Từ 1/7, người dân có thể nhập hộ khẩu Hà Nội, TP.HCM dễ dàng hơn

Luật Cư trú năm 2020 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7 tới đây, trong đó việc nhập hộ khẩu Hà Nội, TP.HCM sẽ dễ dàng hơn trước.

Chi Nguyễn
00:15 04/05/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thời điểm Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực đang tới gần, cụ thể là vào ngày 1/7/2021 tới đây. Theo đó, việc quản lý thường trú, tạm trú từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy sẽ chuyển sang phương thức quản lý bằng số định danh cá nhân. Đặc biệt, trong đó có việc bỏ điều kiện nhập hộ khẩu thường trú riêng của các thành phố trực thuộc Trung ương.

tu-1-7-nguoi-dan-co-the-nhap-ho-khau-ha-noi-tp-hcm-nhu-the-nao
Luật Cư trú 2020 bỏ điều kiện nhập hộ khẩu thường trú riêng của các thành phố trực thuộc Trung ương

Như vậy, tới đây, người dân muốn nhập hộ khẩu Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải phòng,... sẽ không cần phải đáp ứng điều kiện về thời hạn tạm trú như trước đây nữa.

Trước đó, theo Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi), bổ sung năm 2013, điều kiện để đăng ký thường trú thành phố trực thuộc TƯ: 

"... 1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 1 năm trở lên, đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 2 năm trở lên..."

Còn theo Điều 20 Luật Cư trú năm 2020, điều kiện đăng ký thường trú (nhập khẩu) như sau:

tu-1-7-nguoi-dan-co-the-nhap-ho-khau-ha-noi-tp-hcm-nhu-the-nao-2

- Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

- Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau:

+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con.

+ Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ.

+ Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

- Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

+ Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2/người.

Bỏ sổ hộ khẩu, công dân thực hiện 30 thủ tục hành chính liên quan thế nào?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận