3 không khi dạy con gái, 3 tránh khi nuôi con trai cha mẹ nên biết
Các bậc cha mẹ nên hiểu rằng nuôi dạy con không chỉ là cho chúng ăn mặc và chỗ ở, mà còn hơn thế nữa.
Trẻ em chính là một trang giấy trắng, chưa hình thành tam quan, chưa hình thành hỷ nộ ái ố, cũng như chưa hình thành cho bản thân một nhận thức độc lập. Vào giai đoạn này, những thông tin mà trẻ tiếp thu hoặc được dạy là vô cùng quan trọng. Cho nên nhiệm vụ của cha mẹ là không hề dễ dàng chút nào.
Về cơ bản cấu tạo sinh lý khiến cho cách giáo dục con trai và con gái cũng chia thành 2 hướng khác nhau. Con gái thường sẽ nhạy cảm, cẩn thận, hiền lành và dễ thương; con trai thường sẽ lý trí, ăn to nói lớn và cứng rắn quả cảm. Cho nên, con trai và con gái sẽ có con đường học tập và tiếp thu không giống nhau.
3 không khi dạy con gái
Không trọng nam khinh nữ
Khái niệm kế thừa đã rất quen thuộc đối với người Châu Á từ cổ chí kim. Đa số, người xưa chú trọng năng lực lao động và làm việc, nên hầu như họ đều để cho phái nam kế thừa gia sản, sự nghiệp. Từ đó hình thành nên quan niệm trọng nam khinh nữ.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong xã hội hiện đại. Không chỉ nam giới mới có thế mạnh trong lao động và làm việc, mà phái nữ cũng nổi trội không kém. Tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng được loại bỏ từ đây. Nam và nữ đều là những phần tử quan trọng trong xã hội, song phương đều có thể đạt được những thành tích ngang nhau trong cuộc sống.
Không lãng phí tiền của vô tội vạ
Người xưa có câu: "Nuôi con trai giả nghèo, nuôi con gái giả giàu." Chứng tỏ con gái từ xưa đến nay luôn cần nhận được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn các đấng mày râu. Bất luận là về vật chất hay tinh thần thì con gái luôn cần được cha mẹ quan tâm nhiều hơn.
Mặc dù nói vậy, nhưng cũng đừng quá nuông chiều con. Thương yêu con đúng mực có thể giúp con bồi dưỡng nên tư tưởng và khí chất tốt. Nhưng nếu bạn nuông chiều quá mức thì sẽ vô tình mang đến thêm gánh nặng cho gia đình.
Không quên dạy con cách tự vệ
Trong quá trình trưởng thành, con gái sẽ có khả năng gặp nhiều nguy hiểm hơn con trai. Cho nên, dạy con cách tự vệ là một nhiệm vụ tuyệt đối không được quên của các bậc cha mẹ, cho dù là trên phương diện giáo dục an toàn giới tính hay an toàn cá nhân.
Các cô gái sống trong xã hội thường sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm tiềm ẩn chẳng hạn như bắt cóc, buôn người, tấn công tình dục và các loại tấn công khác,... Một khi những sự việc không mong muốn này xảy ra sẽ lưu lại vết thương sâu sắc đối với phái nữ, vì thế việc giáo dục trẻ cách tự vệ để ngăn ngừa tình huống xấu xảy ra là điều vô cùng quan trọng.
3 tránh nuôi con trai
Tránh ôm đồm
Cha mẹ luôn liên tục mang đến cho con những gì mà họ cho là tốt, nhưng lại quên hỏi rằng con cái có thật sự muốn điều đó hay không. Lo liệu hết mọi thứ trong cuộc sống thay con sẽ vô tình tước đi khả năng tự lập của chúng. Loại tình yêu như vậy giống như một cái lồng ngột ngạt, mượn danh nghĩa tình yêu để buộc con trẻ chấp nhận sự giám sát cùng sắp đặt của cha mẹ.
Trong xã hội, con trai luôn là người được kỳ vọng cao hơn. Ai cũng mong muốn chúng có thể gánh vác nhiều trách nhiệm, có bản lĩnh riêng. Cho nên, việc ôm đồm hết mọi thứ thay con sẽ chỉ hại chúng không có cơ hội phát triển năng lực bản thân mà thôi.
Tránh đàn áp
Bởi vì con trai thường phải sống dưới sự kỳ vọng của rất nhiều người trong gia đình, cho nên cha mẹ thường yêu cầu chúng phải lý trí, khôn ngoan trong mọi tình huống. Như câu "nam nhi đổ máu, không đổ lệ", có thể thấy rõ sự đàn áp về mặt cảm xúc của mọi người đối với phái mạnh.
Kiềm chế cảm xúc không phải là một cách sống lành mạnh. Gặp chuyện không được phép khóc vốn là một chuyện vô lý. Giải phóng cảm xúc là một nhu cầu bình thường của mọi người, bất luận là nam hay nữ thì đều là những cá thể độc lập. Cảm xúc là thứ mà từ khi sinh ra, mỗi cá thể đã có trong người. Hỷ nộ ái ố đều là một phần không thể tránh trong cuộc sống.
Tránh chiều hư
Bởi vì tư duy truyền thống cổ xưa, con trai thường là những người được ưu ái, nên nhiều thế hệ người lớn có xu hướng yêu thích con trai hơn, thậm chí cưng chiều con và cháu trai quá mức.
Chiều chuộng đôi khi không phải là một loại yêu thương, mà là một loại tổn thương. Nếu một đứa trẻ sống quá thuận lợi trong một thời gian dài, chúng sẽ không biết cái khổ của cuộc sống, sau khi trưởng thành sẽ mất đi năng lực và dũng khí đối mặt với khó khăn. Chúng sẽ chán ghét sự khắc nghiệt của cuộc sống, sợ chịu tổn thương, quen với việc nấp sau cái bóng hậu thuẫn của gia đình.
Tuy nhiên, gia đình không thể che mưa chắn gió mãi cho chúng được. Rồi cũng sẽ có ngày chúng buộc phải bị đẩy ra trước cơn bão, lúc đó, những đứa trẻ bị chiều hư chắc chắn sẽ thất bại vì không chịu được khổ, không có khả năng sinh tồn.
Theo Phụ nữ số
Xem thêm: Làm gia sư ở khu thượng lưu, ngộ ra cách dạy con đặc biệt của người giàu
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận