Trả nợ tào quan là gì và ý nghĩa của lễ trả nợ tào quan?

Gặp những chuyện xui xẻo làm ăn lụi bại, người ta sẽ nghĩ rằng đó là do nợ nần kiếp trước quá nặng mà chưa trả được. Vì thế, người ta làm lễ trả nợ tào quan mong rằng sẽ gặp nhiều may mắn, tương lai công danh sự nghiệp tốt đẹp hơn.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trả nợ tào quan là gì?

Theo dân gian hiểu nôm na thì tào quan nghĩa là Tiền ở nơi địa phủ. Trả nợ tào quan là trả nợ tiền ở nơi địa phủ. Nơi địa phủ có Ngân Hàng Địa Phủ, trả nợ tào quan chính là việc trả nợ Ngân Hàng Địa Phủ.

Các thầy cúng cũng cho rằng: Trả nợ tào quan là trả lại tiền kiếp trước bạn đã tiêu xài hoang phí hoặc những đồng tiền bạn kiếm được bằng những công việc bất chính của kiếp trước kiếp này bạn phải trả nợ lại để bạn giữ được tiền, tránh bị hao tiền vào những thứ không đáng có. Nói chung là bạn làm lễ tào quan là để giữ được tiền.

Trong Pháp Sự khoa nghi có một khoa cúng tên là Điền Hoàn Thiên Khố (tức là trả nợ vào kho Trời) hay còn gọi là khoa tào quan- khoa Trả nợ tiền kiếp - khoa trả nợ tào quan, Hoặc- đạo giáo điền hoàn ngũ đẩu lộc khố thụ sanh kinh dữ tiền.

Tào quan là các vị trông giữ các bạ tịch của các sinh linh trong ba cõi. Trong một vòng Giáp Tý hay còn gọi là Lục Thập Hoa Giáp thì có từng vị cai quản riêng, và mỗi vị lại có một cái kho riêng. Tiền nạp vào đây sẽ được sử dụng cho các việc công sự.

Lễ trả nợ tào quan là Lễ trả nợ vào kho Trời, trên các cung trời đạo lợi có các quan cai quản việc nợ nần của các gia chủ...

y-nghia-cua-le-tra-no-tao-quan-1

Tại sao phải trả nợ tào quan?

Xuất phát từ quan niệm: Cái nợ này vốn sinh ra ở tiền kiếp do chúng ta buôn đầy bán vơi, tạo ra vô số nghiệp chướng.

Táo Quân ghi chép lại và ngày 23 âm lịch hàng tháng thông báo cho Nam Tào mà trừ đi dương thọ của người đó. Ngoài ra biên gửi xuống Âm Phủ cho đại vương Diêm La để thêm tình tiết tăng nặng khi thụ hình tại âm phủ. Hoặc có thể căn cứ vào đó mà theo Luật Nhân - quả để tính kiếp nạn mà tội hồn sẽ phải chịu đựng trong kiếp sau.

Vì vậy, trả nợ tào quan là có thể dùng công đức để xóa bỏ đi những nghiệp chướng trong tiền kiếp, hóa giải những hung tai đang mắc phải, cũng là dịp để con người ta nhìn lại chặng đường mình đi qua để thanh tâm quả dục, để hoàn thiện hơn.

Trong tín ngưỡng thờ Tam Tứ phủ cũng có nghi lễ trả nợ tào quan. Lễ trả nợ tào quan được quan niệm là do kiếp trước chúng ta đã có những lỗi lầm vì thế nợ nần tiền kiếp là không thể không có. Những nợ nần tiền kiếp đó là do các ty quan (ở địa phủ) ghi chép. Khi người ta gặp những chuyện xui xẻo làm ăn lụi bại người ta sẽ nghĩ rằng đó là do nợ nần kiếp trước quá nặng mà chưa trả được. Vì thế người ta sẽ làm lễ trả nợ tào quan mong rằng sau đó người ta sẽ gặp nhiều may mắn tương lai công danh sự nghiệp tốt đẹp hơn.

Lễ trả nợ tào quan

Trong Pháp Sự khoa nghi có một khoa cúng tên là Điền Hoàn Thiên Khố (tức là trả nợ vào kho Trời) hay còn gọi là khoa tào quan - khoa Trả nợ tiền kiếp - khoa trả nợ tào quan, Hoặc - đạo giáo điền hoàn ngũ đẩu lộc khố thụ sanh kinh dữ tiền.

Điền Hoàn nghĩa là hoàn trả đủ vào chỗ còn thiếu.

Thiên Khố có nghĩa là kho nhà Trời. Điền Hoàn thiên khố là trả nợ vào kho nhà trời.

Đặc biệt trong khoa này dùng một loại tiền riêng có tên là Tiền Thiên Khố hay tiền tào quan Tiền Khiếm và Thụ Sanh Kinh hay Thọ Sinh Kinh để cúng. Ngoài ra khi trả nợ còn phải trả bằng kinh sách, phan lọng, cây, chuông mõ... Phần nợ chính để trả nợ thường là: Kinh Thọ Sinh và Tiền Thiên Khố. Thiếu những thứ này thì không thể làm lễ trả nợ được. Sau khi làm lễ Điền hoàn thì thường tụng Kinh Dược Sư - Phổ môn - Thủy Sám. Bên Đạo giáo thì tụng kinh Bắc Đẩu Diên mệnh và kinh Táo Quân.

Hiện nay tại các Đền, Chùa... thường hay làm những đàn lễ lớn để trả nợ tào quan: ngoài những đồ lễ như Hương, hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt.....thì những thứ không thể thiếu trong đàn lễ là một số loại Kinh như Kinh Thọ Sinh, Kinh diệt tội, Kinh Kim cang thọ mạng, Kinh nhân quả... và Tiền Thiên Khố...

y-nghia-cua-le-tra-no-tao-quan-2

Sắm lễ trả nợ tào quan

Hương, hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt...

Mâm lễ vật trả nợ: Kinh âm, kinh dương, tiền thiên khố...Kinh Thọ sinh, kinh Trường thọ diệt tội bào hộ Đồng tử Đà ra ni, kinh Nhân quả, kinh Kim cang thọ mạng, Kinh Phật đảnh tôn thắng.

Lồng chim, Chậu cá, mâm gạo, tiền mâm, Đường muối

Mâm sớ văn, mâm cúng thí thực (để riêng).

Hướng tốt cho lập đàn là Hướng Bắc.

Cách cúng trả nợ tào quan

Nếu dùng đại đàn thì thứ tự như sau:

Chiều hôm trước: Thiết đàn - Biểu kinh - Sám hối - Đại bi, Thập chú, bạch y - Tụng dược sư hoặc Thủy Sám - Chỉ tĩnh

Sáng hôm sau: Kinh Đầu Tràng - Thiêt Dĩ - Pháp tấu - Thỉnh Phật - Tào Quan - Đội sớ - Tụng kinh.

Chiều hôm sau: Phóng sinh- Thí thực.- Tạ Quá- Tiễn đàn.- Thụ lộc.

Nếu làm tiểu đàn:

Thỉnh Phật

Tào quan.

Thí thực

Phóng sinh.

Tạ, tiễn đàn.

Các loại văn sớ trả nợ tào quan

Điệp tấu

Quan Phát tấu

Tấu thiên phủ

Tấu Địa phủ

Tấu thủy Phủ

Tấu Nhạc Phủ.

Tấu Dương 1

Tấu Dương 2

Tấu Âm

Kinh đầu tràng

Biểu kinh Dược sư

Biểu kinh Độ dương.

Sám Hối.

Lễ Phật.

Giám Môn

Giám Đàn

Bảng thang

Bảng trà.

Kinh Thọ sinh

Điệp Âm

Công cứ Âm

Công cứ Dương

Điền Hoàn

Phật tào quan

Cô Hồn

Phóng sinh.

Thời gian lễ trả nợ tào quan

Ngày Thiên xá.

Ngày 1 tháng 2 vía Nhất Điện Tần Quảng vương

Ngày 1 tháng 3 vía Nhị Điện Sở Giang vương.

Ngày 8 tháng 2 vìa Tam Điện Tống Đế Vương.

Ngày 18 tháng 2 Vía Tứ Điện Ngũ Quan Vương.

Ngày 8 tháng Giếng Vía Ngũ Diện Diêm La Vương.

Ngày 8 tháng 3 Vía Lục Điện Biến Thành Vương.

Ngày 27 tháng 3 vía Thất Điện Thái Sơn Vương.

Ngày 1 tháng 4 vía Bát Điện Bình Đẳng Vương.

Ngày 8 tháng 4 vía Cửu Điện Đô thị Vương.

Ngày 17 tháng 4 vía Thập Điện Chuyển luân vương.

Ngày 18 tháng 4 vía Tử Vi Đại đế.

Ngày 4 tháng 6 Chư Phật giáng lâm.

Ngày 30 tháng 7 Vía Địa Tạng Vương Bồ tát.

Ngày 8 tháng 10 Hải Hội Phật.

Ngoài ra còn có thể làm theo cái đại lễ cầu an hoặc ngày 1 ngày Rằm tại các chùa.

Cách viết sớ trả nợ tào quan

Lòng sớ

Phục dĩ

Sắc thân nam bảo năng vô tương thụ chi nhân duyên lai thế kim bằng tác sinh tiên chi công đức dục vọng chân ngôn tu sùng

Bảo phiệt

Viên hữu:……………………………………

Thượng phụng

Phật thánh hiến cúng…thiên duyên sinh kỳ an thỉnh phật tuyên kinh tào quan ký khố tập phúc nghênh tường

Tín chủ:………………………………………….

Đại giác phủ giám vi thành ngôn niệm thần đẳng tự thân vĩnh hoạch dương đạo tích nhật minh ti tá quá thiên khố ngân tiền thọ sinh

Kinh tào quan âm ti sử dụng thục thế nhân sinh do thị kim nguyệt cát nhật thì gia hạ dự tu

Kinh tiền điền hoàn túc trái dĩ kim cụ lục sự do tiên hành tấu thỉnh

Cung duy

Nam mô thập phương vô lượng thường trụ tam bảo

Nam mô tam thừa đẳng giác chư vị bồ tát

Nam mô đạo tràng giáo chủ bản sư thích ca mâu ni phật

Nam mô đại từ đại bi linh cảm quan thế âm bồ tát

Tam giới thiên chủ tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế

Phục nguyệt

Chư ti biến đạt các hàng đàn diên dám thử vi thành chứng minh công đức tỷ thần để tử thị dĩ tổn tư chi mặc giác kinh

Tiền nạp đệ tào quan điền hoàn túc trái chiếu lai kinh tiền nhi giao nhập đối khiếm bộ tịch dĩ tiêu trừ túc trái vĩnh

Thanh âm dương quân lợi đãn thần hạ tình vô nhâm kích thiết bình doanh chi chí cẩn sớ

Thiên vận…niên…nguyệt nhật thần khấu thủ bách bái thượng sớ.

y-nghia-cua-le-tra-no-tao-quan-3

Văn khấn trả nợ tào quan

Nam Mô A Di Đà Phật.

Kính lạy: Ngài Di Lặc Phật Vương.

• Nam mô Phật - Nam mô Pháp - Nam mô Tăng.

• Nam mô Huyền khung cao Thượng Đế - Ngọc Hoàng hựu tội tích phước Đại Thiên tôn.

• Nam mô Diêu trì Kim Mẫu vô cực Đại từ tôn. Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.

• Đức U Minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ tát.

• Đại Thánh nam Tào, lục tự duyên thọ tinh Quân.

• Đại Thánh Bắc đẩu cửu hoàn giải ách tinh Quân.

• Nam mô Hương Vân cái Bồ tát Ma ha tát.

• Nam mô Thập phương tam thế. Nhất thiết thường trụ Tam bảo chư Bồ tát Thiên Long Bát bộ đẳng chúng.

• Nam mô kính lạy các Ngài Phán Quan sở trực.

• Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị tôn Thần.

• Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Đế, Ngũ Nhạc Thánh Đế, Nhị Thập Tứ Khí Thần Quan, Địa mạch Thần Quan, Thanh Long, Bạch Hổ, chư vị Thổ Thần cùng quyến thuộc.

• Các ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn Thần , Bản Cảnh Thành Hoàng tôn Thần và các vị Thần minh cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày .....tháng..... năm.....

Tín chủ của chúng con là:

Ngụ tại:

Nhân tiết Xuân về, Tín chủ của chúng con sắm sanh lễ vật, sưả sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước Án. Xin lập Đàn cầu đảo TRẢ NỢ tào quan, Cầu xin bình yên Bản mệnh, cầu Phúc, cầu Lộc, cầu Tài.

Trầm thủy thuyền Lâm, hương phúc ức.

Triên đàn tuệ uyển cựu tài bồi.

Giời đao tiêu tựu túng sơn hình

Nhiệt hướng tâm lô trường cúng dạng

* Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát ma ha tát (3 lần).

Đại chúng dĩ lập.

Nhất thiết cúng kính lễ thường trụ Tam bảo.

Như Lai diệu sắc thân.

Thế Gian vô dư đẳng

Vô tỷ bất tư nghì.

Thị cố kim kính lễ.

Như Lai sắc vô tận

Trí tuệ diệc phục nhiên

Nhất thiết thường trụ pháp Thị cố ngã quy y

*Thiết dĩ khải thiết hồng nghi, khải cảm thông ư pháp giới, bằng tư pháp thủy. Tiên sái Đàn tràng, giáo hữu tịnh uế Chân ngôn cẩn đương trì tụng:

Bạch Ngọc uyển trung hàm tố Nguyệt

Lục đương tri thượng Tán trân châu

Kim tương nhất chích sái Đàn tràng

Cấu uế Tinh Đàn tất thanh tịnh,

Án bắc đế tra thiên Thần la na địa tra sa hạ (7 lần).

Nam mô lu cấu địa Bồ tát ma ha tát (3 lần)

* Thiết dĩ Đàn tràng khiết tịnh, Pháp dự tuyên dương. Khải thượng đạt ư phàm tình, tất tiên bảo bằng ư bảo triện, phần hương đạt tín Chân ngôn cẩn đương trì tụng:

Ngũ phận pháp thân hương phúc ức

Hương huân trí huệ thậm thâm môn

Thành tâm hiến cúng chư Linh quan

Ngã dĩ chúng sinh đồng thụ dụng

Nam mô tam mãn đa một đà lẫm án phạ nhật la vật, Nhi sa hạ (7 lần).

* Nam mô hương cúng dàng Bồ tát ma ha tát

* Thiết dĩ hoa đàn băng khiết, bảo chiện yên phù

Dục nghinh hiền thám, dĩ lai lâm, trượng gia trì ư bí mật. Ngã Phật giáo tạng trung hữu phổ triệu thinh chân ngôn cẩn đương trì tụng:

Dĩ thử Chân ngôn thân triệu thỉnh

Từ tốn Thánh chúng tất văn chi

Nhất biến gia trì triệu thập phương

Văn tập Đạo tràng phổ cúng dàng.

Thượng lai phụng thỉnh chân ngôn tuyên dương dĩ kính. Tín chủ kiền thành, thượng hương nghinh thỉnh.

Hương hoa thỉnh, nhất tâm phụng thỉnh. Thập phương tam thế. Nhất thiết thường trụ Tam bảo chư Bồ tát Thiên Long Bát bộ đẳng chúng.

Duy nguyện bất vi bản thệ lẫn mẫn hữu. Tinh thỉnh giáng đàn tràng chứng minh công đức.

Nhất tâm phụng thỉnh Tòng Phật sở giáo, hưng thế tùy duyên.

Cung duy: Địa phủ Đền Hoàn túc trái , Phán Quan cập chư Quan tù hạ.

Duy nguyện hỗ vân kỳ, nhi diện kình, phò bảo giá dĩ ngưu giáng phó Pháp duyên chứng minh công đức

Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực, bản mệnh Thần quân Giáp Tý Đoài tư Quân. Nhâm Tý mãnh tư quân, Kỷ Sửu Đinh tư quân, Tân Sửu cát tư quân, Quý Sửu thân tư quân.

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.

* Nhất tâm phụng thỉnh Thái Tuế sở trực, bản mệnh Thần quân, Bính Dần tư mã quân, Mậu Dần la tư quân, Canh Dần trạch tư quân, Nhâm Dần ái tư quân, Giáp Dần trạch tư quân Ất mão liễu tư quân, Đinh Mão hứa tư quân, Kỷ Mão tống tư quân, Tân mão trước tư quân, Quý mão hiền tư quân.

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.

Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực, bản mệnh Thần quân Giáp Thìn trùng tư quân  Bính Thìn hiến tư quân  Mậu Thìn mã tư quân, Canh Thìn sáng tư quân, Nhâm Thìn triệu tư quân, Ất Tỵ Việt tư quân. Đinh Tỵ dương tư quân, Kỷ Tỵ tào tư quân, Tân Tỵ cao tư quân, Quý Tỵ lương tư quân .

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.

Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực, bản mệnh Thần quân Giáp Ngọ Ngọ tư quân, Mậu Ngọ hoàng tư quân, Canh Ngọ lý tư quân, Nhâm Ngọ khổng tư quân, Ất Mùi hoàng tư quân, Đinh Mùi châu tư quân, Kỷ Mùi học tư quân, Tân Mùi thường tư quân, Quý Mùi tống tư quân.

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức. Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực, bản mệnh Thần quân Giáp Thân nữ tư quân, Bính Thân phó tư quân, Mậu Thấn tống tư quân, Canh Thân tống tư quân, Nhâm Thân âm tư quân, Ất dậu am tư quân, Đinh Dậu thượng tư quân, Kỷ dậu hoàng tư quân, Tân Dậu nhâm tư quân, Quý dậu thành tư quân.

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.

Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực, bản mệnh Thần quân Giáp Tuất quyền tư Thần quân, Bính Tuất cổ tư thần quân, Mậu Tuất tấn tư Thần quân, Canh Tuất tể tư Thần quân, Nhâm Tuất cổ tư Thần quân. Ất Hợi thành tư Thần quân, Đinh Hợi phó tư Thần quân, Tân Hợi thạch tư Thần quân, Quý Hợi tống tư Thần quân.

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.

Nhất tâm phụng thỉnh. Tư Mệnh hộ uý đẳng Thần niệm Nguyệt, Nhật, Thời tứ Trực công Tào sứ giả, Đương Cảnh Thành Hoàng, Sã lệnh, Thổ Đại Thần kỳ, Thổ cập bộ tòng đẳng chúng.

Duy nguyện thừa Tam bảo lực, giáng phó pháp duyên công đức. Hương hoa thỉnh.

Thượng lai nghinh thỉnh kỷ một quang lâm, giáo hữu an tọa chân ngôn. Cẩn đương trì tụng.

Phật Thánh tòng không lai giáng hạ

Khoát Nhật tâm nguyện thính gia đà.

Tùy phương ứng hiện quang minh

Nguyện giáng hương duyện an vị tọa.

Án tra ma la sa hạ (7 lần).

Nam mô hương cúng dàng Bồ tát ma ha tát.

(Bấm ấn giờ).

Gia trì biến thực nam tư nghì

Biến thử thực tám cam lộ vương

Nhất tài nhật thực lương vô biên

Nhất thiết hiền Thánh gia sung túc .

Tự nhiên trù thực (Tý) .

Vô lương diệc vô biên (Ngọ).

Tùy niệm gia sung túc (Mão)

Liệt vị Linh quang phổ đồng cúng dàng.

(Niệm chú biến thực cam lồ cúng dàng).

Thượng lai biến thực chân ngôn, tuyên dương dĩ chúng đẳng kiền thành, thượng hương phụng hiến.

Án phạ phật ma ha (Hương hoa đăng trà quả thực phụng hiến) Án tác phạ đát tha nga đa phạ (3 lần). Hổ lý lần , nhĩ đa (5 lần) ba la (7 lần) vị lân (8 lần).

Thỉnh khoa dĩ tất cụ hữu sớ văn cẩn đương tuyên đọc

Lễ tất.

Quan điểm của nhà Phật về trả nợ tào quan

Liệu lễ xong một đàn lễ như vậy ta có trả hết nợ tào quan hay không? Việc trả nợ phải đến kỳ đến vận mới được trả, không phải cứ muốn trả là được, không phải lễ xong là được các Ngài chứng và xóa nợ cho, chưa đến hạn được trả nợ thì Lễ cúng sẽ được sếp vào kho để đấy, nợ vẫn hoàn nợ...

Không phải cứ vung tiền ra sắm nhiều đồ lễ, mời thầy Pháp thật cao tay để cúng lễ là trả được nợ. Nếu nghiệp nặng do chính bản thân trong quá khứ đã tạo ra hoặc do gia tiên tiền tổ tạo ra đến kiếp này cùng một mâm lễ đầy đủ, mấy quyển kinh, một ít tiền thiên khố... là được các Ngài xóa tội thì các Ngài ở cõi Âm tòa chẳng khác gì nhận hối lộ hay sao?

Nợ tào quan có nhiều mức, người nặng, người nhẹ khác nhau. Có người phải trả nợ Thiên Phủ, có người phải trả nợ Thủy Phủ, có người phải trả nợ Địa Phủ, có người phải trả nợ cả 3 cửa. Tùy theo những nghiệp đã kiến tạo trong quá khứ mà nợ cũng khác nhau.

Do đó, chúng ta đừng chấp vào lễ nghi nhiều quá, quan trọng là phải thức Đạo, phải biết hành thập thiện nghiệp, phải biết tu để trả nghiệp, vượt lên số phận.

Người Phật tử có chính kiến chỉ tin mình mắc nợ (thừa kế, thừa tự) nghiệp lực của chính mình mà thôi, không hề nợ Ngân hàng địa phủ hoặc tào quan hay bất cứ vị thần linh nào.

Trong đời sống, trước những biến cố bất lợi, Đức Phật dạy nên làm lành tránh ác để vun bồi phước đức. Phước đức tăng thêm thì đồng thời nghiệp lực giảm đi, phướng trí đủ đầy thì tội chướng tiêu trừ. Khi nghiệp lực và tội chướng được chuyển hóa thì mọi chuyện sẽ thuận lợi, hanh thông, tốt đẹp mà không cần cầu cúng bất cứ ai.

Xem thêm: Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng là gì? Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Thành Hoàng?

Đọc thêm

Chúng ta đi lễ chùa cầu tài lộc, bình an cho bản thân và gia đình nhưng không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của Ban Tam Bảo trong chùa.

Tam Bảo là gì và ý nghĩa Ban Tam Bảo trong chùa Việt?
0 Bình luận

Liệu bàn cầu cơ có phải công cụ giao tiếp với thế giới tâm linh? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Giải mã bí ẩn bàn cầu cơ dưới góc nhìn khoa học
0 Bình luận

Sau vài năm tìm hiểu các triết lý Phật giáo, doanh nhân Minh Đỗ nhận ra rằng, mọi thứ may mắn tốt đẹp không đến từ cầu cúng mà đến từ những thiện nghiệp mình làm. 

Doanh nhân Minh Đỗ: 'Phật giáo đối với tôi là một lẽ sống'
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất