?

Trong thời gian đầu khi tâm chưa thuần, hành giả cần tinh thần, nỗ lực và kham nhẫn, không nên thói tâm và bỏ cuộc sớm. Khi hành giả thiết lập được chánh niệm, chú tâm vững chắc vào đề mục, tâm có phần an định thì hai chướng ngại này sẽ giảm thiểu dần. Tiếp tục công phu đắc định thì chúng sẽ chấm dứt.

Vậy nên, chế ngự và chuyển hóa những trạng thái u ám, nặng nề của hôn trần là việc cần thiết đối với mỗi chúng ta, nhất là người đang nỗ lực ứng dụng lời Phật dạy vào đời sống để mình được an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.

Để đối trị hôn trầm, hành giả cần điều hòa thân tâm, phối hợp cả phòng và chống. Trước hết hành giả phải thiết lập đời sống quân bình, làm việc vừa sức, ngủ đủ giấc. 

Không ăn quá no, áo quần cần mềm xốp, không quá chật, nới lỏng thắt lưng, ngồi nơi thoáng mát, giàu dưỡng khí. Khi ngồi cần giữ lưng thẳng, cổ thẳng, thả lỏng các cơ bắp, thân tâm thư giãn hoàn toàn. Quan trọng là luôn duy trì sự chú tâm vào thần chú, khi phát hiện bị hôn trầm, hãy khởi sự lại từ đầu.

TÁN LOẠN

Ta gặp chướng ngại trong việc tĩnh tâm đọc thần chú vì thần trí ta hoang mang hoảng hốt không thể vào tập trung, từ trước đến nay đã tìm thử đủ mọi phương pháp mà vẫn không kết quả. Đó gọi là tán loạn. 

Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì kiên nhẫn niệm thần chú này sẽ là một phương tiện hiệu quả giúp ta an tâm, giải phóng tâm thức ta ra khỏi những vọng động, âu lo của cuộc sống thường nhật, chắc chắn đưa ta bước vào cảnh giới thiền một cách mau chóng.

NGHI NGỜ

Nghi ngờ là để chỉ trạng thái nội tâm đặt nhiều câu hỏi rối ren trong lúc trì chú, lúc này trong tâm có nhiều câu hỏi như: Không biết mình có làm được không; Hoặc nghi vấn về pháp hành: Không biết cách này đúng chưa, hoặc ngay cả nghi vấn về nghĩ là, cái gì đây?

Cần phải hiểu rằng đó cũng là một trong lúc chướng ngại, trở thành sự xâm chiếm, làm lu mờ tri kiến thanh tịnh. Nghi ngờ cũng có thể xem như là một trạng thái khác của trạo cự, vì thế, những câu hỏi, những thắc mắc nên tìm cách giải quyết một cách rõ ràng thấu đáo trước đó.

Đức Phật ví nghi ngờ như thể bị lạc trong sa mạc, không nhận ra được các mốc điểm. Sự nghi ngờ đó được vượt qua bằng cách thu thập các lời hướng dẫn rõ ràng, có một bản đồ tốt, để giúp ta thấy được các mốc điểm vi tế trong vùng đất không quen thuộc của tâm thiền sâu kín, và từ đó biết được con đường phải đi.

Xem thêm: Tụng chú Đại bi bằng tiếng Phạn tốt hơn tụng chú Đại bi tiếng Việt?