Ý nghĩa chắp tay trong đạo Phật

Chắp tay cung kính là cách lễ bái từ xa xưa ở Ấn Độ cổ đại, được ứng dụng trong đạo Phật.

Chi Nguyễn
08:11 03/02/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người Phật tử khi tụng kinh lễ bái, chào hỏi nhau thường làm hành động chắp tay. Chắp tay là cách lễ bái từ xa xưa ở Ấn Độ cổ đại, được ứng dụng trong đạo Phật.

chap-tay-trong-dao-phat
Người Phật tử khi tụng kinh lễ bái, chào hỏi nhau thường làm hành động chắp tay.

Chắp tay (Ãnjali) còn có nghĩa là Hiệp chưởng, Hiệp thập. Trong Từ điển Phật học Huệ Quang (tập 4, tr. 2863) có ghi rằng: "Chắp hai bàn tay, tập trung tư tưởng, cung kính lễ bái. Đây là cách lễ bái xa xưa ở Ấn Độ, được Phật giáo thực hành theo". Ngoài thể hiện cung kính chân tâm, hiệp chưởng còn có nghĩa là hướng về nguồn cội, đạt tới chỗ phi quyền, phi thật, sự lý khế hợp.

chap-tay-trong-dao-phat
Chắp hai bàn tay, tập trung tư tưởng, cung kính lễ bái. Đây là cách lễ bái xa xưa ở Ấn Độ, được Phật giáo thực hành theo

Người Ấn Độ quan niệm, tay phải là tay thần thánh còn tay trái là tay bất tịnh, khi hai bàn tay hiệp lại (tức chắp lại) thì trở thành sự hợp nhất giữa thánh thiện và nhiễm ô. "Bất cấu bất tịnh" trong Bát Nhã Tâm Kinh chính là biểu hiện cho hành động Hiệp chưởng này, tức là thể hiện bộ mặt chân thật của con người.

Hiệp chưởng cũng xuất hiện nhiều trong các kinh luận Phật giáo, chẳng hạn như trong Phẩm Phương Tiện Kinh Pháp Hoa (Đại 9, 9 Hạ) có viết: "Cung kính hiệp chưởng lễ". Còn trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ (Đại 12, 345 Thượng) có ghi rằng: "Hiệp chưởng chắp tay, khen ngợi chư Phật). Trong Đại Đường Tây Vực Ký 2, hiệp chưởng là một trong 9 cách lễ tại Ấn Độ. 

chap-tay-trong-dao-phat
Trong Đại Nhật Kinh Sớ 13 có nêu ra 12 cách hiệp chưởng khác nhau.

Trong Đại Nhật Kinh Sớ 13 có nêu ra 12 cách hiệp chưởng khác nhau, mỗi loại hiệp chưởng đều có ý nghĩa riêng biệt:

Kiên thật tâm hiệp chưởng: Tức là hai tay chắp chặt, đầu ngón tay bằng nhau.

Hư tâm hiệp chưởng (không tâm hiệp chưởng): Chắp hai bàn tay, hơi rỗng giữa các ngón tay, các đầu ngón tay bằng nhau.

Vị (hai) liên hiệp chưởng: Các ngón tay xếp bằng nhau, chắp lại, lòng bàn tay phình ra, tạo hình búp sen.

Sơ các liên hiệp chưởng: Chắp hai ngón cái và ngón út dính lại, hở các ngón còn lại, tạo hình hoa sen hàm tiếu.

Hiển lộ hiệp chưởng: Hai bàn tay chạm đầu, ngửa lên.

Trì thủy hiệp chưởng: Hai bàn tay ngửa lên như trước, dáng khum lại tựa đang vốc nước.

Quy mạng hiệp chưởng (tức Kim cang hiệp chưởng): Đặt ngón tay bàn tay phải (tay mặt) lên trên ngón của bàn tay trái).

Phản xoa hiệp chưởng: Hai tay chắp ngược đầu nhau, đặt tay phải trên tay trái.

Phản tịch (bối) hổ tương trước hiệp chưởng: Đặt lưng hay bàn tay đấu nhau, tay phải để ngửa trên lưng bàn tay trái,

Hoành trụ chi hiệp chưởng: Đặt hai bàn tay nằm ngửa, để đầu hai ngón trỏ đụng nhau.

Phúc thủ hiệp chưởng: Úp hai bàn tay, để hai ngón cái chạm nhau.

Thiện tai là gì?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận