Thầy Hiệu trưởng viết tâm thư dặn học trò cách ứng xử sau bão số 3: Thấm từng câu từng chữ!

Trong tâm thư, thầy Hiệu trưởng nhắc nhủ với "các con mình": Hãy bình tĩnh, bớt nàn trước những khó khăn do bão số 3 để lại, thay vào đó cần biết cách tự bảo vệ mình... Hãy tiết kiệm thời gian và tiền để giúp đỡ những người khó khăn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua để lại những hậu quả nặng nề khiến nhiều người chết, mất tích, bị thương; nhiều diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại; nhiều nhà ở, cơ quan trụ sở, trường học hư hại... Trong bão và sau bão, học sinh phải nghỉ học hoặc chuyển sang học online...

Trước những khó khăn mà bão số 3 để lại, Tiến sĩ Phạm Sỹ Cường - Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã viết tâm thư để căn dặn và động viên học sinh, những lời nói ân cần "như một người cha chia sẻ với các con của mình".

Trong thư, "người cha" mong muốn "các con" của mình cùng nhau: "Hãy bình tĩnh, không hốt hoảng trước những biến động. Chúng ta nên coi đó là một phần của cuộc sống và tự rút ra những bài học, kinh nghiệm ứng xử, hành động để có thể tự lập và phối hợp, sinh tồn và phát triển, từ đây.

thay-hieu-truong-viet-tam-thu-dan-hoc-tro-cach-ung-xu-sau-bao-so-3-l
Tiến sĩ Phạm Sỹ Cường, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (ĐH Sư phạm Hà Nội)

Hãy bớt phàn nàn khi gặp những bất tiện, thiếu thốn trong mỗi bữa ăn, tốc độ mạng, con đường đi, phương tiện giao thông... vì mọi thứ đang bị xáo trộn".

"Người cha" ấy cũng không quên dặn dò các con khi ra khỏi nhà cần bước đi cẩn thận, tránh trơn trượt. Hãy quan sát bên trên và xung quanh: Cây có thể tiếp tục đổ vì nền đất yếu, gốc cây bị bật, cây bị xô trong gió bão chưa kịp định hình, hồi phục. Không nên đứng dưới gốc cây có vẻ xiêu vẹo trong thời điểm này. Cần lưu ý không đi gần các cột điện, chú ý nước ngập và dây điện đứt...

Sau đây, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả trọn vẹn tâm thư đầy xúc động của thầy Hiệu trưởng Phạm Sỹ Cường:

Các học sinh thân yêu của thầy!

Thầy muốn chia sẻ, dặn dò các con - học sinh trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (ĐHSP Hà Nội) một vài điều trong những ngày này, như một người cha chia sẻ với các con của mình.

1. Chúng ta vừa khai giảng năm học mới thì đã gặp một "siêu bão". Như các con đã thấy, để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho các con, thầy cô và cả phụ huynh, nhà trường đã lập tức dạy học trên nền tảng Microsoft Teams cho khối 9 và khối 12. Cám ơn các con đã thích ứng, học rất nghiêm túc và sôi nổi.

Cơn bão đã khiến chúng ta bất ngờ, lo lắng, bất an, và rồi, thật may mắn, mọi chuyện cũng qua, các con lại được đến trường. Về cơ bản, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành của chúng ta vẫn yên lành. Các con biết không, một phần sự yên lành ấy có được là nhờ các bộ phận rất tận tâm: bộ phận xây dựng, sửa chữa đã tính các phương án, bộ phận chăm sóc cây đã xén tỉa cây sớm, giảm tải sức nặng và chằng buộc, gia cố cây, bộ phận bảo vệ, các bác lao công, các thầy cô chủ nhiệm, bộ môn... mỗi người một việc, một cách chia sẻ cùng Ban Giám Hiệu.

thay-hieu-truong-viet-tam-thu-dan-hoc-tro-cach-ung-xu-sau-bao-so-3-f

2. Tạm yên thôi, các con thấy trên đường đi, xung quanh trường, trên các phương tiện thông tin: cây đổ, nhà tốc mái, kính rơi... và mưa to, lũ cuốn, cầu sập. Vì thế, thầy mong muốn các con cùng nhau:

- Hãy bình tĩnh, không hốt hoảng trước những biến động. Chúng ta nên coi đó là một phần của cuộc sống và tự rút ra những bài học, kinh nghiệm ứng xử, hành động để có thể tự lập và phối hợp, sinh tồn và phát triển, từ đây.

- Hãy bớt phàn nàn khi gặp những bất tiện, thiếu thốn trong mỗi bữa ăn, tốc độ mạng, con đường đi, phương tiện giao thông... vì mọi thứ đang bị xáo trộn.

- Khi ra khỏi nhà, các con bước đi cẩn thận, tránh trơn trượt. Hãy quan sát bên trên và xung quanh: Cây có thể tiếp tục đổ vì nền đất yếu, gốc cây bị long, cây bị xô trong gió bão chưa kịp định hình, hồi phục. Các con không đứng dưới gốc cây có vẻ xiêu vẹo trong thời điểm này. Cũng cần lưu ý không đi gần các cột điện, chú ý nước ngập và dây điện đứt.

- Điều không kém quan trọng là thái độ, suy nghĩ và hành động mà chúng ta cần rút ra trong thời điểm này. Ngoài học tập, các con hãy chia sẻ việc nhà với người lớn, vì bố mẹ có rất nhiều điều phải lo toan, đôi khi không nói hết với các con được; đừng hoang phí thời gian và nhất là tiền bạc và sức khỏe. Các con tập thể dục hợp lí, ăn uống, sinh hoạt điều độ để có sức khoẻ tốt nhất. Hãy tiết kiệm tiền, để nếu có thể: chia sẻ với những người đang và sẽ gặp khó khăn trên nhiều miền đất nước. Đồng tiền đặt đúng chỗ, cho đi đúng lúc để cứu giúp đồng bào quí giá vô ngần.

3. Hi vọng mọi chuyện sẽ ổn định dần và thầy luôn tin: Học sinh mái trường mang tên Bác Hồ kính yêu, được bố mẹ chăm chút, thầy cô dạy bảo, các con sẽ suy nghĩ, hành động đúng đắn. Cầu chúc mọi sự tốt lành đến các con, gia đình và cộng đồng. Hãy suy nghĩ và hành động tích cực từ những điều thầy chia sẻ nhé!

Thầy Hiệu trưởng Phạm Sỹ Cường

Xem thêm: Tâm thư của bố gửi con gái đạt điểm kém

Đọc thêm

Bởi bức tâm thư không chỉ nhắc lại những kỷ niệm sâu sắc, đáng nhớ với vợ chồng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn chứa đựng nhiều tình cảm đặc biệt cả nhân dân Lào.

Xúc động trước “Bức tâm thư” Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi đến Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
0 Bình luận

Nữ điều dưỡng xinh đẹp Thanh Ngọc đã viết 10 lá thư gửi những lời nhắn đặc biệt để động viên, an ủi những bệnh nhân giai đoạn cuối khiến ai cũng xúc động.

Xúc động những dòng tâm thư động viên bệnh nhân giai đoạn cuối của nữ điều dưỡng xinh đẹp
0 Bình luận

Người cha này tâm niệm, nếu muốn có được 1 giây đứng ở đỉnh cao, ta buộc phải làm việc chăm chỉ gấp người khác 100 lần.

Tâm thư người cha gửi con trai đầy sâu sắc: Muốn sống tốt hơn người khác, hãy làm việc hơn họ gấp 100 lần
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất