5 tư duy sai lầm khiến bạn khó làm giàu: Sớm buông bỏ, tương lai ắt giàu sang

Dưới đây là 5 tư duy sai lầm mà nhiều người mắc phải, khiến họ khó làm giàu, quẩn quanh trong khốn khó.

Chi Nguyễn
14:00 26/03/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Quả thực, hầu hết chúng ta đều hi vọng có thể trở nên giàu có, nhưng không phải ai cũng biết cách hiện thực hóa ước mơ đó. Đôi khi, bí quyết làm giàu lại đến từ việc thay đổi tư duy, thói quen sai lầm mà bạn đang níu kéo. Dưới đây là 5 tư duy tai hại về tiền bạc mà các chuyên gia khuyên bạn nên buông bỏ nếu muốn làm giàu:

Sống vượt quá khả năng của bạn

Bạn có thực sự biết mình chi tiêu bao nhiêu mỗi tháng? Nếu nó nhiều hơn mức bạn thực sự có thể mua được thì đó là một "red-flag" - dấu hiệu cảnh báo về nguy hiểm mà bạn cần ngay lập tức chú ý.

Mọi nhà lập kế hoạch tài chính và quản lý tài sản của CNBC đều nhấn mạnh rằng những khách hàng lần đầu tìm kiếm lời khuyên đều không thực sự biết số tiền vào và ra mỗi tháng là phổ biến như thế nào.

Emily Safford, nhà lập kế hoạch tài chính và cố vấn tài sản được chứng nhận tại Girard, Univest Wealth Division, có trụ sở tại Pennsylvania cũng cho biết, những người trẻ tuổi có thể đặc biệt dễ gặp phải tình trạng "bội chi" - sống vượt quá khả năng của mình.

Safford nói: “Cô ấy thường thấy những người trẻ tập trung vào những món đồ hàng hiệu để giữ hình ảnh đẹp nhất. Nhưng sau đó là hàng ngày ép mình về mặt tài chính, thắt chặt mọi chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết để có thể đáp ứng được điều đó".

Ngoài ra, nợ thẻ tín dụng có thể tăng nhanh và vượt khỏi tầm kiểm soát rất nhanh và khi bạn còn trẻ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tự đặt mình vào thế bất lợi thực sự trong tương lai. Safford khuyên rằng ngay cả khi bạn chưa hướng tới những mục tiêu tài chính cụ thể như mua nhà, tậu xe,... hay lo lắng cho các khoản chi hàng ngày thì bạn vẫn nên đảm bảo rằng bạn có thể tiếp tục đáp ứng tất cả các nghĩa vụ tài chính khác của mình, chẳng hạn như tiết kiệm để nghỉ hưu.

Thật sự chúng ta rất dễ rơi vào suy nghĩ: "Được rồi, hãy để tôi tạm dừng mọi thứ khác và chỉ tập trung vào một mục tiêu này". Song, Safford cho biết thêm, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn đang sống trong khả năng của mình và có thể làm tất cả cùng một lúc - nếu có thể.

Để cảm xúc lấn át bạn

5-tu-duy-sai-lam-khien-ban-kho-lam-giau-som-buong-bo-di-thoi

Tiền có thể là một chủ đề mang tính cảm xúc cao đối với mọi người. Đối với người tiêu dùng bình thường, những cảm xúc như né tránh và xấu hổ có thể gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề cơ bản về tiền bạc.

Annette VanderLinde, Giám đốc khách hàng tại Liberty Wealth Advisors, một Công ty tư vấn đầu tư Prime Capital, nói với CNBC rằng: “Rất nhiều cá nhân mang trong mình cảm giác tội lỗi rằng họ không tự mình quản lý tiền một cách tốt nhất. Đôi khi cảm xúc tiêu cực đó có thể là trở ngại cho việc tiến về phía trước và tìm kiếm sự giúp đỡ”.

Safford cho biết thêm rằng, mọi người thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp về tài chính hoặc tự mình thực hiện các bước vì họ có thể không muốn đối mặt với hoàn cảnh thực tế của mình lúc này. Nhưng bạn không cần phải thay đổi toàn bộ cuộc sống của mình trong một ngày. Sẽ mất thời gian để làm quen với tiền bạc và thậm chí có thể mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các vấn đề đã tích tụ, chẳng hạn như nợ thẻ tín dụng hoặc thói quen chi tiêu không tốt.

Vị chuyên gia này nói: “Hiện tại có rất nhiều con đường khác nhau mà bạn có thể tìm thấy lời khuyên và tôi muốn nói rằng hãy bắt đầu từ những bước đi nhỏ. Toàn bộ cuộc trò chuyện về vấn đề sức khỏe tài chính rất phức tạp, có rất nhiều phần khác nhau. Hãy bắt đầu bằng cách sử dụng một ứng dụng để theo dõi ngân sách của bạn và sau đó bắt đầu từ đó”.

Không làm việc với đúng chuyên gia

Bạn có thể không cần phải thuê một người lập kế hoạch chuyên nghiệp ngay lập tức, nhưng người cố vấn tài sản hoặc chuyên gia khác có thể giúp bạn tìm ra kế hoạch tốt nhất cho số tiền của mình và giúp bạn tránh xa những lời khuyên tồi.

VanderLinde nói: "Nếu bạn không cảm thấy tự tin và dễ rơi vào cảm giác choáng ngợp, thì đó là thời điểm hoàn hảo để tìm kiếm sự trợ giúp của người lập kế hoạch".

Nhưng hãy cẩn thận: Bạn có thể nhận ra một số dấu hiệu nguy hiểm khi tìm kiếm chuyên gia tài chính phù hợp. VanderLinde khuyên bạn nên hỏi ít nhất ba câu hỏi sau đây với người lập kế hoạch tiềm năng của mình:

- Họ có phải là người được ủy thác không?

Người ủy thác đã đăng ký được ủy quyền về mặt pháp lý để hành động vì lợi ích tốt nhất của bạn. Vì vậy, mặc dù ai đó có thể tự gọi mình là cố vấn tài chính, nhưng nếu họ không phải là người ủy thác, họ có thể tập trung hơn vào việc thuyết phục bạn mua sản phẩm hoặc đưa ra các quyết định tài chính có lợi cho cố vấn hơn là bạn - khách hàng.

- Bạn tính những loại phí nào?

VanderLinde nói: "Điều đó cần được trả lời dễ dàng và không bị che đậy bởi nhiều sự nhầm lẫn hoặc bí ẩn".

Một số cố vấn tính phí phần trăm tài sản mà họ quản lý cho bạn trong khi những người khác tính phí cố định theo giờ hoặc hàng năm, hoặc một phương án nào đó có thể tốt hơn cho tình huống của bạn. Nhưng hãy đảm bảo bạn đã nắm chắc mọi thứ rõ ràng ngay từ đầu.

- Phong cách quản lý tài chính của bạn là gì?

Khi bạn biết họ là một cố vấn có uy tín, bạn sẽ muốn xem liệu hệ tư tưởng về tiền bạc của bạn có phù hợp hay không. Hãy hỏi người lập kế hoạch tiềm năng về phương pháp và cách tiếp cận đầu tư của họ để xem liệu nó có phù hợp với bạn hay không, VanderLinde nói.

Và nếu bạn có trải nghiệm tiêu cực với một người lập kế hoạch, đừng để điều đó ngăn cản bạn cố gắng tìm người khác thực sự có thể giúp bạn. Fernando Reyes, CFP tại EP Wealth Advisors có trụ sở tại Torrance, California khuyên bạn nên liên hệ với những đồng nghiệp đáng tin cậy của mình để xin lời khuyên.

Vô tổ chức

5-tu-duy-sai-lam-khien-ban-kho-lam-giau-som-buong-bo-di-thoi

Công nghệ đã loại bỏ rất nhiều công việc khó khăn trong việc quản lý tài chính cá nhân, nhưng điều đó có thể khiến bạn dễ dàng rơi vào tình trạng mất kiểm soát tiền của mình hơn.

“Mọi người thậm chí không nhìn vào hóa đơn thẻ tín dụng hoặc bảng sao kê ngân hàng để biết chuyện gì đang xảy ra"- Reyes nói.

Đó không chỉ là chi tiêu hàng ngày. Khi bạn già đi, có thể có nhiều tài khoản hơn để theo dõi.

Thực hiện kiểm kê định kỳ để đảm bảo bạn biết mọi thứ ở đâu và bạn vẫn có thể kiểm soát được.

Trì hoãn

Dù bạn đang ở đâu trong hành trình tài chính của mình, trì hoãn sẽ khiến các bước tiếp theo sẽ không tự thực hiện được. Thật dễ dàng để nói rằng bạn sẽ lập ngân sách vào ngày mai hoặc bạn sẽ bắt đầu tiết kiệm cho việc nghỉ hưu khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng bạn càng trì hoãn những việc này thì tình hình tài chính của bạn có thể càng trở nên tồi tệ hơn.

VanderLinde nói: “Khi mọi người cảm thấy choáng ngợp, họ không biết phải làm gì và sau đó họ tiếp tục không hành động và đó là một vòng luẩn quẩn”.

Reyes nói, một phần của vấn đề là do mơ tưởng. Hầu hết mọi người đều lạc quan cho rằng mọi việc sẽ ổn thỏa trong tương lai, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Bạn không cần phải tính toán cả cuộc đời mình vào ngày mai, nhưng Reyes khuyến khích khách hàng của mình đặt ra những mục tiêu thực tế cho những khoảng thời gian ngắn và có thể quản lý được.

Ông nói: “Khi lập kế hoạch tài chính, chúng tôi sẽ tính toán tuổi thọ dự kiến của bạn, thường là đến 100 tuổi.

Thật khó để nói với một người 30 tuổi nên lập kế hoạch cho 70 năm tới, vì vậy chúng tôi bắt đầu bằng việc lập kế hoạch cho 5 năm tới".

Ngay cả trước khi lập kế hoạch 5 năm, bạn có thể thực hiện các bước nhỏ để kiếm tiền tốt hơn, bao gồm lập ngân sách hoặc thiết lập các khoản đóng góp tiết kiệm tự động.

VanderLinde nói: “Bất cứ khi nào bạn nhìn chằm chằm vào mục tiêu, điều đó sẽ khiến bạn choáng ngợp hơn rất nhiều so với việc bắt đầu từ phía dưới và thực hiện từng bước nhỏ”.

Theo Phụ nữ số

Xem thêm: Tư duy thần sầu của người Do Thái giúp họ đổi vận nhanh chóng: Hào phóng đúng chỗ quả thực lợi không ngờ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận