Nghịch lý bất ngờ ở Nhật Bản: Giới thượng lưu chuộng chung cư, người nghèo toàn ở nhà riêng
Điều khiến nhiều người bất ngờ khi ghé thăm Nhật Bản là những gia đình có thu nhập trung bình thường mua nhà riêng, còn giới thượng lưu lại chuộng chung cư.

Khi xem các bộ anime Nhật Bản như Doraemon và Shin: Cậu bé bút chì, hẳn chúng ta đã quen thuộc với hình ảnh gia đình nhân vật chính sông trong nhà riêng. Điều ngạc nhiên là, những gia đình đó chỉ thuộc tầng lớp lao động bình thường, có thu nhập thấp hoặc trung bình. Trong khi đó, luật sư, bác sĩ hay nhà văn trong các bộ phim truyền hình Nhật Bản - những người có thu nhập cao lại chọn mua căn hộ chung cư. Điều gì đã khiến nghịch lý như vậy xảy ra?

Được biết, ở một số quốc gia, đất đai thuộc sở hữu của nhà nước, vì thế chi phí đất đai thường khá cao. Số tiền này chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí mua nhà, vì vậy nhà biệt thự hay nhà biệt lập thường đắt hơn, trong khi đó chung cư thì rẻ hơn.
Ở Nhật Bản, đất đai thuộc sở hữu tư nhân, miễn không trong khu vực đông dân cư thì hầu hết gia đình đều có nhà riêng. Nhà biệt lập ở Nhật Bản thường được truyền từ đời này sang đời khác, do đó chi phí cải tạo rất tốn kém. Nhiều người trẻ xứ hoa đào chấp nhận lựa chọn sống ở đó và cứ thế nhiều thế hệ. Vì vậy, họ không cần phải nộp phí dịch vụ phát sinh, nhờ đó tiết kiệm được chi phí.

Chung cư ở Nhật Bản thường nằm trong trung tâm thành phố, là những nơi có an ninh tốt, gần ga tàu điện ngầm lại có nhiều tiện ích. Những căn hộ này có nhiều dịch vụ tiện lợi, lại có khả năng phòng chống thiên tai tốt hơn nhà riêng - thứ rất cần thiết ở nơi hay xảy ra động đất như Nhật Bản. Bên cạnh đó, chủ căn hộ chung cư cũng phải trả phí quả lý, phí đỗ xe,...
Vì thế, các căn hộ chung cư thường có giá khá đắt đỏ. Những gia đình có điều kiện hay giới thượng lưu thường thích chọn chung cư để sinh sống. Xét về giá cả trung bình, một căn hộ ở Tokyo cao hơn một ngôi nhà ngoại ô.

Tất nhiên, đây chỉ là một phần của cuộc sống ở Nhật Bản. Không phải người giàu nào cũng chọn sống trong căn hộ chung cư, và người nghèo nào cũng ở trong nhà biệt lập. Điều này còn phụ thuộc và sở thích cá nhân hay những nhu cầu khác nhau của mỗi người.
Ngôi nhà đắt hay rẻ còn phụ thuộc vào vị trí của nó. Người có thu nhập trung bình ở Nhật Bản thường có nhà riêng, vì họ chọn mua ở khu vực ngoại thành hay các vùng quê. Trong khi đó, mua nhà hay biệt thự ở thành phố đông đúc như Tokyo lại là một chuyện vừa khó khăn vừa tốn kém. Mật độ dân cư đông đúc, việc thuê nhà đất là vấn đề rất lớn. Vì thế, giới thượng lưu hầu hết đều chọn mua những căn hộ cao cấp thay vì chọn mua nhà riêng.

Nhìn chung, người Nhật không thích phô trương sự giàu có, do đó nếu nhìn từ bên ngoài, ta khó nhận biết ai là người giàu, ai là người nghèo. Theo một bài viết trên JapanTimes, ở Nhật Bản không có sự khác biệt rõ ràng giữa người giàu và người nghèo. Vì thế, ta ó thể sống ngay bên cạnh một triệu phú mà không biết vì ngôi nhà của họ cũng trông giống như của ta. Đó là bởi giới nhà giàu tại Nhật có lối sống cộng đồng, ngoài ra họ cũng khá khiêm tốn và không thích phô trương sự giàu có.
"Bậc thầy tiết kiệm" Nhật Bản hé lộ 6 mẹo cắt giảm chi tiêu và làm giàu nhanh chóng
Đọc thêm
Để có thể thành công như hiện tại, xây dựng thương hiệu lớn mạnh như Uniqlo, tỷ phú Tadashi Yanai hẳn đã có những nguyên tắc dành cho bản thân mình.
Sau khi sống 6 tháng ở Nhật Bản, chuyên gia tư vấn này đã bị mê hoặc bởi nghệ thuật tiết kiệm Kakeibo - khi nhưng thay đổi nhỏ lại tạo nên dư chấn lớn.
Mỗi ngày, "thiên tài chứng khoán" Takashi Kotegawa có thể kiếm số tiền vượt xa thu nhập trung bình mỗi năm của nhân viên công sở Nhật Bản.
Tin liên quan
Con người sống ở đời nên hiểu rằng vạn sự chỉ vừa đủ là đẹp. Chỉ khi duy trì ở một mức độ hợp lý, mọi chuyện mới trở nên hài hòa với nhau.
Tại hòn đảo này, chỉ có một người phụ nữ duy nhất họ chấp nhận và tôn kính, còn lại toàn bộ những người phụ nữ khác và giống cái đều bị cấm tuyệt đối.
Sam Dogen là triệu phú tự thân, người đã nghỉ hưu sớm ở tuổi 34 với khối tài sản 3 triệu USD sau 13 năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng.