Bước sang tuổi trung niên, sai lầm lớn nhất là nể mặt mà cho người khác vay tiền
Ở độ tuổi trung niên, tôi nhận ra sai lầm tai hại của bản thân chính là vì nể mặt mà cho người khác vay tiền.
Độ tuổi 40 là độ tuổi mà khi đó con người ta đã tích lũy được một lượng kinh nghiệm và trí tuệ nhất định, là khi ta có những hiểu biết rõ ràng hơn về con người và sự vật, sự việc xung quanh, và có lẽ là trong cả việc xử lý tiền bạc.
Vay và cho vay tiền đôi khi trở thành mối liên kết tình cảm giữa người với người. Nhưng nếu không may biến thành tranh chấp nợ nần, nó sẽ trở thành công cụ sắc bén có thể cắt đứt tình bạn, tạo ra một lỗ hổng khó hàn gắn trong cuộc đời.
Tuổi trung niên là thời kỳ quan trọng nhất của cuộc đời, trên già dưới trẻ, là trụ cột của gia đình, đó không chỉ là thời kỳ hoàng kim của sự nghiệp mà còn là thời kỳ áp lực lớn nhất.
Những giao dịch tiền bạc không còn là chuyện của một người mà đòi hỏi cả gia đình phải cùng nhau gánh chịu và đối mặt với rủi ro.
Ở tuổi 40, bạn không còn là người có thể cho vay tiền tùy tiện được nữa. Trước khi cho người khác vay tiền, bạn phải có đủ suy nghĩ và phán đoán chín chắn.
Nhận biết khả năng trả nợ của đối phương
Có ý kiến cho rằng, cho vay tiền giống như cho tiền, khi đòi nợ lại giống như xin tiền. Tôi thường nghe người ta phàn nàn vay tiền khó khăn, nhưng có lẽ hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng, việc yêu cầu người khác trả lại tiền lại càng khó hơn.
Sau khi một người bước vào tuổi trung niên, tiền bạc là thứ cần thiết cho mọi công việc gia đình, dù lớn hay nhỏ. Vì vậy, khi ai đó vay tiền, chúng ta cần phải cân nhắc xem có nguy cơ không lấy lại được hay không.
Điều quan trọng nhất khi cho vay tiền đó là trước tiên phải xác định xem đối phương có khả năng trả nợ hay không. Khi một người bất ngờ gặp khó khăn, chúng ta có thể ra tay giúp đỡ, nhưng nếu đối phương đang ở trong tình trạng nghèo đói lâu dài, điều đó có nghĩa là kiểu khó khăn này không thể giải quyết bằng cách vay tiền tạm thời và rất có thể họ sẽ không có đủ khả năng trả nợ.
Số tiền cho vay lâu ngày không thu hồi được, dần dần biến thành tranh chấp nợ nần. Vay tiền thực chất là tạo ra kẻ thù, sẽ gây hại cho bản thân và gia đình.
Shakespeare có hai câu nói về việc vay tiền trong vở "Hamlet": Vay mượn sẽ khiến bạn mất cả mạng sống và của cải; vay mượn sẽ khiến bạn quên mất việc tiết kiệm. Kiếm tiền vốn không dễ dàng với tất cả mọi người, là người lương thiện cũng không có gì là sai, nhưng không phải mọi việc cần giúp đều cần dùng tới tiền.
Có một ông lão rất giỏi câu cá, nhìn thấy một cậu bé tốt bụng, muốn cho cậu cả một giỏ cá, nhưng cậu bé chỉ muốn chiếc cần câu trong tay ông. Ông lão ngạc nhiên và hỏi tại sao cậu bé lại muốn cần câu thay vì con cá? Đứa trẻ nói: "Giỏ cá này chẳng mấy chốc cháu sẽ ăn hết. Nếu có cần câu, cháu có thể tự mình bắt cá, cả đời ăn cũng không hết".
Dạy một người câu cá tốt hơn dạy anh ta câu cá, đó là điều đáng suy ngẫm. Cho người nghèo vay tiền lâu dài chẳng khác nào cho họ uống thuốc độc giải khát, giúp được một lúc nhưng không giúp được cả đời, không những không thể thay đổi hoàn toàn hiện trạng mà còn dễ khiến họ bị lệ thuộc, điều này thực sự sẽ gây hại cho họ.
Giúp họ phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó khăn hiện tại cũng như tìm cách thoát khỏi cái nghèo có giá trị hơn nhiều so với việc cho họ vay tiền.
Việc cho vay tiền phải dựa trên giấy tờ
Người xưa thường nói: "Tiền bạc thử thách lòng người!" Tuy nhiên, lòng người lại thường là thứ không thể chịu đựng được thử thách nhất.
Việc vay tiền là vấn đề tình nghĩa giữa hai bên, nhưng nếu là một số tiền lớn, vậy thì việc có giấy tờ xác minh cũng là điều mà đôi bên nếu thực sự tôn trọng nhau nên làm.
Trong một cuộc phỏng vấn, một diễn viên có đề cập đến vấn đề vay tiền, cô cho biết: "Vay tiền là một vấn đề rất thực tế. Nếu ai đó hỏi vay tôi 100 triệu, họ sẽ nghĩ là diễn viên nổi tiếng như vậy, chắc không đòi lại số tiền cỏn con đó đâu phải không?"
Vay tiền về bản chất khác với cho tiền, vay tiền vẫn phải trả. Khi vay tiền cần nêu rõ các quy định. Có giấy tờ vay, đây vừa là cam kết của người đi vay vừa là sự bảo đảm cho người cho vay.
Khi bước vào tuổi trung niên, chúng ta cần có lòng tin vào người khác, nhưng đồng thời cũng cần phải bảo vệ bản thân và chừa lại lối thoát cho mình. Chỉ bằng cách lưu lại giấy tờ vay, chúng ta mới có khả năng thu hồi được khoản vay.
Đừng lo lắng việc viết giấy cho vay sẽ ảnh hưởng đến tình cảm, chỉ khi cả hai bên đều thực sự chân thành, mối quan hệ mới có thể lâu dài.
Lượng sức mình, chừa cho bản thân một đường lui
Đến tuổi trung niên, khi cho người khác vay tiền, chúng ta nên hành động theo khả năng và có nguyên tắc của bản thân.
"Giúp đỡ" hết mình, không chừa đường lui, sẽ khiến cuộc sống của chính bạn mất đi sự bảo vệ trước những thay đổi, đó là sự vô trách nhiệm với gia đình.
Đừng để cuộc sống của chính mình rơi vào hỗn loạn vì quá chính nghĩa. Một khi cần gấp, cần phải yêu cầu đối phương trả lại tiền ngay lập tức, điều này sẽ dẫn đến tranh chấp. Hành động này rất dễ gây bất hòa trong gia đình, khiến bạn bè cảm thấy xấu hổ, biến chuyện tốt thành chuyện xấu.
Mỗi người đều có trách nhiệm, mối quan tâm riêng, hãy giữ tấm lòng giúp đỡ người khác nhưng đồng thời cũng phải chú ý bảo vệ lợi ích của bản thân và gia đình. Giúp đỡ người khác một cách hợp lý, trong phạm vi khả năng của bản thân, giúp đỡ đối phương, giúp đối phương giải quyết những vấn đề cấp thiết của bản thân, đây là điều tốt, nhưng có vay có trả, đây mới là lựa chọn giúp đôi bên cùng thắng.
Theo ĐSPL
Xem thêm: Bàng hoàng phát hiện nợ xấu 4,5 triệu thẻ tín dụng khi đi vay tiền: Làm sao để tránh?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận