Thi Ngữ văn - cứ viết hơn 10 trang là điểm cao: Đúng hay sai?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm ngoái có 5 thí sinh đạt 10 điểm Ngữ văn. Trong đó có 4 bạn viết từ 10 trang giấy trở lên. Và cậu hỏi đặt ra: Thi văn cứ viết dài là đạt điểm cao?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong đố 5 bài thi đạt điểm 10 môn ngữ văn, có 4 thí sinh viết từ 10 trang giấy thi trở lên, chỉ có 1 thí sinh viết 9 trang. Đặc biệt, 3 thí sinh là Võ Tá Thành Minh, Đặng Thị Bích Trăm và Nguyễn Mai Anh viết 11 trang trong 110 - 115 phút thi.

Vậy có phải những điểm 10 trên được quyết định bằng độ dài các trang giấy thi? Thủ khoa khối D1 tỉnh Phú Thọ - Trần Thanh Hiền (lớp 12 chuyên Pháp, Trường THPT chuyên Hùng Vương) khẳng định, điểm số không liên quan đến nội dung bài viết. Nhưng một bài văn ấn tượng, đủ ý và có thêm những điểm sáng tạo thì cũng không thể viết ngắn được. 

Hiền từng viết 10 trang, đạt 9,5 điểm. Còn trong những bài kiểm tra ở trường thì viết tối đa 7 - 8 trang, thành tích ở mức ổn định 8,5 - 9 điểm. Với hiền, bài văn đủ ý cần dùng hết 1 tờ giấy thi và muốn hay, độc đáo thì cần sang tờ thứ 5 và nhiều hơn nữa.

Bí quyết học văn của Hiền là học có logic, không cần lúc nào cũng bay bổng, mỹ miều. Học phải chắc luận điểm trước, sau đó mới liên hệ lý luận, so sánh, nâng cao. Phải đủ ý của đề rồi mới thêm thắt sáng tạo.

Thi-Ngu-van-cu-viet-hon-10-trang-la-diem-cao-Dung-hay-sai-0
Thí sinh làm bài thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bạn Phạm Minh Quân - thủ khoa khối C tỉnh Quảng Nam và Trường ĐH KHoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh 2021 cũng đồng tình với quan điểm trên. Quân cho biết, bản thân đã viết 11 trang giấy thi môn Ngữ văn. Về kiến thức, thí sinh cần nắm chắc và sâu sắc nội dung tác phẩm từ luận điểm đến luận cứ, liên hệ... để bài viết sinh động, đa chiều.

Về mặt kỹ năng, Quân cho rằng, để viết 10 trang giấy là một cuộc đua mà điều tiên quyết là tốc độ. Đầu tiên, thí sinh cần có khả năng căn thời gian để chuẩn từng phần. Khi làm bài, phải liên tục theo dõi đồng hồ để không bị lố thời gian.

“Yếu tố giúp thí sinh đạt số trang lớn nằm ở tốc độ viết. Tuy nhiên, đây là kỹ năng cần luyện tập lâu dài. Tôi đã phải viết liên tục suốt 2 tháng trước khi thi để luyện tốc độ viết chữ sao cho kịp thời gian mà không sót những ý bản thân muốn bày tỏ. Chữ không cần quá đẹp nhưng phải ở mức to, dễ đọc, đúng chính tả”, Quân nói. 

Quân nói thêm: "Những bạn đã viết đến trang thứ 9 thường không rơi vào trường hợp dài dòng, lan man nữa, mà đang cố gắng chinh phục người chấm với nội dung, tốc độ của mình. Tuy nhiên, chỉ cần viết đủ ý trước, dài ngắn không quan trọng. Viết hơn 10 trang là câu chuyện nỗ lực ở những cá nhân ưu tú hơn”.

Còn cô giáo Mai Thu Thủy - Giáo viên Ngữ văn trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM với kinh nghiệm 16 năm chấm thi khẳng định: "Thực tế có những bài viết dài nhưng lan man, không trọng tâm vấn đề, diễn đạt lủng củng thì điểm cũng không cao”.

Thạc sĩ Trần Lê Duy (Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết: Bài viết đạt điểm cao là bài viết thỏa mãn các tiêu chí như đưa ra hệ thống luận điểm rõ ràng, rành mạch, giải quyết trọn vẹn và đầy đủ các yêu cầu mà đề đặt ra. Biết huy động dẫn chứng từ văn học đến thực tế cuộc sống để giải quyết vấn đề, biết lập luận, lý giải, phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm. Lời văn dứt khoát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi diễn đạt. Khuyến khích những lời văn hay, có tính thẩm mỹ; những cách diễn đạt thể hiện dấu ấn riêng, giọng điệu riêng nhưng không sáo rỗng, vô nghĩa. Tách đoạn hợp lý, đảm bảo bố cục sáng rõ, liên kết, mạch lạc.

Cũng theo thầy Duy, nếu viết dài mà lan man, không vào được trọng tâm, không giải quyết được vấn đề mà đề đặt ra thì cũng không thể được điểm cao.

Xem thêm: Lý luận văn học: Dấu ấn riêng của người sáng tác trên trang thơ 

Đọc thêm

Kỳ thi Đại học Trung Quốc được đánh giá là kỳ thi vô cùng khó khăn. Và các đề thi của nước này cũng rất sáng tạo, độc đáo, nhất là môn Văn. 

Cùng 'thẩm' đề thi văn ĐH ở Trung Quốc: Đúng là cường quốc ngôn tình đến đề thi cũng tinh hoa cỡ này
0 Bình luận

Hình tượng văn học có vai trò quan trọng, là cầu nối, phương tiện giao tiếp đặc biệt giữa nhà văn và độc giả. Thế nhưng, nhiều bạn vẫn đang loay hoay không biết cách đưa ra kiến thức lý luận này vào trong bài viết của mình.

Nhà thơ và hình tượng văn học: Hiểu điều này chắc chắn viết văn sẽ sâu sắc hơn!
0 Bình luận

"Thơ khác kinh cầu. Nó không tạo ra những cơn mê tập thể. Nó không ru rín" mà nó mê hoặc con người bằng "sự thức tỉnh". "Thơ chỉ dành cho từng người một. Và khi một người đọc thơ cho mình, là người ấy đã đồng hiện với một giáo đường.

Thơ là kinh thánh của tâm hồn
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất