3 kiểu hành vi của đứa trẻ ngỗ nghịch cha mẹ nên lưu ý sửa ngay
Dưới đây là 3 kiểu hành vi xấu của đứa trẻ ngỗ nghịch, không có lợi cho tương lai sau này mà cha mẹ cần sửa ngay.

Phương pháp chăm sóc và nuôi dạy của cha mẹ quyết định phần lớn tới tính cách, tâm lý của trẻ nhỏ trong tương lai. Có một số giai đoạn hay thời điểm, trẻ sẽ có những hành vi chưa chuẩn mực, điều này có thể do học theo bạn bè hoặc bắt chước ai đó. Đây là một phần trong hành trình trưởng thành của con đòi hỏi sự kiên nhẫn của ba mẹ.
Tuy nhiên, khi thấy con có những hành vi dưới đây, cha mẹ nên nhắc nhở ngay. Bởi nếu để nó trở thành thói quen sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tính cách của trẻ trong tương lai. Cha mẹ nên sớm khuyên nhủ và hướng dẫn con không được lặp lại vào lần kế tiếp.
1. Bắt nạt người yếu thế hơn

Đứa trẻ nào cũng muốn trở thành người "nắm quyền". Trẻ sẽ cảm thấy tự hào, ngạo mạn khi thấy người khác phải nghe lời, làm theo những điều trẻ nói. Thế nhưng, về lâu về dài, tính cách này sẽ biến trẻ trở thành người thích bắt nạt người khác, đặc biệt là các bạn, các em yếu thế hơn mình.
Cha mẹ cần hành động ngay để ngăn chặn hành vi xấu này của trẻ, cụ thể:
- Dạy con ngay từ nhỏ rằng bắt nạt là hành vi sai trái. Giải thích cho trẻ biết hành động bắt nạt là như thế nào, lấy ví dụ cụ thể.
- Lập quy tắc không có hành vi bắt nạt trong gia đình, nếu phát hiện bé lớn có dấu hiệu bắt nạt các bé nhỏ hơn thì cần điều chỉnh hành vi ngay lập tức.
2. Hành vi hung hăng, bạo lực
Bạo lực ở đây là đánh, đấm, quát mắng hoặc gây ra tổn thương nào đó cho người đối diện. Tính cách này thường do trẻ đã từng bị ba mẹ đối xử tương tự hoặc bắt chước ai đó. Thêm vào đó, tính cách này cũng xuất hiện ở những đứa trẻ không kiểm soát được hành vi, từng bị tổn thương gây nên tính hung hăng.
Đôi khi, trẻ dùng đến bạo lực để tự vệ. Hành động hung hăng cũng có thể do trẻ học được từ môi trường lớp học, bạn bè. Cha mẹ hãy lưu ý nếu trẻ có các hành vi như cắn, đấm, đá, đánh. Đừng cho rằng "nó còn bé thì biết gì" nhưng đợi lớn mới dạy thì đã muộn.
3. Nói chuyện với người lớn bằng giọng thiếu tôn trọng

Có những giai đoạn trẻ thích thể hiện cái tôi, tìm mọi cách để được mọi người để ý tới. Lúc còn nhỏ, khi thấy trẻ cãi người lớn, mọi người thường cảm thấy rất đáng yêu. Thế nhưng khi trẻ đã lớn và sẵn sàng cãi lại cha mẹ mọi lúc thì đó là hành vi cần sửa đổi.
Đứa trẻ hay cãi lại người lớn, dùng những lời nói thiếu tôn trọng hoặc có thái độ xấc xược cần phải uốn nắn ngay. Cha mẹ không nên dùng đòn roi, bạo lực hay quát mắng vì trẻ sẽ học theo điều đó. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng, bình tĩnh phân tích và dạy bảo con dần dần.
Bên cạnh đó, bạn cũng hãy tự kiểm tra lại hành vi của chính mình xem có cư xử thô lỗ với trẻ hay không, hoặc với người khác mà trẻ ở gần và vô tình nhìn, nghe thấy. Nếu có, hãy thay đổi cách cư xử để trẻ noi theo.
Theo Phụ nữ số
Xem thêm: Chuyên gia Harvard chỉ ra cách dạy con tai hại của cha mẹ khiến đứa trẻ mất tự tin
Đọc thêm
Một nghiên cứu của giáo sư đại học tại Nga đã tìm ra sự tương quan giữa kích thước của đôi tai và trí thông minh.
Phương pháp dạy con này thoạt nghe đơn giản, nhưng thực tế lại có tác dụng không ngờ, giúp đứa trẻ bình thường thành công.
Những phương pháp giáo dục khác nhau sẽ ảnh hưởng tới đứa trẻ sau này, cha mẹ nên lưu ý lựa chọn đúng đắn.
Tin liên quan
Trước quan điểm tranh cãi "người nghèo không nên có con", chuyên gia giáo dục khẳng định: Cha mẹ giàu không quan trọng bằng cha mẹ tốt.
Chiều hôm ấy, hơn một tuần trước Giáng sinh, bà Ann bước ra sân sau ngôi nhà của hai ông bà để thăm vườn tược mùa đông thì phát hiện ra một vị khách không mời mà đến.
Nằm trong vòng tay của ông nội, bé Bảo Châu thở từng hơi yếu ớt, khuôn mặt vô thức, đôi mắt mờ đục… Từ lúc sinh ra, sự sống của em cũng trở nên mong manh vì căn bệnh ung thư não hành hạ mỗi ngày.