2k5 nên biết: Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023

Thông qua đề thi thử dưới đây, các bạn 2k5 có thể có góc nhìn tổng quát hơn về cách ra đề cũng như cấu trúc đề thi văn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

“Edith Wharton nói rằng có hai cách để làm cho ánh sáng lan tỏa: làm chính ngọn nến hoặc làm tấm gương phản chiếu ánh nến. Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta là ngọn nến. Chúng ta mang đến ánh sáng của tình yêu và hy vọng. Chúng ta chiếu rọi sự động viên vào trong những linh hồn tăm tối nhất hoặc chiếu rọi ánh sáng bằng nội tâm để xua đi giá lạnh trong những trái tim u buồn.

Nhưng đôi khi chúng ta là nguồn phản chiếu ánh sáng. Chúng ta là những tấm gương để giúp người khác có thể nhìn thấy ánh sáng phát ra từ lòng tốt và vẻ đẹp của chính họ. Khi tự chúng ta không thể phát ra ánh sáng, chúng ta có thể là tấm gương để phản chiếu lại một ánh sáng khác rực rỡ, ấm áp hơn và chính ánh sáng này sẽ giúp sưởi ấm cho cõi lòng ta. Đối với một số người, thế giới này có thể là một nơi u buồn, ảm đạm và tăm tối. Họ cảm thấy lạnh lẽo, cô đơn và thậm chí mất cả hy vọng. Nhưng không có bóng tối nào có thể xóa đi được ánh sáng của một ngọn nến nhỏ bé. Bạn có làm được ngọn nến đó không?”.

(Trích “Ánh sáng ấm áp”, từ sách “Sự giàu có tâm hồn” – Steve Goodier, Kì Thư tổng hợp và biên dịch, Nxb Phụ nữ 2009)

Thực hiện các yêu cầu:

1. Theo tác giả, việc chúng ta “làm chính ngọn nến hoặc làm tấm gương phản chiếu ánh nến” có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?

2. Tác giả sử dụng hình ảnh “ánh sáng” để nói về điều gì ở mỗi con người ?

3. Anh / chị hiểu như thế nào về câu nói: “Chúng ta là những tấm gương để giúp người khác có thể nhìn thấy ánh sáng phát ra từ lòng tốt và vẻ đẹp của chính họ” ?

4. Theo anh / chị, chúng ta nên sống như một “nguồn sáng” hay như một “nguồn phản chiếu ánh sáng” ? Lí giải?

2k5-nen-biet-De-thi-thu-tot-nghiep-THPT-20230h

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: tuổi trẻ cần làm gì để “thắp sáng” cuộc đời.

Câu 2 (5 điểm)

Trong bài thơ “Tây Tiến”, thiên nhiên đã trở thành một “nhân vật” để Quang Dũng gửi gắm biết bao nỗi nhớ niềm thương.

Làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn thơ sau:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi…”

(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

1. Theo tác giả, việc chúng ta “làm chính ngọn nến hoặc làm tấm gương phản chiếu ánh nến” có ý nghĩa:

– Khi làm chính ngọn nến, chúng ta mang đến tình yêu và hy vọng, sự động viên để xua đi nỗi buồn

– Khi làm tấm gương phản chiếu ánh nến: giúp người khác nhận ra vẻ đẹp và lòng tốt của họ; giúp chính chúng ta cảm thấy ấm áp.

2. Tác giả sử dụng hình ảnh “ánh sáng” để nói về lòng tốt, về niềm tin giữa con người với nhau.

3. Câu nói: “Chúng ta là những tấm gương để giúp người khác có thể nhìn thấy ánh sáng phát ra từ lòng tốt và vẻ đẹp của chính họ” có thể hiểu là: thông qua những phản hồi của chúng ta về hành động của người khác, chúng ta có thể giúp họ cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của chính họ, cảm nhận được những điều tốt đẹp mà họ đã làm cho người khác.

4. Anh / chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: “không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mất công tìm kiếm” không ? Vì sao ?

Hs tự do bày tỏ quan điểm cá nhân của mình, miễn là có lí giải hợp lí.

Tham khảo:

– Đồng tình, vì tương lai rồi một ngày nào đó cũng sẽ trở thành hiện tại, nếu chúng ta không bằng lòng với những gì đang có bây giờ, thì một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ không còn thỏa mãn với những thứ đạt được ở tương lai. Do vậy, cuộc tìm kiếm hạnh phúc sẽ là một cuộc rượt đuổi bất tận.

– Không đồng tình, vì con người cho dù sống trong hiện tại nhưng vẫn phải tin tưởng những điều tốt đẹp sẽ đến ở tương lai, có như vậy chúng ta mới nỗ lực cố gắng để cuộc sống ngày càng được như ý muốn.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề mà đề bài yêu cầu. Có thể theo hướng sau:

– Cần rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp

– Cần siêng năng học tập để nâng cao tri thức

– Cần biết sống yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh

– Phê phán những người sống lay lắt, vô nghĩa; những người tạo ra hiệu ứng xấu cho xã hội

v.v…

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2 (5,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

1. Nêu những nét khái quát nhất về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến”

2. Nhận định chung về thiên nhiên trong bài “Tây Tiến”: nó là một đối tượng quan trọng (bên cạnh hình tượng người lính) để Quang Dũng bộc lộ nỗi nhớ.

3. Nỗi nhớ thiên nhiên được thể hiện trong đoạn thơ:

– Nhớ về một thiên nhiên hoang vu, rộng lớn với những địa danh xa lạ.

– Nhớ về một thiên nhiên hùng vĩ với núi cao, vực thẳm, thác dữ, sông dài

– Nhớ về một thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội: sương lấp, dốc đứng, vực sâu ngàn thước

– Nhớ về một thiên nhiên luôn tiềm ẩn những nguy hiểm: thác gầm thét, cọp trêu người.

– Nhớ về một thiên nhiên thơ mộng, mĩ lệ.

4. Khái quát chung về vấn đề ở đề bài, về đoạn thơ, về tác giả và tác phẩm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

(Giáo viên ra đề: Thầy Tạ Xuân Hải – Admin page Chuyên Văn)

Xem thêm: 4 bước tự thiết lập dẫn chứng cho bài văn: Điểm 9, 10 môn Văn là ở đây chứ đâu!

Đọc thêm

Thủ khoa khối C tỉnh Đắk Lắk - Thân Thị Thảo Ngân chia sẻ, những môn học khối C nếu chỉ áp dụng phương pháp học thuộc lòng thì khó để đạt điểm cao trong các kỳ thi.

Lời khuyên của thủ khoa khối C Đắk Lắk: Với môn Văn, Sử, Địa tuyệt đối đừng áp dụng cách 'học thuộc lòng'
0 Bình luận

Điểm tuyệt đối môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 chính là "trái ngọt" sau bao nỗ lực không ngừng nghỉ của Nguyễn Mai Anh. 

Nữ sinh Nam Định duy nhất đạt điểm 10 môn Văn: Ôn luyện 'free' bằng tài liệu trên các fanpage
0 Bình luận

Trong kì thi THPT 2022, cô giáo 9x này ngoài việc có 2 học sinh đạt điểm 10 môn Văn, còn có hơn 500 em khác đạt điểm 9 trở lên.

Võ Phạm Trúc Linh: Cô giáo 9x đi dạy từ năm 18 tuổi, có tới 2 học sinh đạt điểm 10 môn Văn
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất