Ý nghĩa chi tiết "cúng trình ma" trong "Vợ chồng A Phủ"

"Cúng trình ma" là một chi tiết nghệ thuật mà các bạn học sinh không nên bỏ qua khi tìm hiểu, phân tích tác phẩm "Vợ chồng A Phủ".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã lựa chọn được nhiều chi tiết đắt. Chi tiết nắm lá ngón, chi tiết về giọt nước mắt của A Phủ, và không thể không nhắc đến tục cúng trình ma.

Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" là kết quả từ chuyến đi thực tế của nhà văn Tô Hoài, ông cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc vào năm 1952. Hiện thực cuộc sống cơ cực, tối tăm của người dân tộc Tây Bắc được tái hiện một cách chân thực, rõ nét trong phần đầu của tác phẩm. 

Cuộc sống của hai nhân vật chính, A Phủ và Mị ở nhà Thống lý Phá Tra thực sự là cuộc sống của những thân phận trâu ngựa nơi địa ngục trần gian. Ngoài việc phải chịu áp bức về thể xác, quần quật làm việc suốt ngày đêm, hết năm này đến năm khác thì Mị và A Phủ còn phải chịu thêm một sự áp bức nữa, đó là áp bức về tinh thần với sự ám ảnh của con ma nhà thống lý. Sức mạnh của thần quyền đã triệt tiêu sự phản kháng ở những nạn nhân bị áp bức này.

Vì tội đánh A Sử, con nhà quan nên A Phủ bị người nhà thống lý bắt về xử kiện. Đó là một vụ xử kiện lạ lùng. Đám xử kiện nằm dài bên khay đèn, mất chục người hút từ sáng đến trưa, cho đến hết đêm.

y-nghia-chi-tiet-cung-trinh-ma-trong-vo-chong-a-phu-9

Bọn trai làng bắt A Phủ ra quỳ giữa nhà và xô đến đánh. "Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kẻ, chửi hút... Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút". Đến sáng hôm sau thì đám kiện đã xong.

Thống lý Phá Tra mở tráp, lấp ra một trăm đồng bạc hoa xòe bày lên mặt tráp, rồi kể các khoản tiền A Phủ phải nộp: "Nộp vạ cho người phải mày đánh là hai mươi đồng, nộp cho thống quán năm đồng, mỗi xéo phải hai đồng, mỗi người đi gọi các quan về hầu kiện năm hào. Mày phải mất tiền mời các quan hút thuốc từ hôm qua tới nay. Lại mất con lợn, hai mươi cân, chốc nữa mổ để các quan làng ăn vạ mày".

Sau đó, thống lý cho A Phủ cúi sờ lên đồng bạc trên tráp, có mình thì "đốt hương, lầm rầm khấn gọi ma về nhận mặt người vay nợ". Pá Tra khấn xong, A Phủ cũng nhặt xong bạc, nhưng nhặt xong lại để ngay cả xuống mặt tráp. Rồi Pá Tra lại trút cả bạc vào trong tráp.

Từ đây, A Phủ đã bị trói vào con ma nhà thống lý. A Phủ không phản kháng, không bỏ trốn. Cả khi bị trói đứng trong nhà thống lý, A Phủ vẫn chỉ lặng im như tảng đá chờ gặp thần chết. A Phủ chính là nạn nhân của sự áp bức tàn bạo của chế độ cường quyền và thần quyền. 

Không chỉ riêng A Phủ, con ma nhà thống lý cũng là nỗi ám ảnh lớn đối với Mị - nhân vật chính của truyện. Ngay sau khi cướp Mị về, A Sử đã "đem cúng trình ma" trong nhà rồi mới đến thông báo cho bố Mị: "Tôi đã cướp được con gái bố làm vợ, tôi đem về cúng trình ma nhà tôi rồi, bây giờ tôi đến trình cho bố biết".

Và kể từ đây, Mị Sống kiếp trâu ngựa trong vòng luẩn quẩn: "Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế".

Cũng từ đây, Mị chấp nhận cuộc sống câm lặng "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, chấp nhận cả đêm bị trói đứng, khắp người bị dây trói thích lại, đau nhức" và chấp nhận cả những trận đánh "ngã ngay xuống cửa bếp", bởi Mị đã cam phận "Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi...".

Đối với người H'Mông trước đây, ma là thế lực thần quyền đáng sợ. Nó làm cho con người trở nên mê muộn, tê liệt ý thức về quyền sống. Bọn thống lý đã lợi dụng thần quyền để làm phương tiện áp bức.

Phản ánh nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc, Tô Hoài đã lựa chọn được một chi tiết đặc sắc. Con ma nhà thống lý không chỉ là nỗi ám ảnh trong số phận nhân vật mà còn ám ảnh trong lòng người đọc. Và tục cúng trình ma chính là một trong những "sợi dây tóc phát sáng" trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ".

Xem thêm: Một góc nhìn đầy chất thơ trong "Vợ chồng A Phủ"

Đọc thêm

Trước khi phân tích nhân vật Mị, các bạn học sinh phải đặc biệt lưu ý đến chi tiết 2 lần trỗi dậy của Mị. Đây là điểm nhấn để thấy được nội tâm mạnh mẽ, khát khao của Mị.

Ghi nhớ nhanh 2 lần trỗi dậy của Mị trong 'Vợ chồng A Phủ'
0 Bình luận

Đây là một bài văn sâu sắc mà các bạn 2K5 có thể tham khảo, bổ sung kiến thức cho mình trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Bài văn đạt điểm 10 tuyệt đối về tác phẩm 'Vợ chồng A Phủ'
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất