Sống trên đời có hai nghiệp ác chịu quả báo lớn nhất, phạm phải sẽ nhận đủ dày vò khổ đau

Con người khi sống phạm phải hai nghiệp ác này thì sẽ phải chịu quả báo nặng nề, không chỉ tiêu tan hết phước báo mà còn nhận đủ dày vò, khổ đau.

Sống trên đời có hai nghiệp ác chịu quả báo lớn nhất, phạm phải sẽ nhận đủ dày vò khổ đau

Con người khi sống phạm phải hai nghiệp ác này thì sẽ phải chịu quả báo nặng nề, không chỉ tiêu tan hết phước báo mà còn nhận đủ dày vò, khổ đau.

Con người không thể tránh khỏi những lúc phạm sai lầm, sa ngã vì dục vọng, ham muốn khiến chính mình tự rước họa vào thân. Đặc biệt, nếu phạm phải hai nghiệp ác này thì con người sẽ phải chịu quả báo nặng nề, không chỉ tiêu tan hết phước báo mà còn nhận đủ dày vò, khổ đau.

Phật dạy rằng, trong muôn ngàn tội, bất hiếu là tội nặng nhất.

Phật dạy rằng, trong muôn ngàn tội, bất hiếu là tội nặng nhất. Bất hiếu thứ nhất chính là không nghe theo lời dạy dỗ đúng đắn của cha mẹ, đánh mất chính mình, lâm vào ma đạo, làm những điều bất nhân, bất nghĩa. Bất hiếu thứ hai chính là phá gia chi tử, tiêu xài hoang phí tiền tài mẹ cha vào những việc vô độ, trời đất không dung. Bất hiếu thứ ba là ăn bám, chây ì, không chịu tự lập mà sống dựa vào mẹ cha, khiến họ dù lưng còng, tóc bạc vẫn phải bươn chải, làm lụng kiếm sống.

Mẹ vất vả mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày, trải qua vô vàn nỗi đau đớn, khổ sở để mang cho ta mạng sống. Cha lam lũ một nắng hai sương, hao tổn tâm lực để ta lớn khôn hàng ngày. Cha me không chê con khó, nhưng con lại xấu hổ khi cha mẹ nghèo. Xưa nay, người bất hiếu với cha mẹ thì trời không tha, đất không dung. Họ luôn hy sinh, vất vả vì con mà con cái còn làm chuyện bất nghĩa đến thế, thì sao người đời có thể nể phục và tôn trọng họ?

Người xưa có câu, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, làm người phải trọng chuyện ân nghĩa.

Tội nặng thứ hai của đời người chính là bất nghĩa, ăn cháo đá bát. Không trân trọng ơn nghĩa, lừa thầy phản bạn sẽ phải chịu báo ứng nặng nề. Xưa nay, vốn những kẻ ăn cháo đá bát, có mới nới cũ đều không thể gặp được kết cục tốt đẹp.

Người xưa có câu, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, làm người phải trọng chuyện ân nghĩa. Với cha mẹ là người cho ta sinh mạng, nuôi ta lớn khôn, nhất định phải hết lòng báo đáp. Thầy là người cho ta con chữ, khai thông trí tuệ, nếu ta buông lời bất kính thì sẽ rơi vào vạn kiếp bất phục. Người tri kỉ luôn đồng cam cộng khổ, sẵn lòng ra tay giúp đỡ, nếu sau này vinh hoa phú quý mà ta tỏ vẻ khinh bạc, xa lánh thì sẽ chịu cảnh cô độc.

Sống trên đời phải khắc cốt ghi tâm rằng, nếu chưa thể báo đáp cũng không được quên đi ân tình, không được để bị lòng tham, dục vọng làm mờ mắt mà tổn thương người khác. Ta phải biết tu tâm dưỡng tính, một lòng hướng thiện, đối nhân xử thế phù hợp để cuộc sống an nhiên, thanh thản.

Phật dạy rằng, nghe khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội buồn