Mẹo "hốt bạc" từ chuyên gia tư vấn từng kiếm gần 3 tỷ sau 6 năm: Dù là ít vốn cũng có thể đầu tư sinh lời

Ở tuổi 24, Obioha Okereke đã trở thành một chuyên gia tư vấn, sở hữu khối tài sản hơn 3 tỷ đồng và danh mục đầu tư chứng khoán khoảng 2,7 tỷ đồng.

Mẹo "hốt bạc" từ chuyên gia tư vấn từng kiếm gần 3 tỷ sau 6 năm: Dù là ít vốn cũng có thể đầu tư sinh lời

Ở tuổi 24, Obioha Okereke đã trở thành một chuyên gia tư vấn, sở hữu khối tài sản hơn 3 tỷ đồng và danh mục đầu tư chứng khoán khoảng 2,7 tỷ đồng.

Năm 18 tuổi, Obioha Okereke đầu tư khoản tiền đầu tiên với 150 USD. Sau 6 năm anh đã trở thành một chuyên gia tư vấn ở Seattle (Mỹ), sở hữu khối tài sản hơn 150.000 USD (khoảng 3,4 tỷ đồng) và danh mục đầu tư trị giá hơn 120.000 USD (khoảng 2,7 tỷ đồng).

Okereke chia sẻ: "Khi tôi lớn lên, bố tôi đã nói rất nhiều về kinh tế của gia đình. Ông luôn nhấn mạnh rằng bởi vì chúng tôi là người Mỹ gốc Phi và việc gia đình không có của cải tích trữ nên chúng tôi phải tự mình thật sự cố gắng để làm giàu". Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, chàng chuyên gia trẻ tuổi này đã nuôi ước mơ làm giàu.

Ở tuổi 24, Obioha Okereke đã trở thành một chuyên gia tư vấn, sở hữu khối tài sản hơn 3 tỷ đồng

Okereke đã quyết định con đường kiếm tiền của mình sẽ bao gồm việc đầu tư và giảm thiểu chi tiêu. Tất nhiên, không có con đường nào trải đầy hoa hồng, và anh thừa nhận mình đã thực hiện một số khoản đầu tư và mua sắm lãng phí. Giờ đây, anh ấy đang giúp những người khác tránh khỏi những sai lầm mà bản thân đã mắc phải và giúp họ đạt được sự tự do tài chính bằng công ty riêng College Money Habits.

Dưới đây là những mẹo "hốt bạc" hàng đầu được Obioha Okereke đúc kết sau 6 năm:

Tiết kiệm: Tự động hóa tài khoản tiết kiệm

Vào ngày đầu tiên hàng tháng, Okereke để 1.250 USD được tự động chuyển vào tài khoản tiết kiệm. Theo anh, điều này nên được ưu tiên trước khi muốn bắt đầu đầu tư. Okereke nói: "Hãy chắc chắn rằng bạn có một khoản tiền tiết kiệm, đặc biệt là quỹ dự phòng khẩn phòng. Vì khi bạn đầu tư, bạn đang đặt tiền của mình vào rủi ro. Vậy nên hãy đảm bảo rằng nếu bạn thua lỗ trên thị trường, điều không may đó sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn".

Ngoài ra, tự động hóa các khoản tiền tiết kiệm đồng thời giúp bạn kiềm chế được sự cám dỗ để tiêu ngay khi bạn thấy số tiền xuất hiện trong tài khoản ngân hàng.

Đầu tư: Hãy bắt đầu ngay và giữ vững sự kiên định

Một khi bạn lập kế hoạch, hãy kiên trì thực hiện và xây dựng vốn đầu tư đó

Okereke nhận định: "Một số người nghĩ rằng bản thân không có đủ tiền để bắt đầu đầu tư. Nhưng đối với bản thân tôi, tôi đã bắt đầu với chỉ 150 USD". Ngoài ra, chuyên gia này cũng khuyên thêm rằng ta nên tận dụng lợi thế của lãi kép, đầu tư quy mô nhỏ, tự mày mò nghiên cứu và luôn suy nghĩ dài hạn khi đầu tư.

Một khi bạn lập kế hoạch, hãy kiên trì thực hiện và xây dựng vốn đầu tư đó. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là bản thân bạn phải luôn "vững như kiềng ba chân".  Okereke nhận định: "Rất nhiều điều bạn nghe được trên các phương tiện truyền thông và trên mạng xã hội ít hay nhiều đều mang sự rối loạn".

Khi mới bắt đầu đầu tư, anh ấy đã mất tiền vào những "cổ phiếu cường điệu" hay những cổ phiếu được giới truyền thông đưa tin rộng rãi và có nhiều tiếng vang. Okereke cho biết: "Tôi không biết mình đang làm gì mãi cho đến khi tôi nhận được một kỳ thực tập tại Merrill Lynch, tôi mới thấy tầm quan trọng của việc đầu tư dài hạn".

Chi tiêu: Học cách trì hoãn sự hài lòng

Trước khi tiêu tiền cho điều gì, Okereke  khuyên rằng có một số câu hỏi bạn nên tự hỏi mình như: "Đây là thứ tôi cần hay đây là thứ tôi muốn?" và "Đây có phải là thứ mà tôi có thể để lại về sau mua không?". Việc đặt những câu hỏi này có thể giúp bạn học cách trì hoãn sự hài lòng và bám sát với mục tiêu chi tiêu của mình.

"Trên mạng xã hội, tôi cảm thấy mình thường xuyên bị áp lực phải khắc họa một lối sống ổn định, mà thật ra điều quan trọng lại là phải sống sao cho trong khả năng của bản thân. Bằng cách trì hoãn sự hài lòng, bạn hãy đặt mình vào tương lai và nghĩ kĩ về số tiền bạn định tiêu có thể làm được những gì".

Okereke thừa nhận không phải lúc nào anh cũng là người giỏi trong việc này, chẳng hạn như khi mua con Mercedes này

Okereke thừa nhận không phải lúc nào anh cũng là người giỏi trong việc này, đôi khi anh đã phạm sai lầm lớn. Khi 21 tuổi, anh đã tiết kiệm được 22.000 USD và rồi để tự thưởng cho mình, anh đã mua một chiếc Mercedes c300 đời 2009 với giá 11.300 USD. Chuyên gia tư vấn này cho biết: "Tôi luôn kể với mọi người rằng đó là quyết định về tài chính tồi tệ nhất mà tôi từng làm. Đó không phải là thứ mà tôi đã nghiên cứu kĩ mà đó chỉ là một điều gì đó tốt đẹp mà tôi nghĩ sẽ gây ấn tượng với người khác".

Việc mua chiếc xe đã gây ảnh hưởng đến khoản tiền tiết kiệm của Okereke, chưa kể anh vẫn cần thanh toán các khoản hàng ngày và thêm cả việc sửa chữa xe hơi. Okereke nói: "Đúng vậy, tận hưởng cuộc sống hiện tại một cách vui vẻ là một điều quan trọng, nhưng hãy nhớ điều quan trọng không kém chính là phải luôn đảm bảo về mặt tài chính trong tương lai".

Theo Grow Acorns/CNBC

Xem thêm: 4 nguyên tắc "bất di bất dịch" trong đầu tư theo Warren Buffett: Đặt tiền không đúng chỗ, đừng hỏi vì sao "tiền mất tật mang"