Quyết định quan trọng của Quang Trung sau khi lên ngôi giúp đất nước phát triển, thoát li chữ Hán

Ngay sau khi lên ngôi, vua Quang Trung đã có nhiều quyết định quan trọng giúp đề cao chữ Quốc ngữ, thoát li chữ Hán.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 06/09
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vua Quang Trung là một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, có miếu hiệu là Tây Sơn Thái Tổ (西山太祖), tên gọi khác là Bắc Bình Vương. Ông là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi. Quang Trung là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, vừa là một vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc vừa là nhà cai trị tài giỏi. Ngay sau khi lên ngôi, vua đã đưa ra nhiều chính sách và quyết định quan trọng, giúp nước ta thoát li chữ Hán.

Tư tưởng, tôn giáo

Vào thời điểm đó, Nho giáo đã từng bước suy thoái, dần mất đi sự tôn trọng như trước dù các chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn đã tìm cách củng cố. Ngay cả Phật giáo, Đạo giáo tuy có điều kiện khôi phục vị trí nhưng không còn như dưới thời Lý, Trần. Nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng, sửa sang, người dân và quan lại cũng đóng góp tiền của, ruộng đất để sửa sang chùa chiền.

Vào khoảng thế kì XVI - XVIII, nhiều giáo sĩ đạo Thiên Chúa từ phương Tây đã theo các thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo. Nhiều nhà thờ Thiên Chúa giáo được thành lập, đạo trở thành một tôn giáo mới thịnh hành trong cả nước. Song, do tồn tại nhiều khác biệt, hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ đã bị nhà nước phong kiến cấm đoán.

quang-trung-ra-quyet-dinh-quan-trong-thoat-li-chu-han
Chiếu chỉ của Quang Trung về dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm

Tên gọi chữ "Quốc ngữ" lần đầu xuất hiện trong Đại Việt sử ký tiền biên: "Tháng 8, niên hiệu Thiệu Bảo thứ 4 (1282) đời vua Trần Nhân Tông, thời có con cá sấu đến sông Lô. Vua ra lệnh cho Nguyễn Thuyên, là Hình bộ Thượng thư, làm văn rồi ném xuống sông, cá sấu tự bỏ đi. Qua việc này vua xem ông như Hàn Dũ, ban cho họ Hàn, Hàn Thuyên giỏi thơ phú Quốc ngữ. Thơ phú nước ta, phần nhiều dùng Quốc ngữ, thực là bắt đầu từ đây".

Theo một số nghiên cứu, chữ Nôm được dùng trong sáng tác văn học từ thế kỷ XIII - XV, phổ biến vào thế kỷ XVIII - XIX. Những triều đại trước đó, đến thời nhà Trần mới có dấu tích rõ ràng. Trong đó, Hàn Thuyên là người có công lớn phát triển thơ Nôm với việc mở đầu thể Hàn luật. Tuy nhiên, chữ Nôm chưa được công nhận chính thức trên phương diện Nhà nước các triều đại phong kiến, trừ nhà Hồ đầu thế kỷ XV (1400 - 1407), và đặc biệt là nhà Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII (1788 - 1802).

Vào thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh được sáng tạo, trong đó nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes góp công lớn sáng tạo. Dù vậy, chữ Quốc ngữ chỉ chủ yếu được dùng trong phạm vi hoạt động truyền giáo chứ không phổ cập rộng rãi như bây giờ. 

Nhờ ảnh hưởng của nhiều tư tưởng và tôn giáo, người dân Việt Nam đã tạo ra nếp sống văn hóa riêng, nhưng vẫn hòa hợp với văn hóa cổ truyền. Những tín ngưỡng tốt đẹp vẫn được phát huy, tôn trọng, song song đó là chùa chiền, các nhà thờ đạo, những đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi.

Giáo dục và văn học

Giáo dục

Sau khi nhà Mạc thành lập, triều đình vẫn tổ chức các kì thi Hương, thi Hội đều đặn để tuyển chọn nhân tài. Ngay cả khi đất nước bị chia cắt, vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cũng cố gắng tiếp tục mở rộng giáo dục Nho học theo quy chế thời Lê sơ. Nhiều khoa thi được tổ chức, nhưng số người đi thi và đỗ đạt không nhiều. Mãi tới năm 1646, chúa Nguyễn ở Đàng Trong mới mở khoa thi đầu tiên theo cách riêng, lấy nội dung Nho học sơ lược.

Vua Quang Trung sau khi lên ngôi, lập tức chấn chỉnh lại giáo dục. Ông cho sai người dịch sách kinh từ chữ Hán ra chữ Nôm, đưa văn thơ Nôm vào nội dung thi cử. Dù vậy, lúc nào nội dung giáo dục chủ yếu vẫn là kinh sử, các bộ môn khoa học tự nhiên chưa được chú ý. Vào thời Tây Sơn, chữ Nôm đã được đưa vào văn bản chính thức, thường xuyên xuất hiện trong các bài hịch, thư từ, mệnh lệnh... Dù chỉ tồn tại ngắn ngủi, triều đại Tây Sơn vẫn để lại 2 dấu ấn lớn: Đưa chữ Nôm vào khoa cử và mở rộng hệ thống trường học.

quang-trung-ra-quyet-dinh-quan-trong-thoat-li-chu-han
Thi kinh giải âm do Viện Sùng Chính biên dịch năm 1792

Sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789, vua Quang Trung đã gạt bỏ tư tưởng độc tôn chữ Hán. Ông cho mở khoa thi Hương đầu tiên ở Nghệ An vào năm 1789, cử Nguyễn Thiếp làm Đề điệu trường thi kiêm Chánh chủ khảo. Đây cũng là lần đầu tiên chữ Nôm chính thức hiện diện trong khoa cử lịch sử phong kiến Việt Nam.

Để tăng cường phổ biến chữ Nôm, Quang Trung cho lập Viện Sùng chính do Nguyễn Thiếp làm viện trưởng vào cuối năm 1791. Vua cho Nguyễn Thiếp tuyển chọn nhiều nhà Nho nổi tiếng để cộng tác, rồi biên soạn nhiều sách chữ Hán ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi. Ông cũng cho tu sửa Văn Miếu và Học Cung cũ của chúa Nguyễn, mở rộng hệ thống trường học tới cấp xã - là điều mà nhiều triều đại trước chưa làm được.

Một số văn bản chữ Nôm của Quang Trung để lại như: Chiếu truyền La Sơn phu tử do chính tay vua viết; lời phê của vua Quang Trung trong lá đơn xin tu bổ Văn miếu Thăng Long, Hịch kêu gọi quân dân đánh đuổi giặc Mãn Thanh...

Văn học

Cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán dần mất đi vị thế năm xưa. Tuy nhiên, vẫn có một số nhà thơ, hội thơ hay các nhà nghiên cứu biên soạn các tập thơ văn, người viết truyện kí.

Thời điểm chữ Nôm xuất hiện là vào thế kỉ XI - XII, dần trở nên thịnh hành trong văn học Việt Nam. Nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng đã xuất hiện, chẳng hạn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,...

quang-trung-ra-quyet-dinh-quan-trong-thoat-li-chu-han
Nhà vua muốn rằng người Việt Nam thì phải dùng tiếng Việt Nam

Đây cũng là khi mà phong trào văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, với hàng loạt sáng tác hàng loạt ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian... Đó là tâm tư nguyện vọng của nhân dân về cuộc sống tự do, thoát khỏi ràng buộc của lễ giáo phong kiến... Văn học dân gian cũng phát triển mạnh mẽ ở các vùng dân tộc ít người, giúp kho tàng văn học thêm đa dạng. Nhờ đó, thơ ca chữ Nôm ngày càng trau chuốt, và hình thành nhiều áng thơ Nôm bất hủ...

Về vấn đề này, sử gia Trần Trọng Kim có chép trong cuốn Việt Nam sử lược: "Đời Tây Sơn, việc cai trị thường hay dùng chữ Nôm. Nhà vua muốn rằng người Việt Nam thì phải dùng tiếng Việt Nam, để gây thành cái tinh thần của nước nhà, và cái văn chương đặc biệt, không phải đi mượn tiếng mượn chữ của nước Tàu, cho nên khi thi cử thường bắt quan ra đề bằng chữ Nôm, bắt sĩ tử làm bài bằng chữ Nôm...".

Nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật

Vào thời điểm này, nghệ thuật kiến trúc à điêu khắc tiếp tục phát triển, xuất hiện nhiều công trình có giá trị. Trong đó phải kể đến hùa Thiên Mụ (Thừa Thiên – Huế), tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Tây)... Về văn học dân giản, một trào lưu nghệ thuật mới được hình thành, các nghệ nhân khác đã điêu khắc cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân, phản ánh cuộc sống đời thường.

quang-trung-ra-quyet-dinh-quan-trong-thoat-li-chu-han
Các vị La hán chùa Tây Phương (Hà Nội)

Bên cạnh đó, nghệ thuật sân khấu cũng vô cùng phát triển, nhiều làng có phường tuồng, phường chèo. Thời điểm này, nhiều làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hát giặm, hò,... dần trở nên phổ biến... Số công trình nghiên cứu khoa học tăng lên, bên cạnh các bộ lịch sử của nhà nước có nhiều bộ lịch sử của tư nhân. 

Về kĩ thuật, nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo một số thành tựu kĩ thuật tân tiến, chẳng hạn như đúc súng đại bác theo kiểu phương Tâym xây thành lũy, đóng thuyền chiến. Trong "Phủ biên tạp lục" có ghi: "Người thợ kính là Nguyễn Văn Tú... trước được sang Hà Lan học nghề 2 năm, về nước có thể chế các hạng đồng hồ và kính thiên lí rất khéo. Ông đã từng chế tạo một chiếc đồng hồ hạng trung, phía trong bớt đi 5 bánh xe và 6 quả chuông nhỏ. Đo bóng mặt trời mà nghiệm thì rất đúng".

Vua xuống chiếu xin lỗi đại thần và bá tánh, chuyện tưởng như đùa này từng 3 lần xảy ra trong sử Việt

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Trong số 7 hổ tướng của Quang Trung thì chỉ có Võ Văn Dũng là nổi danh là "võ thánh" oanh liệt. Ông không chỉ diệt được cao thủ Tàu mà còn thẳng tay trừ khử gian thần, giúp người trung lương.

Võ Văn Dũng - mãnh tướng diệt cao thủ Tàu, khử gian thần và là 'cánh tay phải' của Quang Trung
0 Bình luận

Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã lật đổ 2 tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Tuy nhiên, vị vua này qua đời đột ngột ở tuổi 39 với nhiều giai thoại bí ẩn được lưu truyền trong dân gian.

Cái chết không rõ ràng của Quang Trung - Nguyễn Huệ, vị tướng bách chiến bách thắng
0 Bình luận

Sau khi Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh, công chúa Lý Nguyệt Sinh đã cùng người chồng thợ rèn dấy binh báo thù cho nhà Lý nhưng không thành.

Công chúa Nguyệt Sinh: Mối nhân duyên trời định với người thợ rèn và cuộc dấy binh 'báo thù' cho nhà Lý
0 Bình luận

Tin liên quan

Ngày 1/8, anh Phạm Văn Hợi phát hiện dương tính với SARS-COV-2 và sau đó 9 người trong gia đình cũng có kết quả tương tự. Suốt 25 ngày, cả nhà cùng nhau tự chiến đấu và chiến thắng COVID-19.

Một gia đình 10 F0: Các thành viên bình tĩnh cùng dìu nhau tự điều trị và chiến thắng COVID-19
0 Bình luận

Tư thế ngủ hàng ngày quen thuộc sẽ tiết lộ nhiều điều về tính cách của bạn, hãy cùng khám phá bản thân mình thông qua bài trắc nghiệm nhỏ dưới đây.

Trắc nghiệm: Tư thế ngủ sẽ tiết lộ 90% tính cách trong con người bạn
0 Bình luận

Sáng 6/9, Mr. Đàm tuyên bố đang hoàn thiện thủ tục tố cáo hành vi vu khống và xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự cũng như uy tín mà bà Hằng đã làm trong suốt thời gian qua.

Mr. Đàm: Tạm bảo mật thông tin ngân hàng để phục vụ điều tra, đang hoàn thiện thủ tục tố cáo bà Phương Hằng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất