Vì sao "Bình minh đỏ" là bộ phim chiến tranh cách mạng rất đáng xem dịp 30/4?

"Bình minh đỏ" là bộ phim rất đáng xem về các nữ lái xe Trường Sơn anh hùng. Cách kể chuyện phim lôi cuốn khiến người xem thấy bi tráng mà không bi lụy.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhân kỷ niệm 47 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam đã chiếu ra mắt bộ phim truyện điện ảnh đề tài chiến tranh cách mạng mang tên "Bình minh đỏ" vào tối 23/4 tại Hà Nội.

"Bình minh đỏ" là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ làm phim nhằm tái hiện lại hình ảnh những nữ chiến sĩ lái xe anh hùng và những người lính đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. “Bình minh đỏ” (tác giả kịch bản: Nguyễn Thị Minh Nguyệt) do cặp đạo diễn, một thuộc bậc “lão làng”, một còn trẻ: NSND Nguyễn Thanh Vân  và Trần Chí Thành cầm chịch.

Vi-sao-Binh-minh-do-la-bo-phim-rat-dang-xem-dip-30-4-u

Giám đốc hình ảnh (DOP): Đoàn Anh Phương. Họa sĩ thiết kế mỹ thuật: NSƯT Nguyễn Nguyên Vũ. Âm nhạc: Đặng Hữu Phúc. Các diễn viên tham gia phim, nữ chính có Phạm Quỳnh Anh vai Châu, các vai nữ phụ: Phạm Bảo Hân vai Sa; Hà Phương Anh vai Thương; Hoàng Bích Phượng vai Hân.

Vi-sao-Binh-minh-do-la-bo-phim-rat-dang-xem-dip-30-4
Bình minh đỏ lấy cảm hứng từ những chiến công và gương chiến đấu anh dũng của Trung đội nữ lái xe đầu tiên trên tuyến đường Trường Sơn

Bộ phim được lấy bối cảnh sau Tết Mậu Thân 1968, chiến sự ngày càng khẩn trương, ác liệt. Nhu cầu cung cấp nhân lực, vật lực cho chiến trường miền Nam trở nên cấp bách. Bộ Tư lệnh Đoàn 559 giao nhiệm vụ cho Binh trạm 9, Binh trạm 12 tuyển gấp một số nữ thanh niên xung phong để đào tạo lái xe vận tải trung chuyển cho chiến trường. 

Vi-sao-Binh-minh-do-la-bo-phim-rat-dang-xem-dip-30-4-k

Trung đội nữ lái xe mang tên nữ anh hùng quân giải phóng miền Nam - Nguyễn Thị Hạnh ra đời với tuyến hoạt động chủ yếu từ Bến Thủy (Nghệ An) đến Tây Trường Sơn.

Bốn cô gái trẻ gồm Châu, Hân, Sa Thương được giao nhiệm vụ lái xe vận chuyển hàng hóa, lương thực, nhu yếu phẩm từ hậu phương ra tiền tuyến và chở thương bệnh binh, tử sĩ từ các chiến trường về hậu phương. Mỗi cô gái tuổi đôi mươi đến chiến trường từ những hoàn cảnh riêng nhưng đều chung quyết tâm không sợ khó, không sợ khổ, sẵn sàng hy sinh, cống hiến tuổi thanh xuân cho thắng lợi cuối cùng.

Vi-sao-Binh-minh-do-la-bo-phim-rat-dang-xem-dip-30-4-h

Chứng kiến tình đồng chí cao cả, tinh thần quả cảm của đồng đội chấp nhận hi sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ trong những chuyến xe ngày đêm xuyên qua mưa bom bão đạn, các cô gái đã nhanh chóng trưởng thành, vượt qua nỗi sợ để cùng nhau sánh bước trên cung đường Trường Sơn huyền thoại. 

Trong quá trình làm nhiệm vụ, lần lượt sự hi sinh của Hân, Thương, Sa và anh trai đã để lại nỗi đau lớn trong Châu. Nhưng với lòng quyết tâm, ý chí mạnh mẽ, Châu đã tiếp tục ra chiến trường để thực hiện nhiệm vụ còn dang dở trên cung đường Trường Sơn khói lửa, góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Vi-sao-Binh-minh-do-la-bo-phim-rat-dang-xem-dip-30-4-g

Có thể thấy, mỗi câu chuyện của Hân, Châu, Sa, Thương là những mảnh ghép tạo nên bức tranh tổng thể cho "Bình minh đỏ". Phim khiến khán giả đi từ sợ hãi đến giận dữ trước sự tàn bạo của chiến tranh, xót xa khi khao khát về mái ấm hạnh phúc không thành hiện thực.

"Bình minh đỏ" tránh được sự "rao giảng" hay có lúc "gồng" lên về sự tàn khốc, mất mát, hy sinh, hay lý tưởng trong chiến tranh mà "đời" hơn (ngay trong những lời thoại). Nhờ vậy, phim thuyết phục được người xem nhiều hơn. Khác với một số phim chiến tranh được đặt hàng khác, phim không dành quá nhiều thời gian vào việc miêu tả khoảnh khắc khiến người xem rơi nước mắt mà có khi khoảnh khắc đau thương được "đẩy" nhanh như để người xem hiểu rằng: Chiến tranh là thế?

Vi-sao-Binh-minh-do-la-bo-phim-rat-dang-xem-dip-30-4-f

Theo tờ Thanh Niên, sự kết hợp của đạo diễn gạo cội là NSND Nguyễn Thanh Vân, người đã thực hiện nhiều phim về đề tài chiến tranh và đạo diễn thuộc thế hệ sau ông là Trần Chí Thành, người được biết đến với nhiều phim truyền hình gây dấu ấn, đã giúp Bình minh đỏ trở thành bộ phim chiến tranh “đặt hàng” vừa “chững chạc” vừa tươi mới. 

Dàn diễn viên trẻ có diễn xuất tự nhiên, cảm xúc: Phạm Quỳnh Anh (vai Châu), Phạm Bảo Hân (Sa), Hà Phương Anh (Thương), Hoàng Bích Phượng (Hân)… Cách kể chuyện phim khiến người xem thấy bi tráng mà không bi lụy, dù vậy, những giọt nước mắt đã rơi khi bộ phim khép lại.

Vi-sao-Binh-minh-do-la-bo-phim-rat-dang-xem-dip-30-4-a

Chia sẻ về "Bình minh đỏ", đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho biết: "Bình minh đỏ là một trong số ít phim chiến tranh cách mạng được đầu tư sản xuất trong thời gian gần đây và là kết quả từ sự quyết tâm lớn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Điện ảnh Việt Nam cũng như tập thể các nghệ sĩ, diễn viên. Cách đây đúng 1 năm, khi tình hình dịch bệnh do COVID-19 phức tạp, những thước phim đầu tiên của Bình Minh Đỏ được khởi quay trong nắng gió của miền Trung. Làm phim về sự cống hiến, hy sinh của thế hệ một thời trong khi xung quanh những người làm phim cũng bị bao phủ bởi những bất an, lo lắng và cả những cái chết do đại dịch, nhưng sau hơn 1 tháng đoàn làm phim tận tâm, tận lực, cùng một quá trình nỗ lực chuẩn bị và hoàn tất các công đoạn sản xuất, Bình minh đỏ đã được hoàn thành.

Vi-sao-Binh-minh-do-la-bo-phim-rat-dang-xem-dip-30-4-r

Chúc mừng đoàn phim Bình minh đỏ, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam Đỗ Lệnh Hùng Tú chia sẻ: "Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để thực hiện bộ phim trong một bối cảnh đặc biệt. Một bộ phim đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng ra mắt công chúng vào dịp kỷ niệm 30/4 và 1/5 sẽ chia sẻ những thông điệp vô cùng ý nghĩa, để thế hệ ngày hôm nay thêm trân quý giá trị lớn lao của cuộc sống hòa bình".

Bộ phim Bình minh đỏ do Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất năm 2021 trong tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát phức tạp và vừa giành Giải thưởng Ban Giám khảo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 tại thành phố Huế.

Xem thêm: Chuyện tình đẹp như phim của "ông vua tùy bút" với cuộc hôn nhân sắp đặt cùng cô gái phố Hàng Bạc[

Đọc thêm

Những bộ phim chiếu rạp dịp lễ 30/4 và 1/5 nào sẽ đổ bộ trong năm 2022? Cùng Songdep.com điểm danh những bộ phim đáng mong chờ nhất nhé!

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nên xem phim gì?
0 Bình luận

Bộ phim chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ phát sóng lúc mấy giờ, chiếu trên kênh nào? Lịch phát sóng và link xem phim trên VTV3, VTV Giải trí, VTV Go Full HD mới nhất.

Lịch chiếu phim Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ trên VTV3, VTV Giải trí, VTV Go mới nhất
0 Bình luận

Bộ phim Blueming: Hoa Nở Vì Em phát sóng lúc mấy giờ, chiếu trên kênh nào? Lịch phát sóng và link xem phim phụ đề tiếng Việt mới nhất. 

Lịch chiếu phim Blueming: Hoa Nở Vì Em trên iQIYI mới nhất
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất