Những sự thật ít người biết về Tử Cấm Thành 

Bên cạnh sự tráng lệ, nguy nga, Tử Cấm Thành còn là biểu tượng văn hóa của Trung Quốc. Và nơi đây, ẩn chứa rất nhiều sự thật mà nếu không đọc bài viết này thì ít ai biết được.

Đỗ Thu Nga
13:11 02/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tử Cấm Thành (hay còn gọi Cố Cung), tọa lạc tại Bắc Kinh là công trình kiến trúc hoành tráng được xây dựng bởi Hoàng đế Vĩnh Lạc Chu Đệ (Minh Thành Tổ) của nhà Minh. Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của nhiều triều đại hoàng đến, hậu cung.

Cho đến nay, Tử Cấm Thành là điểm hút khách bậc nhất Trung Quốc. Có hàng triệu người đã bỏ số tiền không nhỏ để thực hiện chuyến du lịch đến Tử Cấm Thành để tận mắt chứng kiến cách sống, nơi ở của các đế vương Trung Quốc ngày xưa. 

Và trong suốt 600 năm lịch sử, Cố Cung Bắc Kinh mang trong mình nhiều thăng trầm và những bí mật ít người biết:

Công trình gỗ cổ đại lớn nhất thế giới

Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420 và bao gồm 980 tòa nhà có tổng diện tích 720.000 m2 - gấp đôi diện tích của Vatican và gấp ba lần diện tích của điện Kremlin ở Moscow, Nga. Công trình này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987 và cũng được tuyên bố là nơi bảo tồn các công trình kiến trúc bằng gỗ từ thời cổ đại lớn nhất thế giới.

5-su-that-it-biet-ve-tu-cam-thanh-9
Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987

90% mái nhà trong Tử Cấm Thành được sơn màu vàng. Màu vàng là màu quan trọng trong tâm linh của người dân Trung Quốc. Vào thời Tây Hán, hoàng đế Lưu Biểu đã coi màu vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao của hoàng đế. Kể từ đó, màu vàng được coi là màu tôn vinh và được dành cho các hoàng đế Trung Quốc.

Việc trùng tu Cố Cung là một dự án phức tạp, tốn nhiều thời gian. Năm 2017, 60% số phòng của Tử Cấm Thành mở cửa cho khách du lịch nhưng 40% số phòng vẫn bị cấm không được phép vào thăm. Tới năm 2018, hơn 80% số phòng được mở cửa cho công chúng.

Tử Cấm Thành có 9.999 căn phòng. Đây từng là nơi ở của 24 vị hoàng đế, trong đó có 14 vị hoàng đế nhà Minh và 10 hoàng đế nhà Thanh. Một truyền thuyết cho rằng, 10.000 ngôi nhà trên thiên đường của Ngọc Hoàng. Các phòng của hoàng đế không thể bằng số lượng phòng Ngọc Hoàng nên hoàng đế đã quyết định xây dựng 9.999 phòng trong cung điện của mình.

Tử Cấm Thành không sợ động đất 10 độ richter

Từ khi xây dựng xong, Tử Cấm Thành đã trải qua 2000 trận động đất, trong đó có trận động đất kinh hoàng nhất là vào thế kỷ 20. Năm 1976, trận động đất Đường Sơn đã giết chết 240.000 người trong vòng 23 giây, phá hủy toàn bộ biên giới phía bắc Đường Sơn cách đó 150 km chỉ trong một đêm. Tuy vậy, Tử Cấm Thành vẫn bình yên vô sự.

Các chuyên gia sau đó đã sao chép mô hình kiến trúc Tử Cấm Thành, sau đó thử nghiệm mô phỏng trận động đất có cường độ 10,1 độ richter. Trong cơn địa chấn này, biên độ rung lắc của mô hình ngày càng lớn khiến các viên gạch bên trong lần lượt sụp đổ nhưng phần khung vẫn vững chắc.

5-su-that-it-biet-ve-tu-cam-thanh-8

Sau thử nghiệm đó, các chuyên ra rút ra kết luận: nguyên nhân nằm ở các trụ không bị chôn sâu xuống đất và việc không cắm phần gốc này xuống quá sâu đã đảm bảo tính linh hoạt cho tổng thể cung điện, đồng thời không để cột nhà bị gãy đột ngột.Để đảm bảo độ kiên cố của Cố Cung, thì đấu củng (một loại kết cấu đặc biệt của kiến trúc Trung Hoa, gồm những thanh ngang từ trụ cột chìa ra gọi là củng và những trụ kê hình vuông chèn giữa các củng gọi là đấu) cũng góp một phần vô cùng quan trọng hỗ trợ nâng đỡ mái nhà một cách khéo léo. Kiến trúc này không cần đinh hay bất kỳ chất kết dính nào, vừa có thể chịu trọng lực và tích hợp chặt chẽ với tòa nhà, vừa có một khoảng không gian linh hoạt.

Phần mái kiên cố đóng vai trò là sự cân bằng tổng thể về sức mạnh, làm cho các bộ phận còn lại như được "tận dụng lẫn nhau" nhằm tiêu trừ bớt gánh nặng. Đây cũng chính là bí mật giúp Tử Cấm Thành "sống sót" qua vô số trận động đất kinh thiên động địa.

Lãnh cung trong Tử Cấm Thành có thật không?

Vào thời phong kiến, chỉ cần làm vua phật lòng hay phạm phải đại kỵ thì các phi tần trong hậu cung sẽ bị thất sủng, bị đẩy vào trong cung cấp đến khi chết. Nơi đó được gọi là lãnh cung. Vậy trong Tử Cấm Thành có lãnh cung không?

5-su-that-it-biet-ve-tu-cam-thanh-7

Theo các học giả, lãnh cung thực chất là nơi không cố định, trong đó có ý kiến cho rằng, cung Càn Thanh và Trường Xuân chính là lãnh cung. Song theo sử liệu ghi chép, trên thực tế, không nơi nào trong Tử Cấm Thành có hoành phi đề hai chữ "lãnh cung", đồng nghĩa với tên gọi này không được dùng để đặt cho một địa điểm cụ thể. 

Trong Tử Cấm Thành có tới 1,8 triệu bộ sưu tập

Có hơn 1,8 triệu di tích văn hóa trong Tử Cấm Thành, mỗi năm chỉ có hơn 10.000 di tích được trưng bày. Điều này đồng nghĩa chỉ khoảng 2% trong số đó được đưa ra ánh sáng. Từ đó có thể tưởng tượng ngày xưa hoàng đế có cuộc sống xa hoa thế nào ở bên trong Cố Cung.

Theo một số tài liệu, Tử Cấm Thành có 231 loại bảo vật, mỗi loại đều có số lượng khổng lồ, chẳng hạn như 53.000 bức tranh và 75.000 bức thư pháp. Trong số đó, bản đồ Thanh Minh Thượng Hà Đồ nổi tiếng thế giới là nổi bật hơn cả, nó được coi là một trong những "báu vật" và linh hồn của Cố Cung.

5-su-that-it-biet-ve-tu-cam-thanh-6
1 góc bảo tàng trong Tử Cấm Thành

Đây là tác phẩm còn sót lại của họ sĩ Trương Trạch Đoan vẽ vào thời nhà Tống, có chiều dài 528,7cm và chiều rộng 25,2cm ở dạng một bức tranh cuộn dài, đồng thời được sử dụng phương pháp bố cục phối cảnh phân tán để ghi lại một cách sinh động diện mạo đô thị vào thế kỷ 12 cũng như điều kiện sống của người dân các tầng lớp khác nhau.

Trong Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh

Thời Minh và thời Thanh, không có nhà vệ sinh trong Tử Cấm Thành. Nếu muốn đi đại tiện thì cung tần phải sử dụng bô. Trong đại diện sẽ dùng một tấm mành hoặc bình phong để ngăn với chiếc bô đại tiện. Đồng thời trên nắp đậy được đổ đầy tro carbon, tro thực vật và hương liệu. Nơi đặt bô được gọi là "tịnh phòng", được phân bố ở mọi ngóc ngách trong cung.

5-su-that-it-biet-ve-tu-cam-thanh-5
Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh

Những chất thải trong cung được các hoạn quan vận chuyển ra ngoài cung. Vì vậy, trong cung không bao giờ có mùi hôi. Đến nay, trong Tử Cấm Thành đã được xây dựng thêm nhà vệ sinh công cộng để phục vụ khách du lịch.

Xem thêm: Giải mã sự thật đằng sau kiểu tóc đuôi sam của đàn ông thời nhà Thanh: Ép cắt tóc theo "luật rừng"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận