6 biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ được Bộ Y tế khuyến cáo

Bệnh đậu mùa khỉ đã lan ra khoảng 20 quốc gia và Bộ Y tế Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều khuyến cáo liên quan, trong đó có 6 biện pháp phòng chống bệnh. Đó là gì?

Đỗ Thu Nga
10:35 26/05/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Giới chức y tế trên toàn thế giới đang chú ý đến bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh thường thấy ở Trung và Tây Phi nhưng hiện đang xuất hiện và lây lan ở châu Âu, châu Mỹ. Thậm chí bệnh nhân là những người chưa từng đến châu Phi.

Chuyên gia chỉ ra rằng, ít có khả năng virus gây bệnh đậu mùa khỉ gây ra đại dịch trên toàn cầu như virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19, song khuyến nghị giới chức y tế các nước cần theo dõi chặt chẽ virus này.

Trước diễn biến "nóng" của dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế Việt Nam đã có những văn bản đề nghị gửi đến các địa phương nhằm tăng cường giám sát, phòng chống bệnh ngay từ cửa khẩu và tại các cơ sở y tế, kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống, hạn chế tối đa số mắc và tử vong.

Bệnh cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về tình hình bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng chống tạm thời. 

6-bien-phap-phong-chong-benh-dau-mua-khi-duoc-Bo-Y-te-khuyen-cao-9
Hình ảnh phóng đại một phần mô da, được lấy từ vết thương trên da của một con khỉ bị nhiễm virus đậu mùa khỉ

Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ:

- Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

- Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường.

- Che miệng khi ho, hắt hơi.

- Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.

- Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục; người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.

- Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ, không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh đầu mùa khỉ. Song trên thế giới, tính đến 25/5 đã ghi nhận 131 ca bệnh đậu mùa khỉ và 106 ca nghi nhiễm ở 19 quốc gia, chưa có ca tử vong. 

Cơ quan này dự báo sẽ ghi nhận nhiều ca hơn do mở rộng giám sát, song chưa có bằng chứng cho thấy virus gây đậu mùa khỉ đột biến.

Bệnh này có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh như chăn, ga, gối, đệm.

Triệu chứng tiêu biểu đậu mùa khỉ gồm nổi ban đỏ, sốt, đau nhức cơ, đau đầu, tổn thương da toàn thân và có hạch to. Tỷ lệ tử vong của bệnh này thấp hơn bệnh đậu mùa. Bệnh thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày.

Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ đang lưu hành ở 12 quốc gia trên thế giới

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận