Nhìn lại bài văn điểm 10 đầy xúc động kể về người mẹ kính yêu của cựu thủ khoa Ngoại thương
Cách đây gần 20 năm, dân tình không khỏi xôn xao khi biết cậu học trò nghèo Tăng Văn Bình trở thành thủ khoa Ngoại thương với số điểm 30/30.

Năm 2010, dân tình được một phen xôn xao khi biết tên cậu học trò nghèo Nghệ An xuất sắc trở thành thủ khoa Đại học Ngoại thương. Đó là anh Tăng Văn Bình, cựu học sinh lớp 12A1, chuyên Toán, Trường THPT Phan Bội Châu - Nghệ An. Với số điểm tuyệt đối 30/30, anh đã chọn theo học khoa Kinh tế - Đối ngoại.
Được biết, thủ khoa 9x sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đã thiếu vắng hình bóng người cha. Mẹ anh là cô Trần Thị Dung ( giáo viên mầm non xã Yên Sơn) một mình vất vả nuôi hai con khôn lớn.

Giáo viên mầm non thời đó được trả lương theo mùa vụ, mỗi mùa chỉ khoảng 2 tạ thóc. Để có tiền nuôi con thơ, cô phải làm thêm ruộng khoán, nuôi thêm con lợn, con gà, nấu thêm nồi rượu để đủ chi tiêu. Thương mẹ vất vả, hai chị em đều cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng.
Trong kỳ thi môn Ngữ văn lớp 6 năm 2003 của Trường THCS Lý Nhật Quang (thị trấn Đô Lương, Nghệ An) cô giáo chủ nhiệm đã ra đề thi như sau: "Em hãy kể về người mẹ kính yêu". Bài văn kể về người mẹ của Tăng Văn Bình đã khiến cô giáo bộ môn xúc động, sẵn sàng cho điểm 10. Thậm chí, cô còn phê rằng: "Cô tin ở em. Tương lai tươi sáng đang chờ đón em. Cố gắng lên Bình nhé!".
Sống đẹp xin được trích lại toàn bộ bài văn sâu sắc, thấm đượm tình yêu thương và tôn kính của cựu thủ khoa Ngoại thương Tăng Văn Bình khi đó:

Đề tài: Em hãy kể về người mẹ kính yêu
Bài làm: "Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.
Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.
Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.
Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị trầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chứa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.

Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: 'Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp'. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.
Tôi thật khâm phục mẹ. Tôi phải phấn đấu để trở thành một người con ngoan để mẹ khỏi buồn lòng, để đền đáp công lao sinh dưỡng của mẹ. Mẹ là một người mẹ không giống với người mẹ nào. Trong mắt mẹ, tôi như là một hy vọng rực rỡ. Tôi vẫn luôn ghi nhớ câu nói: 'Nếu mẹ là dòng sông, con là nước thì dòng sông không thể chảy được nếu thiếu nước'".
Theo Nguyễn Duy/Dân Trí
Xem thêm: Bài văn tả bố đạt 9,5 điểm khiến cô giáo phải thốt lên: "Em nên để bố đọc bài này!"
Đọc thêm
Thí sinh Trần Thị Thủy xuất sắc giành 9,25 điểm môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 nhờ phân tích thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Đọc bài văn tả bố được 9,5 điểm này, người đọc không khỏi xúc động với những lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc của nữ sinh.
Bằng tình yêu văn học tha thiết, thí sinh Vũ Thị Hằng trong kỳ thi THPT quốc 2019 đã có bài cảm thụ về tác phẩm "SÓNG" rất xuất sắc.
Tin liên quan
Cổ nhân dạy rằng, sống ở đời có "ba không hỏi, bốn không sờ", vậy 4 thứ đó là gì và vì sao nhất định không được động vào?
Phật dạy: "Tâm tốt miệng tốt, phúc đức truyền đời", ý nói lời nói từ miệng phải từ tâm mới giữ được hồng đức vô lượng.
Hi vọng những giọt máu của mình có thể giúp người khác sống sót, thầy giáo Nguyễn Chơn Cảm (Quảng Trị) đã có hơn 20 lần hiến máu.