Bức thư Hoàng thân Xuphanuvông có gửi Bác Hồ hé lộ mối quan hệ đặc biệt giữa 2 người

Đối với Hoàng thân Xuphanuvông, Chủ tịch Hồ Chí Minh thân thương như một "người cha" ruột thịt, luôn quan tâm, cổ vũ con đường đấu tranh mà ông đã chọn.

Bức thư Hoàng thân Xuphanuvông có gửi Bác Hồ hé lộ mối quan hệ đặc biệt giữa 2 người

Đối với Hoàng thân Xuphanuvông, Chủ tịch Hồ Chí Minh thân thương như một "người cha" ruột thịt, luôn quan tâm, cổ vũ con đường đấu tranh mà ông đã chọn.

Tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc Việt - Lào đã được hun đúc qua mối quan hệ đặc biệt giữa Hoàng thân Xuphanuvông và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã cảm hóa, dẫn dắt Hoàng thân từ một người yêu nước thành một Hoàng thân sẵn sàng dấn thân vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, đưa Lào thoát khỏi ách cai trị của đế quốc, thực dân.

Tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc Việt - Lào đã được hun đúc qua mối quan hệ đặc biệt giữa Hoàng thân Xuphanuvông và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khi còn học tập ở Pháp, Hoàng thân đã nghe danh tới người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc, người từng gửi bản "Yêu sách của nhân dân Việt Nam" tới Hội nghị Véc-xây, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1937, sau khi học xong, Xuphanuvông tới Nha Trang, Việt Nam làm việc trong Sở Công chính Trung Kỳ. Khi ấy, tên tuổi của ông đã gắn với nhiều công trình thủy lợi như đập Đô Lương (Nghệ An), Bái Thượng (Thanh Hoá),... Sau đó, anh trai ông là Hoàng thân Phét-xa-rạt đã gọi điện và muốn ông nhanh chóng về Lào, tham gia Chính phủ cách mạng. Sau đó, Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hoàng thân Xuphanuvông nhận được lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Hà Nội để trao đổi về cách mạng hai nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và làm việc với Hoàng thân Xuphanuvong sang thăm Việt Nam tại Việt Bắc (1948).

Khi Hoàng thân Xuphanuvông đặt chân tới Hà Nội, Bác Hồ đã chủ động tới nơi ông ở đến thăm hỏi. Sau đó, Tổng bộ Việt Minh, Chính phủ Lâm thời cùng lãnh đạo TP Hà Nội khi đó đã tổ chức một bữa cơm thân mật, mời vị khách là Cựu hoàng Bảo Đại và Hoàng thân Xuphanuvông.

Sau đó, Bác Hồ cũng nhiều lần mời Hoàng thân tới bàn công chuyện, sau đó mời ông ở lại ăn cơm, nghỉ trưa ở Bắc Bộ Phủ. Những lần trò chuyện với Bác đã thôi thúc Hoàng thân trở về nước, kề vai sát cánh cùng nhân dân để giành tự do, độc lập. Xuphanuvông thầm gọi Bác là "Papa Hồ", từng nói rằng: "Hồ Chủ tịch là một người sáng suốt. Trong khi ở Hà Nội, tôi được tiếp kiến ngài 30 lần hết sức thân mật...". 

Năm 1948, Hoàng thân Xuphanuvông có gửi Bác Hồ một bức thư như sau: 

Số 1453.BK

Thư riêng

Kính gửi Ngài Hồ Chí Minh

Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bạn Lớn thân mến,

Ngài đoán nỗi vui mừng lớn lao mà tôi vừa cảm nhận, khi tiếp được bức thư riêng vô cùng thân ái của Ngài, đề tháng 02 năm 1948, do hai ông Nguyễn Đức Quỳ và Trần Mai3 chuyển tận tay; bức thư đó đã phải qua hơn một ngàn cây số và mất ba tháng trời để tới tôi; đó là dấu hiệu vật chất về tình cảm tốt đẹp của Ngài đối với tôi và đối với gia đình nhỏ bé của tôi.

Cũng như vậy, tôi mong ước rằng bức thư này có thể tới tay Ngài, mang tới Ngài tình bạn trung thành của tôi, cũng như lòng mến phục sâu xa của tôi đối với nhân vật tuyệt diệu và người lãnh đạo siêu việt mà trước mắt những người yêu nước, các chiến sỹ cách mạng, những người xã hội chân chính và những người thuần khiết, Ngài luôn luôn là hiện thân.

Tôi được biết qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhất là qua người bạn thân của tôi là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch4, những chiến công oanh liệt mà quân đội Việt Nam của Người ở miền Bắc đã giáng trả một cách anh hùng và xuất sắc trong mùa Đông năm ngoái cho các lực lượng thực dân Pháp một đòn nặng mà chúng không bao giờ có thể gượng lên nổi.

Ngài cũng biết rõ những khó khăn hiện nay của chúng tôi, cũng như quyết tâm chiến đấu giải phóng nước Lào của chúng tôi, lâu dài đến đâu là tùy theo ý muốn của kẻ thù. Những hy sinh đã, đang và sẽ còn gay go cho các dân tộc khốn khổ của chúng tôi bị bóp nặn và đè nén, chúng tôi biết rõ điều đó nhưng vì hạnh phúc, tương lai lâu dài của dân tộc, bây giờ chúng tôi cần phải chấp nhận các hy sinh đó, bởi vì đây là thời cơ bất ngờ, thời cơ này như lịch sử đã dạy cho chúng ta rõ là chỉ thỉnh thoảng mới trở lại một cách khó khăn. Và tất cả những người yêu nước thuộc thế hệ tôi đều ý thức được rằng họ sinh ra cho sự nghiệp lớn và sẵn sàng hy sinh cuộc sống của họ cho đại nghĩa.

Hoàng thân Xuphanuvông và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tôi luôn luôn vững tin rằng dân tộc Việt Nam vĩ đại dưới sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Ngài, sẽ chiến thắng mọi kẻ thù chống lại độc lập và thống nhất đất nước. Tôi cũng không kém tin tưởng rằng sự hợp tác thẳng thắn và trung thành giữa các lực lượng kháng chiến Việt và Lào luôn luôn là bảo đảm duy nhất để cuối cùng chúng ta chiến thắng kẻ thù chung của các dân tộc Đông Dương là chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân Pháp.

Tôi sẽ vô cùng biết ơn Ngài, nhờ Ngài nói với các bạn bè thân mến của tôi - những Người cộng sự dũng cảm bên cạnh Ngài, mà Ngài đã vui lòng chuyển tới tôi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất của họ - rằng tôi chân thành cảm tạ họ về những lời chúc mừng tốt đẹp đó và để đáp lại tôi xin gửi tới họ tình bạn bền vững không hề suy chuyển.

Vợ tôi rất xúc động trước tình cảm của Ngài và nhờ tôi chuyển tới “vị Cha già của Tổ quốc” mà đối với vợ tôi, Ngài luôn luôn là tượng trưng.

Ba đứa con trai nhỏ tinh nghịch của tôi xin cảm ơn Ngài và gửi những cái hôn nồng thắm tới “Hồ Chí Minh muôn năm” của chúng, như lời bài hát nổi tiếng.

Vô cùng thân ái với Ngài.

Hoàng thân Xuphanuvông

Ngày 17 tháng 5 năm 1948

Số 2959/BK - Tái bút - Tôi muốn bức thư này được gửi tới Ngài nhân dịp kỷ niệm 56 năm Ngày sinh của Ngài. Nhưng những hoàn cảnh bất ngờ cùng muôn vàn khó khăn đủ các loại đã ngăn cản không cho thực hiện ý định đó.

Tôi hy vọng rằng, nhà triết học bình thản là Ngài sẽ không trách cứ tôi về sự chậm trễ ngoài ý muốn đó, cũng như về sự tùy tiện của tôi đã phúc đáp lại, qua mấy dòng tái bút sơ sài này, vừa cho tấm danh thiếp đáng yêu của Ngài, vừa cho bức điện tín số 40/AH ngày 21 tháng 8 năm 1948, thông báo cho tôi những tin tức về sức khỏe của ông nhạc tôi. Vợ tôi và tôi kính nhờ Ngài vui lòng chuyển những lời cảm ơn chân thành của chúng tôi tới những người dưới sự quan tâm cao cả của Ngài, đang chăm lo với biết bao tận tụy với gia đình bên vợ của tôi và tới ba đứa con của chúng tôi.

Vợ chồng tôi vô cùng biết ơn Ngài về sự quan tâm mà Ngài đã mang lại cho chúng tôi.

Kính chào Ngài, 

Ngày 04 tháng 9 năm 1948

(Theo Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 12/1993).

Không dừng lại ở đó, vào năm 1951 nhân dịp Xuân Tân Mão, cũng là khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn khó khăn, Hoàng thân lại tiếp tục gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tâm thư của Hoàng thân bày tỏ tình cảm nhớ Bác và chiến khu Việt Bắc, nhấn mạnh tình cảm đặc biệt đối với Người. Những dòng cuối thư, ông viết rằng: 

Cuối tâm thư Hoàng thân Xuphanuvông gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh (Tư liệu BTLSQSVN).

"…Cha phải luôn khuyên bảo, dìu dắt sửa chữa cho con trong khi con đang ứng dụng những bài học kinh nghiệm và sinh động của cha vào điều kiện hoàn cảnh thực tế ở đất nước Lào.

Như là một quà tặng nhân dịp năm mới, xin đề nghị cha thân yêu chấp nhận lời chúc mừng, lòng mong ước nhiệt tình của con trong cả năm 1951 nhiều thắng lợi và sung sướng.

Đứa con tận tuy của cha

Soupha".

10 sai lầm đáng tiếc trong lịch sử loại người, thảm họa nguyên tử Nhật Bản đáng tiếc nhất