Muốn làm giàu, nhất định phải chịu được áp lực: Đó là lý do người nghèo khó kiếm tiền
Nhiều người nghèo nghĩ rằng, họ khó có thể đổi đời vì chưa đủ chăm chỉ, nhưng thực tế là do thiếu sót điều này,
Tiền không phải là tất cả nhưng ai cũng phải thừa nhận, không có tiền, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu để ý kĩ hơn, bạn cũng sẽ thấy, có những người kiếm tiền rất dễ, trong khi ngược lại, người cần tiền đôi khi lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc đó.
Dưới đây là những mẩu chuyện nhỏ mà sau khi đọc xong, bạn sẽ biết được lý do tại sao người nghèo khó đổi đời, còn người giàu lại thành công đến thế. Đây là sự thật mà người thông minh hiểu được nhưng đa số người nghèo lại không hiểu và thậm chí còn cảm thấy sợ hãi.
Hôm nay tôi được chứng kiến một blogger khá nổi tiếng trên mạng xã hội. Anh ta đã bị gặp phải ồn ào nào đó vào 2 ngày trước. Phía dưới sảnh tòa nhà nơi anh ta sinh sống hay trên mạng xã hội, fan đang la ó, ầm ĩ đủ thứ chuyện.
Tuy nhiên, anh ta lại im lặng và tận dụng khoảng thời gian này để tiếp tục đăng video và nhận quảng cáo. Tôi thực sự cảm thấy đầu óc của người này đang quay rất nhanh. Cũng cảm nhận được đây là một con người đầy tham vọng.
Ngoài anh chàng blogger này, còn rất nhiều người khác chọn cật lực kiếm tiền, tập trung vào mục đích của mình dù diễn biến xung quanh có đang tệ đến mức nào. Điều này khiến tôi cảm thấy, dường như đối với nhiều người, miễn là có thể kiếm được tiền, lợi nhuận được tối đa hóa thì mọi thứ không còn quan trọng nữa. Và chúng ta có lẽ cũng vậy, muốn kiếm được tiền thì phải chịu được áp lực.
Đồng thời, cách đây khoảng nửa tháng, tôi cũng thấy một blogger than thở rằng mình quá ngu ngốc. Trước đây, mỗi lần gặp chuyện và cái tên xuất hiện trên "hot search", anh ta luôn tỏ ra rất lạnh lùng và không ra mặt nói chuyện hay viết blog. Thậm chí không ăn uống, không làm gì cả. Sau này, anh ấy mới cảm thấy bản thân dường như đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kiếm tiền.
Còn trên thực tế, lại có những người giống như Su Shi.
Bản thân anh cảm thấy mình là thanh niên xuất thân từ một gia đình gia giáo, khá giả. Xuất phát điểm tưởng như rất ổn. Anh cảm thấy dù có cố gắng thế nào đi nữa, anh cũng không thể bán tranh, thư pháp hay thơ của mình để lấy tiền.
Điều này không phù hợp với địa vị học thức mà anh đang có. Bởi thế mà cho đến mãi về sau này, Su Shi sống một cuộc sống tương đối nhàn nhã, nhưng lại rất nghèo khó. Vì là một người theo nghệ thuật, nhưng lại không sẵn lòng tìm ra cách thức để tiếp cận và "bán" chất nghệ mình đang có để làm ra tiền.
Nhưng những gì anh ấy đang nghĩ cũng không phải không có lý. Một người sinh ra vốn đã kiêu ngạo, con nhà gia giáo thì làm sao có thể bán được thứ này? Với nhiều người, đây còn có thể coi là 1 hình thức xúc phạm phẩm chất.
Trường hợp như Su Shi không phải hiếm, thậm chí nó còn tồn tại trong rất hầu hết suy nghĩ của những người trẻ có học vấn cao ngày nay. Và bởi thế nên câu chuyện những người tốt nghiệm Thạc sĩ, Tiến sĩ nhưng khi ra trường vẫn chỉ kiếm được đồng lương vô cùng ít ỏi.
Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng nếu muốn kiếm tiền, thực sự muốn kiếm tiền, đừng nghĩ đến điều gì khác, chỉ cần không vi phạm pháp luật, không trộm cắp, dựa vào chính đôi tay của mình thì bất cứ đồng tiền nào cũng đều xứng đáng. Chẳng có gì đáng xấu hổ cả, phải không?
Theo Phụ nữ số
Xem thêm: Quen biết 100 người giàu, tôi học lỏm 4 mánh làm giàu từ họ, đổi đời nhanh chóng
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận