Bài học về hạnh phúc từ câu chuyện "anh thanh niên u sầu và vị thiền sư"

Vị thiền sư bằng sự chiêm nghiệm về cuộc đời của mình đã giúp anh niên đang u sầu nhận ra được giá trị của hạnh phúc, làm sao để có được hạnh phúc trong đời.

Đỗ Thu Nga
06:00 21/05/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện kể rằng, có một anh thanh niên mang vẻ mặt u sầu, thất vọng đến bái lạy một vị thiền sư có tuổi. Anh muốn vị thiền sư chỉ cho anh cách để trở thành một người hạnh phúc vui vẻ. Bên cạnh đó, anh còn hỏi vị thiền sư làm cách nào để đem lại hạnh phúc của người khác.

Vị thiền sư khá hài với yêu cầu của anh thanh niên vì đối với con người, có được nguyện vọng như vậy là rất đáng quý nhất là với những người trẻ. Tuy nhiên, tuổi trẻ quá thì cũng rất khó đạt, rất nhiều người nhiều tuổi hơn cậu cũng có câu hỏi chung như thế. Thế nhưng giải thích thế nào chăng nữa thì họ vẫn chưa hiểu ra được đạo lý.

Có một chút buồn bã nhưng người thanh niên vẫn chăm chú lắng nghe lời vị thiền sư: "Ta tặng cậu 4 câu. Câu thứ nhất: Hãy đặt bản thân mình trở thành người khác. Cậu có hiểu được ý nghĩa của câu này không?".

Người thanh niên đáp: "Thưa ngài, có phải là khi mình khổ sở, nếu như coi bản thân là người khác thì nỗi khổ sẽ tự nhiên giảm bớt đi. Còn khi mình vui mừng quá mức mà coi mình là người khác thì mình sẽ bình tĩnh trở lại và thản nhiên hơn không ạ?".

Vị thiền sư gật đầu đáp: "Câu thứ hai là đặt người khác trở thành bản thân mình".

Bai-hoc-ve-hanh-phuc-tu-cau-chuyen-anh-thanh-nien-u-sau-va-vi-thien-su-0

Người thanh niên suy nghĩ ít phút và trả lời: "Khi đặt người khác trở thành bản thân mình, mình có thể hiểu được nỗi khổ cũng như những mong muốn nguyện vọng của họ để thông cảm và giúp đỡ họ khi cần thiết, phải không ạ?".

Vị thiền sư lúc này biểu hiện rõ sự hài lòng trên gương mặt nhưng vẫn nói tiếp câu thứ 3: "Xem người khác là chính bản thân họ".

Người thanh niên nhanh nhảu trả lời: "Thưa ngài, câu này có phải có ý là: Tôn trọng sự riêng tư của mỗi người, không xâm phạm vào điều của riêng người khác".

Vị thiền sư bật cười rồi nói: "Tốt lắm, tốt lắm, đứa trẻ này cũng rất dễ dạy bảo! Câu thứ tư chính là xem bản thân mình là chính bản thân mình!".

Câu nói này có vẻ khó nói với thanh niên trẻ, cậu ta suy nghĩ mãi một hồi lâu rồi mới chậm rãi nói: "Thưa ngài, câu nói này con nhất thời chưa hiểu được. Nhưng trong bốn câu nói này con thấy có sự bất đồng. Con phải làm thế nào để thống nhất chúng lại?".

Vị thiền sư bình tĩnh đáp: "Rất đơn giản cậu bé ạ! Con hãy dùng lời khuyên và kinh nghiệm của bản thân rồi con sẽ làm được".

Người thanh niên vô cùng cảm kích trước sự chỉ giáo của vị thiền sư, anh không hỏi thêm mà quỳ gối rồi cáo biệt. Nhiều năm sau, khi đã già, người thanh niên ấy đã trở thành 1 ông lão hạnh phúc. Bài học từ vị thiền sư cũng được ông chia sẻ cho những người xung quanh, nhất là những bạn trẻ giống như ông trước kia. 

Qua những trải nghiệm của mình, ông đã hiểu được ý nghĩa đích thực của 4 câu nói trong lời dạy của vị thiền sư:

1. Khi đặt bản thân mình là người khác để đối đãi thì chính là vô ngã.

2. Khi đặt người khác là bản thân mình để đối đãi thì đó chính là từ bi.

3. Khi đặt người khác chính là bản thân họ để đối đãi thì đó chính là trí tuệ.

4. Khi đặt bản thân mình là bản thân mình để đối đãi thì đó chính là tự tại.

Xem thêm: Nước mắt của thiền sư - câu chuyện có thật nói về ý nghĩa của việc tu hành

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận