Mâm lễ cúng Phật, cúng thần linh tổ tiên, cúng chúng sinh Rằm tháng 7 năm 2021
Rằm tháng 7 là một trong hai ngày rằm quan trọng trong năm, vì vậy người Việt thường chuẩn bị các mâm lễ cúng cẩn thận, chu đáo.
Cúng Rằm tháng 7 khi nào?
Theo quan niệm dân gian, ngày Rằm tháng 7 là một ngày quan trọng, mang ý nghĩa xã tội vong nhân và báo hiếu công ơn sinh thành. Ngày rằm tháng 7 là ngày 15/7 âm lịch hàng năm, nhưng cúng rằm không nhất thiết phải đúng ngày này. Ta có thể cúng rằm tháng 7 vào các ngày từ 2 - 14/7 âm lịch.
Theo quan niệm thì từ ngày 2-14/7 âm lịch, Diêm vương sẽ cho mở cửa Quỷ Môn Quan để vong hồn được về dương giới, thọ hưởng đồ vật mà người dân cúng tế. Vì thế, mọi người thường chuẩn bị các mâm cỗ để cúng, mời linh hồn người đã khuất về để dùng cơm. Đây cũng là dịp để cúng thực, bố thí cho các linh hồn không nơi nương tựa.
Mâm lễ cúng rằm tháng 7
Vào ngày rằm tháng 7, gia chủ thường thực hiện nghi lễ dâng hương từ trong nhà ra ngoài trời, lần lượt là cúng thần linh, cúng gia tiên và sau cùng là cúng chúng sinh. Mâm lễ cúng quan trọng lòng thành của gia đình là chính, không có quy định cụ thể về mâm lễ cúng. Mỗi gia đình có điều kiện khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà cúng chay hay cúng mặn. Tuy nhiên, các biện lễ trong 3 mâm cỗ cúng cũng có nhiều thứ khác nhau.
Với mâm cúng cúng Phật, thường gia chủ chỉ cúng chay, bánh trái không cúng mặn, hoặc một mâm ngũ quản. Cúng gia tiên là mâm cỗ tùy gia chủ, đầy đủ thịt gà, xôi, nem,... hoặc cúng chay. Ngoài ra, cúng chúng sinh cũng là cúng chay, thường có cháo trắng hay bỏng, bánh kẹo,...
Mâm lễ cúng Phật
Ở Việt Nam, phần lớn các gia đình đều có bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Bên cạnh đó, rằm tháng 7 cũng là ngày lễ lớn với người theo Đạo Phật, là ngày lễ Vu Lan xuất phát từ tích đức Mục Kiều Liên xả thân cứu mẹ.
Với mâm cúng bàn Phật thường gia chủ chỉ cúng chay, bánh trái không cúng mặn, hoặc một mâm ngũ quả. Cúng gia tiên là mâm cỗ tùy gia chủ, đầy đủ thịt gà, xôi, nem,... hoặc cúng chay. Ngoài ra, cúng chúng sinh cũng là cúng chay, thường có cháo trắng hay bỏng, bánh kẹo,...
Mâm lễ cúng thần linh tổ tiên rằm tháng 7
Mâm lễ cúng thần linh, tổ tiên thường sẽ là mâm cúng mặn, các gia đình thường chuẩn bị rất tươm tất và đa dạng. Đây là lúc gia đình thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên, báo đáp công sinh thành.
Mâm cúng mặn thường rất đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện của gia đình. Mâm lễ cúng gia tiên thường có các món như gà luộc, xôi, món xào, món nộm, nem, cơm, canh,... Cúng kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng tượng trưng dành cho người cõi âm như quần áo, giày dép vàng mã.
Mâm lễ cúng chúng sinh
Mâm lễ cúng chúng sinh là để bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa. Mâm cúng chúng sinh được chuẩn bị như sau, cần lưu ý là mâm lễ chay:
- 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).
- 12 chén cháo trắng nấu loãng.
- Hoa quả (5 loại 5 màu).
- Các loại bỏng, ngô luộc, khoai luộc, bánh, kẹo.
- 12 cục đường thẻ.
- Quần áo chúng sinh.
- Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.
- 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ), nhang và nến.
- Rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây hương, nhớ bày lễ và cúng ngoài trời.- Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo và muối được vãi ra sân hoặc đường, sau đó đốt vàng mã.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm: Mâm lễ cúng chúng sinh Rằm tháng 7 năm 2021 đầy đủ nhất
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận