Trọn bộ bí kíp thả thính "chất hơn nước cất" của các ông hoàng, bà chúa thơ tình thế kỷ 20

Thả thính là một nghệ thuật và người thả thính là một nghệ sĩ. Song để có những câu thả thính "chất hơn nước cất" thì các bạn đừng quên học bí kíp từ các ông hoàng, bà chúa thơ tình vĩ đại nhất thế kỷ 20 nhé.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. XUÂN DIỆU

Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ, thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi...

Tron-bo-bi-kip-tha-thinh-bang-tho-cua-cac-ong-hoang-ba-chua-tho-tinh-9

Nhà thơ Xuân Diệu được người đời ca tụng là "ông hoàng thơ tình" của văn đàn Việt Nam. Gia tài thơ ca của ông có rất nhiều bài viết về tình yêu đôi lứa vô cùng lãng mạn.

Biển là một trong những sáng tác nổi bật của nhà thơ Xuân Diệu. Nó được lấy cảm hứng từ biển Quy Nhơn với cát vàng, nước biếc dạt dào, tiếng thì thầm của hàng phi lao với những lời tâm sự của đôi tình nhân.

2. VŨ TÚ NAM

"Chỉ cần gặp em một lần thì lịch sử đã chép chung hai cuộc đời là một rồi" - Thư tình gửi vợ

Không nằm trong các tác phẩm văn học, câu nói đậm chất "ngôn tình" trên được trích từ một trong 500 lá thư tình của nhà văn Vũ Tú Nam và vợ - nhà báo Thanh Hương gửi cho nhau. Đây là những lá thư hai người viết cho nhau từ năm 1950 trở đi, khi còn là bạn bè, rồi người yêu, sau đó thành vợ chồng.

Tron-bo-bi-kip-tha-thinh-bang-tho-cua-cac-ong-hoang-ba-chua-tho-tinh-98
Câu chuyện tình cảm thời chiến tranh của vợ chồng nhà văn được nhiều người ngưỡng mộ

Bên cạnh những bức thư mùi mẫn, câu chuyện tình yêu lãng mạn 64 năm của họ cũng nhận được sự ngưỡng mộ và tán thưởng từ công chúng.

3. NGUYỄN BÍNH

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Gió mưa là bệnh của giời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng" 

Tron-bo-bi-kip-tha-thinh-bang-tho-cua-cac-ong-hoang-ba-chua-tho-tinh-8

Khác với giọng thơ da diết và nồng nàn của Xuân Diệu, Nguyễn Bính - một thi sĩ nổi tiếng của dòng thơ lãng mạn lại gây ấn tượng với độc giả bởi những bài thơ tình mang đậm sắc thái dân dã, mộc mạc và dung dị.

Trời còn có bữa sao quên mọc

Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em

Những tác phẩm của ông đều mang một nét rất riêng biệt nhưng vô cùng chân thật, phản ánh rõ tâm trạng khi yêu mà bất cứ ai cũng từng trải qua. Nếu đang thầm tương tư ai đó, bạn có thể mượn những vần thơ của Nguyễn Bính để thổ lộ lòng mình.

4. CHẾ LAN VIÊN

"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét" - Tiếng hát con tàu

Câu tỏ tình vừa thực tế, vừa bá đạo này nằm trong bài thơ Tiếng hát con tàu, thuộc tập thơ Ánh sáng và phù sa, được sáng tác năm 1960 bởi nhà thơ Chế Lan Viên. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam trong thời kỳ văn học hiện đại trước và sau Cách mạng tháng Tám.

5. KIM LÂN

Muốn ăn cơm trắng mấy giò

Lại đây mà đẩy xe bò với anh"

Tron-bo-bi-kip-tha-thinh-bang-tho-cua-cac-ong-hoang-ba-chua-tho-tinh-7

Không phải tác gia nổi tiếng về thơ tình lãng mạn, thế nhưng trong các áng văn về người nông dân của Kim Lân cũng ẩn hiện "hình dáng" về tình yêu rất chân thực. 

Chỉ chẳng một câu "thả thính" đầy ngẫu hứng, anh cu Tràng - nhân vật chính trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân đã "tán đổ" người đàn bà tên Thị, sau đó còn lấy được nàng về làm vợ. Muốn có "gấu" trước khi hè đến, bạn nên mạnh dạn học tập anh Tràng.

6. HÀN MẶC TỬ

Người đi, một nửa hồn tôi mất

Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ

Kể cả không phải là dân chuyên Văn, chắc hẳn bạn vẫn cảm thấy quen thuộc với đoạn thơ mang âm hưởng trầm buồn và đầy tiếc nuối về câu chuyện tình dở dang của một cặp trai gái phải chia xa này.

7. TỐ HỮU

Mà nói vậy: Trái tim anh đó

Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:

Phần dành cho Đảng phần nhiều

Phần cho thơ, và phần để cho em...

Tron-bo-bi-kip-tha-thinh-bang-tho-cua-cac-ong-hoang-ba-chua-tho-tinh-6

Theo các nhà sinh học, trái tim con người có 4 ngăn bao gồm: tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tâm thất trái và tâm thất phải. Nhưng đối với một nhà thơ như Tố Hữu, trái tim của một người đàn ông chỉ nên chia ra làm 3 phần là đủ. Nó nên được khỏa lấp bằng tình yêu với Tổ quốc, với sự nghiệp và dành cho người phụ nữ của đời mình mà thôi.

8. XUÂN QUỲNH

Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt, đời thường ai chẳng có

Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.. (Trích Tự hát)

Hoặc: 

Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố... (Trích Thuyền và Biển)

Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ hiếm hoi tạo được tiếng vang lớn trong làng văn học Việt Nam. Bà sống mãi trong lòng độc giả với những câu thơ chan chứa tình yêu, như nói hộ nỗi lòng của phái nữ khi sa vào lưới tình.

9. HUY CẬN

Anh mang thầm em trong hồn anh

Như đứa trẻ thơ mãi để dành

Chiếc bánh mẹ cho từ sáng sớm

Anh chờ hạnh phúc những giờ xanh

Tron-bo-bi-kip-tha-thinh-bang-tho-cua-cac-ong-hoang-ba-chua-tho-tinh-5

Các bài thơ của bà đa phần thể hiện cảm xúc yêu đương trong lòng các cô gái: vừa e ấp, nhẹ nhàng nhưng đầy mãnh liệt và không kém phần lãng mạn, bay bổng.

Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới. Những chủ đề trong các tác phẩm của ông thường hướng về tình yêu với thiên nhiên, con người, cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Tuy vậy, khi đề cập đến tình yêu đôi lứa, thơ của Huy Cận cũng gây "lịm tim" không kém gì các sáng tác của người bạn tâm giao - Xuân Diệu.

10. NGUYỄN ĐÌNH THI

Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần

Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước

Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn... (Trích Nhớ)

Vừa thể hiện tình yêu đất nước, vừa bộc lộ được tấm chân tình với người mình yêu, cách tỏ tình "hai trong một" của nhà thơ Nguyễn Đình Thi xứng đáng được thế hệ trẻ học hỏi và áp dụng.

Xem thêm: Chuyện nhà thơ Tố Hữu từng bị Bác Hồ sửa thơ

Đọc thêm

Nhà thơ Chế Lan Viên sẵn sàng nói mất mặn mất nhạt với người có hành động, lời nói mà ông xem là "chướng tai gai mắt". Có lần, ông rủ vợ con ra ngoài ngắm trăng, mới khen trăng được vài phút thì lại quay ra bàn chuyện thơ với vợ... rồi cãi nhau quên luôn cả trăng.

Nhà thơ Chế Lan Viên: Đẹp trai, làm thơ hay nhưng phải cái nóng tính
0 Bình luận

Dế Mèn là nhân vật chính trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký". Thông qua cuộc hành trình của Dế Mèn, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tình yêu, khát vọng sống và ước mơ cao đẹp.

Trắc nghiệm yêu văn học: Dế Mèn là con thứ mấy trong nhà?
0 Bình luận

Trong nền văn học Việt Nam, có 1 vị tác giả được mệnh danh là "nhà văn của những người cùng khổ". Các tác phẩm của ông luôn viết về những số phận có hoàn cảnh éo le.

Trắc nghiệm yêu văn học: 'Nhà văn của những người cùng khổ' là ai?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất